Phân biệt thử việc, học việc và cộng tác viên theo Bộ luật lao động 2019

Chủ đề   RSS   
  • #565540 29/12/2020

    NgocHoLaw
    Top 150
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/09/2018
    Tổng số bài viết (556)
    Số điểm: 6728
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 298 lần


    Phân biệt thử việc, học việc và cộng tác viên theo Bộ luật lao động 2019

    Phân biệt thử việc học việc

    Phân biệt thử việc, học việc và công tác viên

    Bộ Luật lao động 2019 có hiệu lực vào ngày 01/01/2019. Theo đó, nhiều quy định về giao kết hợp đồng lao động cũng có những điểm mới nổi bật và đáng lưu ý.

    Hợp đồng thử việc, học việc và cộng tác viên là những lại hợp đồng khác nhau. Tùy vào tính chất, mức độ công việc mà ta có thể lựa chọn một trong các hình thức trên để giao kết hợp đồng. Bài viết này sẽ phân biệt về thử việc, học việc và công tác viên theo quy định của BLLĐ 2019

     

    Thử việc

    Học việc

    Cộng tác viên

    Khái niệm

    Là một quá trình làm việc có thời hạn theo quy định của pháp luật để đi đến thống nhất ký hợp đồng lao động.

    Học việc là dạng hợp đồng đào tạo; có thể người học việc phải trả học phí đào tạo cho doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức. Trong quá trình học việc thì người học việc có thể được trả lương nếu làm ra sản phẩm dựa trên giá thành thực tế và chất lượng sản phẩm.

    Công tác viên là những người không nằm trong biên chế của người sử dụng lao động. Cộng tác viên hợp tác với một doanh nghiệp, tổ chức hay cá nhân nào đó để làm việc mà không nhất thiết phải bỏ vốn hoặc đến trụ sở công ty mỗi ngày. Đây được xem là nghề tay trái của nhiều người khi họ sử dụng thời gian rảnh để kiếm thêm thu nhập.

    Công việc

    Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc.

    Nếu có thoả thuận về việc làm thử thì các bên có thể giao kết hợp đồng thử việc.

    Không áp dụng thử việc đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng.

    (Khoản 3 Điều 24 BLLĐ 2019)

     

    Người sử dụng lao động tiến hành đào tạo, trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người lao động chưa có kiến thức và/hoặc kỹ năng đối với công việc yêu cầu để người lao động có thể tự làm việc sau khi hoàn thành khóa học.

    Điều này cũng được thể hiện qua quy định tại Điều 62 BLLĐ 2019 về Hợp đồng đào tạo nghề phải có nghề đào tạo, địa điểm và thời hạn đào tạo, chi phí đào tạo,... Đồng thời, người sử dụng lao động cũng phải công bố chương trình đào tạo rõ ràng cho người lao động. 

    Thường làm việc theo thỏa thuận giữa cá nhân với người quản lý của dự án, công ty hoặc cơ quan tổ chức  đó.  Cộng tác viên thường làm công viêc được phân công theo yêu cầu của công ty, thường theo khả năng và  trình độ chuyên môn mà cộng tác viên có thể đáp ứng.

    Thời gian

    Chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện sau đây:

    - Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;

    - Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;

    - Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;

    - Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.

    (Điều 25 BLLĐ 2019)

    Về thời gian học nghề sẽ phụ thuộc vào mục tiêu trình độ đào tạo nghề:

    + Mục tiêu trình độ nghề sơ cấp: Thời gian đào tạo 3 tháng đến dưới 1 năm

    + Mục tiêu trình độ nghề trung cấp: Thời gian đào tạo từ 1 năm đến 2 năm

    + Mục tiêu trình độ nghề cao đằng: thời gian từ 2 năm đến 3 năm

    + Daỵ nghề thường xuyên: thời gian linh hoạt, phù hợp với yêu cầu việc làm.

    Thời gian do 02 bên thỏa thuận, thường mang tính ngắn hạn

    Tiền lương

    Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thoả thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.

    (Điều 26 BLLĐ 2019)

    Trong thời gian học nghề, tập nghề, nếu người học nghề, tập nghề trực tiếp hoặc tham gia lao động làm ra sản phẩm hợp quy cách, thì được người sử dụng lao động trả lương theo mức do hai bên thoả thuận

    (Khoản 5 Điều 61 BLLĐ 2019)

    Hợp đồng với CTV có bản chất là thỏa thuận dân sự giữa các bên để thực hiên một hay nhiều công việc và có trả thù lao.

    Trả tiền cho cộng tác viên

    - Theo thỏa thuận giữa đôi bên.

    - Nếu không thỏa thuận sẽ căn cứ vào giá thị trường tại cùng thời điểm giao kết hợp đồng.

    - Bên thuê cộng tác viên phải trả tiền dịch vụ này tại địa điểm thực hiện công việc khi hoàn thành công việc nếu không có thỏa thuận khác.

