Phân biệt Khởi tố vụ án và Khởi tố bị can

Chủ đề   RSS   
  • #530917 17/10/2019

    Linhngo99
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/09/2019
    Tổng số bài viết (195)
    Số điểm: 1803
    Cảm ơn: 29
    Được cảm ơn 234 lần


    Phân biệt Khởi tố vụ án và Khởi tố bị can

    Bài tham khảo:

    >>>  Khác biệt cơ bản về " Khởi tố vụ án" và " Khởi tố bị can";


    Thực tế nhiều bạn sinh viên luật đã không cẩn thận mà nhầm lẫn trước hai khái niệm về “khởi tố vụ án” và “khởi tố bị can”, không biết cái nào diễn ra trước? cái nào sau? và khi nào thì sẽ khởi tố vụ án? khi nào là khởi tố bị can? nghe qua thì cả hai khái niệm nàyđược hiểu là đều xuất hiện trong quá trình khởi tố, điều tra một vụ án. Dó đó, cũng không trách khỏi việc bị nhầm lẫn. Nhưng đã là dân luật bạn cần có tính tỉ mỉ và cực kì chi tiết nên để nhầm lẫn khái niệm đối với một người hành nghề thì thật khó mà chấp nhận được.

    Dựa trên những điểm khác cơ bản được bạn Tientaetae đã tổng hợp vào năm 2018 thì sau đây là bài viết cập nhật, bổ sung chi tiết hơn về việc phân biệt khát niệm “khởi tố vụ án” và khởi tố bị can” như sau:

    Dân luật mình cũng tham khảo và đừng để không cẩn thận mà nhầm lẫn nhé!

    Tiêu chí

    Khởi tố vụ án

    Khởi tố bị can

    Đối tượng khởi tố

    hành vi có dấu hiệu phạm tội.

     

    Cụ thể: là nếu phát hiện một người có dấu hiệu phạm tội thì cơ quan có thẩm quyền sẽ ra quyết định khởi tố vụ án, nhằm phát hiện tội phạm; ngăn chặn người thực hiện hành vi tấu tán chứng cứ,…

    người hoặc pháp nhân có hành vi phạm tội cụ thể.

     

    Cụ thể là: khi cơ quan điều tra phát hiện người có dấu hiệu phạm tội, đã khởi tố vụ án, điều tra và xác định cá nhân, pháp nhân đó có hành vi phạm tội cụ thể thì ra quyết định khởi tố bị can.

    Căn cứ khởi tố

    Căn cứ Điều 143 Bộ Luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về việc xác định dấu hiệu tội phạm dựa trên những 06 yếu tố sau:

    1. Tố giác của cá nhân;

    2. Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân;

    3. Tin báo trên phương tiện thông tin đại chúng;

    4. Kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước;

    5. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm;

    6. Người phạm tội tự thú.

    Căn cứ Điều 8 Bộ Luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 thì yêu tố để cấu thành tội phạm cơ bản bao gồm 04 yếu tố sau:

    - Mặt khách quan;

    - Mặt chủ quan;

    - Chủ thể;

    - Khách thể.

    Thời điểm khởi tố

    Chỉ được khởi tố vụ án khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm, được cơ quan điều tra xác minh và có căn cứ khởi tố, sau khi khởi tố sẽ điều tra thêm chứng cứ.

     

    Căn cứ Điều 143 Bộ Luật tố tụng hình sự 2015.

    Khi có đủ căn cứ để xác định một người hoặc pháp nhân đã thực hiện hành vi mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm thì Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can.

    Căn cứ Điều 179 Bộ luật tố tụng hình sự 2015.

    Giai đoạn giải quyết

    Gồm có 04 giai đoạn giải quyết như sau:

    - Khởi tố

    - Điều tra

    - Truy tố

    - xét xử.

    Gồm có 02 giai đoạn giải quyết như sau:

    - Điều tra

    - Truy tố

    Thẩm quyền ra quyết định khởi tố

    04 cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án như sau:

    - Cơ quan điều tra

    - Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra

    - Viện kiểm sát

    - Hội đồng xét xử ra quyết định khởi tố hoặc yêu cầu Viện kiểm sát khởi tố vụ án hình sự nếu qua việc xét xử tại phiên tòa mà phát hiện có việc bỏ lọt tội phạm.

    Căn cứ Điều 153 Luật tố tụng hình sự 2015.

    03 cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khởi tố bị can như sau:

    - Cơ quan điều tra

    - Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra

    - Viện kiểm sát

     

    Căn cứ Điều 179 Bộ luật tố tụng hình sự 2015.

     

    Cập nhật bởi Linhngo99 ngày 17/10/2019 10:04:07 SA
     
    21570 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Linhngo99 vì bài viết hữu ích
    FanciTL (16/04/2020) ThanhLongLS (17/10/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận