Phân biệt mức lương tối thiểu vùng, mức lương cơ sở

Chủ đề   RSS   
  • #409061 09/12/2015

    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4260 lần


    Phân biệt mức lương tối thiểu vùng, mức lương cơ sở

    phân biệt lương tối thiểu vùng lương cơ sở

    Mức lương tối thiểu vùng và mức lương cơ sở là 02 loại lương cơ bản thường được đề cập trong các văn bản quy phạm pháp luật, đặc biệt là các văn bản trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm.

    Tuy nhiên, đa phần hiện nay, nhiều người vẫn thường nhầm lẫn về mức lương tối thiểu vùng, mức lương cơ sở, và tự đặt ra câu hỏi rằng liệu mình thuộc đối tượng áp dụng mức lương nào?

    Bài viết sau đây sẽ giúp các bạn phân biệt được mức lương tối thiểu vùng, mức lương cơ sở và đối tượng nào áp dụng mức lương nào.

    Tiêu chí

    Mức lương tối thiểu vùng

    Mức lương cơ sở

    Định nghĩa

    Là mức lương thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp (DN) và người lao động thỏa thuận và trả lương, trong đó, mức lương trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận phải bảo đảm:

    + Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng với người lao động chưa qua đào tạo làm công việc giản đơn nhất.

    + Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động đã qua học nghề.

    Là mức lương dùng làm căn cứ tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác, tính các mức hoạt động phí, tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương này.

     

     

    Bản chất

    Mức lương làm cơ sở để người lao động và doanh nghiệp thỏa thuận với nhau, đồng thời, đảm bảo quyền lợi cho người lao động.

    Đồng thời, mức lương này còn là cơ sở để đóng và hưởng các khoản BHXH, BHYT, BHTN của người lao động.

    Mức lương làm căn cứ tính đóng, hưởng BHXH, BHYT, BHTN cho cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang…

    Đồng thời, mức lương này là cơ sở để tính thang lương, bảng lương và các khoản phụ cấp.

    Nguyên tắc áp dụng

    - DN hoạt động trên địa bàn nào thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng tại địa bàn đó.

    - Nếu DN có nhiều chi nhánh, đơn vị trực thuộc thì chi nhánh, đơn vị trực thuộc áp dụng mức lương tối thiểu tại vùng đó.

    - Nếu DN trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế nằm trên các địa bàn khác nhau, DN hoạt động trên địa bàn thành lập mới từ 01 hay nhiều địa bàn thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng cao nhất.

    - Nếu DN hoạt động trên địa bàn thay đổi tên hay chia tách thì tạm thời áp dụng mức lương tại địa bàn trước khi thay đổi đến khi có quy định mới.

    Dựa vào mức lương cơ sở và hệ số lương của các cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang để tính lương cho các đối tượng này.

    Đối tượng áp dụng

    - DN thành lập, hoạt động theo Luật DN.

    - Hợp tác xã,liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động.

    - Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân nước ngoài tại Việt Nam có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động (trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác)

    - Các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước…

    (Xem thêm đơn vị sự nghiệp công lập là gì tại đây)

    Đối tượng được áp dụng

    Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xãm tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động

    - Cán bộ, công chức từ Trung ương đến cấp xã.

    - Viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập.

    - Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các cơ quan, đơn vị của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị xã hội.

    Lưu ý: một số trường hợp, người làm việc vẫn có thể thỏa thuận để được hưởng mức lương theo chế độ lương tối thiểu vùng.

    - Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các đơn vị sự nghiệp công lập .

    - Người làm việc trong chỉ tiêu biên chế được ngân sách nhà nước cấp kinh phí trong các hội có tính chất đặc thù.

    - Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ nghĩa vụ và công nhân, viên chức quốc phòng, lao động hợp đồng thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam.

    - Sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương, hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ có thời hạn; công nhân, nhân viên công an và lao động hợp đồng thuộc Công an nhân dân.

    - Người làm việc trong tổ chức cơ yếu.

    - Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn và tổ dân phố.

    Chu kỳ thay đổi

    Thông thường, 01 năm, mức lương tối thiểu vùng thay đổi một lần.

    Tuy nhiên, hiện chưa có văn bản nào quy định cụ thể về chu kỳ thay đổi này.

    Mức lương cơ sở được điều chỉnh trên cơ sở khả năng ngân sách nhà nước, chỉ số giá tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước.

     

     
    51693 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #409077   09/12/2015

    tonthihuyentrang
    tonthihuyentrang

    Female
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/02/2014
    Tổng số bài viết (27)
    Số điểm: 475
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 11 lần


    Cảm ơn bạn Nguyễn Anh rất nhiều, mình hiểu đơn giản là:

    Mức lương tối thiểu vùng là mức lương làm căn cứ để thỏa thuận trong HĐLD của NLĐ và Doanh nghiệp, để tính đóng BHXH.