    - Trong trường hợp phía cộng tác viên không đảm bảo đúng số lượng, chất lượng và thời hạn công việc được giao thì bên thuê có quyền giảm tiền này và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

    Quyền lợi

    - Khi việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.

    - Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận.

    (Điều 27 BLLĐ 2019)

     

    Hiện nay pháp luật không có quy định về “Hợp đồng học việc”. Liên quan đến việc học nghề, tập nghề, BLLĐ 2019 quy định tại Điều 61, 62. Theo đó, nếu người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề, tập nghề để làm việc cho mình thì phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề (thực tế còn được thể hiện bằng Hợp đồng học việc, Cam kết đào tạo).

    - Người học việc không đóng học phí

    - Hết thời hạn học nghề, tập nghề, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động khi đủ các điều kiện (Điều 61 BLLĐ 2019)

    Nghề công tác viên thường không yêu cầu trách nhiệm và nghĩa vụ nặng nề. Do đó, quyền lợi khi là cộng tác viên thường do nhà tuyển dụng và cộng tác viên đó tự thỏa thuận

    Bên thuê công tác viên phải cung cấp cho cộng tác viên những thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để làm việc và trả tiền cho cộng tác viên theo thỏa thuận.

    Chế độ

    Hợp đồng thử việc không phải đóng bảo hiểm xã hội vì trong nội dung của hợp đồng này không nhắc đến việc đóng bảo hiểm xã hội như hợp đồng lao động.

    Tuy nhiên trong trường hợp,  thời gian thử việc ghi trong hợp đồng lao động mà hợp đồng lao động đó thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, thì người sử dụng lao động và người lao động phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho cả thời gian thử việc. Mức tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian thử việc là mức tiền lương, tiền công ghi trong hợp đồng lao động.

     

    - Hai bên phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề trong trường hợp người lao động được đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, đào tạo lại ở trong nước hoặc nước ngoài từ kinh phí của người sử dụng lao động, kể cả kinh phí do đối tác tài trợ cho người sử dụng lao động.

    - Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian ở nước ngoài.

    Quyết định 595/QĐ-BHXH Không thấy có quy định thu BHXH bắt buộc với người học nghề, học việc theo hợp đồng đào tạo nghề. Tuy nhiên, đối với người học nghề theo hợp đồng đào tạo nghề công ty có thể hỗ trợ tiền đóng BHXH, BHYT tự nguyện.

    - Sau thời gian học nghề, khi người lao động ký hợp đồng lao động có thời hạn từ 1 tháng trở lên với người sử dụng lao động, thì phải tham gia BHXH bắt buộc, công ty và người lao động phải đóng BHXH, BHTN, BHYT theo quy định của pháp luật.

    HĐ Cộng Tác Viên không phải là HĐ Lao Động nên không bị ràng buộc bởi các điều khoản của Luật Lao động, Luật BHXH…

     

     
    5888 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn NgocHoLaw vì bài viết hữu ích
    nanoen (10/08/2021)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #565632   29/12/2020

    thanghi.info
    thanghi.info
    Top 150
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/02/2020
    Tổng số bài viết (501)
    Số điểm: 3255
    Cảm ơn: 41
    Được cảm ơn 98 lần


    Điều 24 Bộ luật Lao động 2019 có quy định mới về thử việc, theo đó người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc. Không áp dụng thử việc đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng.

     
    Báo quản trị |  
  • #565656   29/12/2020

    lananh8998
    lananh8998
    Top 150
    Female
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/11/2019
    Tổng số bài viết (511)
    Số điểm: 3375
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 74 lần


    Về vấn đề phân biệt thử việc, học việc và cộng tác viên theo Bộ luật Lao động 2019 nêu trên, theo quan điểm cá nhân của mình nhận thấy là quy định của Bộ luật Lao động 2019 quy định chặt chẽ hơn về thử việc quy định hình thức ghi nhận thỏa thuận thử việc và xác định dưới 2 hình thức luật định.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lananh8998 vì bài viết hữu ích
    khanhkhuekhanhkhue (31/12/2020)
  • #569335   25/03/2021

    linhtrang123456
    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (1977)
    Số điểm: 14184
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 314 lần


    Trong Bộ luật Lao động 2019 không đề cập đến khái niệm học việc mà chỉ có học nghề. Nếu học nghề để làm việc cho người sử dụng lao động thì thời gian học nghề phải tuân theo chương trình đào tạo của từng trình độ theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp. Tương tự đối với hợp đồng cộng tác viên cũng không được luật và các văn bản hướng dẫn thi hành đề cập tới. Trên thực tế hợp đồng công tác viên này có thể là hợp đồng lao động nếu thể hiện các nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động hoặc có thể là hợp đồng dịch vụ theo Bộ luật Dân sự 2015.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #573970   27/07/2021

    Bộ Luật lao động 2019 có hiệu lực vào ngày 01/01/2021 chứ.

     

     
    Báo quản trị |