Từ lâu, trong dân gian, chúng ta thường gọi những loại xe có 02 bánh gắn động cơ là xe gắn máy, thói quen sử dụng từ ngữ này dẫn đến nhiều hậu quả, trong số đó là việc đọc tìm hiểu các quy định pháp luật có liên quan đến xe gắn máy, xe mô tô.
Nhân sự kiện có bài viết của một thành viên Dân Luật: “Xe gắn máy: hiểu lầm từ đâu?” và lý do phải tìm hiểu về sự khác biệt giữa xe mô tô và xe gắn máy để xác định tốc độ tối đa cho phép được quy định tại Thông tư 91/2015/TT-BGTVT cũng như các văn bản có liên quan đến lĩnh vực giao thông khác.
Vì vậy, bài viết sau đây sẽ giúp các bạn phân biệt được đâu là xe mô tô, đâu là xe gắn máy để có cái nhìn khái quát, hiểu rõ hơn loại xe mình đang điều khiển và các quy định liên quan.
|
Xe gắn máy
|
Xe mô tô
|
Khái niệm
|
Phương tiện 02 hoặc 03 bánh lắp động cơ cháy cưỡng bức, vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h và dung tích làm việc của xi lanh không lớn hơn 50cm3.
|
Phương tiện 02 hoặc 03 bánh lắp động cơ cháy cưỡng bức, vận tốc thiết kế lớn nhất lớn hơn 50 km/h hoặc dung tích làm việc của xi lanh lớn hơn 50cm3.
|
Dung tích xi lanh
|
=< 50 cm3
|
> 50 cm3
|
Vận tốc tối đa
|
=< 50 km/h
|
> 50 km/h
|
Hình ảnh minh họa
|
|
|
Căn cứ pháp lý: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 04:2009/BGTVT
Như vậy, hiểu nôm na, xe gắn máy là xe từ 50 phân khối trở xuống, còn xe mô tô là xe trên 50 phân khối.
Thông tư 91/2015/TT-BGTVT quy định tốc độ tối đa cho phép của các loại xe này như sau:
|
Xe gắn máy
|
Xe mô tô
|
Tốc độ tối đa cho phép
|
40km/h
|
- Đường đôi (có dải phân cách ở giữa), đường 01 chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên: 60 km/h.
- Đường 02 chiều không có dải phân cách giữa; đường 01 chiều có 1 làn xe cơ giới: 50 km/h.
|
Cập nhật bởi nguyenanh1292 ngày 06/04/2016 10:31:48 SA