    Còn mức lương cơ sở, là mức lương dành cho CBCC, viên chức, NLĐ làm việc trong các cơ quan nhà nước để tính lương, đóng BHXH, hưởng các chế độ mức lương này.

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn tonthihuyentrang vì bài viết hữu ích
    nguyenanh1292 (09/12/2015)
  • #409088   09/12/2015

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4260 lần


    tonthihuyentrang viết:

    Cảm ơn bạn Nguyễn Anh rất nhiều, mình hiểu đơn giản là:

    Mức lương tối thiểu vùng là mức lương làm căn cứ để thỏa thuận trong HĐLD của NLĐ và Doanh nghiệp, để tính đóng BHXH.

    Còn mức lương cơ sở, là mức lương dành cho CBCC, viên chức, NLĐ làm việc trong các cơ quan nhà nước để tính lương, đóng BHXH, hưởng các chế độ mức lương này.

     

    Đúng rồi đó bạn, nhưng có một lưu ý là một số người làm việc trong cơ quan nhà nước vẫn có thể áp dụng mức lương tối thiểu vùng, chi tiết như thế nào bạn xem tại đây nhé http://danluat.thuvienphapluat.vn/che-do-cho-nld-lam-viec-theo-hdld-tai-co-quan-nha-nuoc-129522.aspx 

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenanh1292 vì bài viết hữu ích
    ngocphuoc (09/12/2015)
  • #427426   13/06/2016

    CMDHR
    CMDHR

    Sơ sinh


    Tham gia:16/07/2015
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    Cảm ơn anh chị vì bài chia sẻ khá chi tiết này. Tuy nhiên em có 1 thắc mắc muốn nhờ anh chị giải đáp giúp được không ạ. Như anh chị cũng biết, trong nhiều văn bản hiện nay có quy định về thực hiện trợ cấp, phụ cấp, bồi thường cho NLĐ nói chung và NLĐ làm việc trong doanh nghiệp nói riêng, ví dụ như với An toàn vệ sinh viên hay Đội trưởng đội PCCC chẳng hạn, đều tính theo mức lương cơ sở. Tuy nhiên, mức lương cơ sở lại dùng đẻ làm cơ sở tính lương cho khối cán bộ cnv chức nhà nước, hành chính sự nghiệp, vậy thì liệu có thể dùng mức lương đó áp dụng cho đối tượng trong trường hợp nêu trên không ạ.

    Em rất cảm ơn anh chị đã đọc.

    Thanks!

     
    Báo quản trị |  
  • #427446   13/06/2016

    hoangnhung20988 viết:

    Cảm ơn anh chị vì bài chia sẻ khá chi tiết này. Tuy nhiên em có 1 thắc mắc muốn nhờ anh chị giải đáp giúp được không ạ. Như anh chị cũng biết, trong nhiều văn bản hiện nay có quy định về thực hiện trợ cấp, phụ cấp, bồi thường cho NLĐ nói chung và NLĐ làm việc trong doanh nghiệp nói riêng, ví dụ như với An toàn vệ sinh viên hay Đội trưởng đội PCCC chẳng hạn, đều tính theo mức lương cơ sở. Tuy nhiên, mức lương cơ sở lại dùng đẻ làm cơ sở tính lương cho khối cán bộ cnv chức nhà nước, hành chính sự nghiệp, vậy thì liệu có thể dùng mức lương đó áp dụng cho đối tượng trong trường hợp nêu trên không ạ.

    Em rất cảm ơn anh chị đã đọc.

    Thanks!

    Chào bạn,

    Bạn xem Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 47/2016/NĐ-CP về mức lương cơ sở. Đối tượng cán bộ, công chức, viên chức thì áp dụng điểm a. còn điểm b, c áp dụng chung cho cả đơn vị ngoài nhà nước.

    Điều 3. Mức lương cơ sở

    1. Mức lương cơ sở dùng làm căn cứ:

    a) Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này;

    b) Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật;

    c) Tính các Khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.

    Hỗ trợ các bạn những vấn đề pháp lý qua email.

    Email: luatsutrantrongqui@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn LSTranTrongQui vì bài viết hữu ích
    CMDHR (13/06/2016)
  • #427520   13/06/2016

    CMDHR
    CMDHR

    Sơ sinh


    Tham gia:16/07/2015
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    Cảm ơn anh Qui (LSTrantrongqui) rất nhiều. Thực tế nếu nhìn qua văn bản anh cung cấp thì em cũng sẽ bỏ qua ngay vì đối tượng mà văn bản quy định lại không có nhóm đối tg là NLĐ trong doanh nghiệp sx. Đúng là nhiều cái không thể tự nghiên cứu mà ra được.

    Thanks anh chị đã chia sẻ, và hi vọng có thể nhận được nhiều sự hỗ trợ hơn nữa. 

    Thanks and best regards!

     
    Báo quản trị |