|
Phân biệt giữa Dự phòng ngân sách và Quỹ dự trữ tài chính
|
Tiêu chí
|
Dự phòng ngân sách
|
Qũy dự trữ tài chính
|
Khái niệm
|
Khoản 8, Điều 4, Luật NSNN 2015
8. Dự phòng ngân sách nhà nước là một khoản mục trong dự toán chi ngân sách chưa phân bổ đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định ở từng cấp ngân sách
|
Khoản 17, Điều 4, Luật NSNN 2015
17. Quỹ dự trữ tài chính là quỹ của Nhà nước, hình thành từ ngân sách nhà nước và các nguồn tài chính khác theo quy định của pháp luật.
|
CSPL
|
Điều 10, Luật NSNN
Điều 7, NĐ 163/2016/NĐ-CP
|
Điều 11, Luật NSNN
Điều 8, NĐ 163/2016/NĐ-CP
|
Cấp thành lập
|
Tất cả các cấp Ngân sách
|
Chính phủ
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
|
Thẩm quyền quyết định sử dụng
|
Khoản 3, Điều 10, Luật NSNN
“3. Thẩm quyền quyết định sử dụng dự phòng ngân sách nhà nước:
a) Chính phủ quy định thẩm quyền quyết định sử dụng dự phòng ngân sách trung ương, định kỳ báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội việc sử dụng dự phòng ngân sách trung ương và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất;
b) Ủy ban nhân dân các cấp quyết định sử dụng dự phòng ngân sách cấp mình, định kỳ báo cáo Thường trực Hội đồng nhân dân và báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp tại kỳ họp gần nhất.”
|
Khoản 3, Điều 11 Luật NSNN và Khoản 5, Điều 8, NĐ 163/2016/NĐ-CP
“5. Thẩm quyền quyết định sử dụng quỹ dự trữ tài chính:
a) Đối với quỹ dự trữ tài chính trung ương, Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định tạm ứng để đáp ứng nhu cầu chi quy định tại điểm a khoản 4 Điều này; Thủ tướng Chính phủ quyết định sử dụng để chi cho các trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều này;
b) Đối với quỹ dự trữ tài chính cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định sử dụng trong các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này. “
|
Nguồn thành lập
|
Khoản 1, Điều 10, Luật NSNN
Từ dự toán chi ngân sách hằng năm
“1. Mức bố trí dự phòng từ 2% đến 4% tổng chi ngân sách mỗi cấp”
|
Khoản 1, Điều 11, Luật NSNN
Từ các nguồn tăng thu, kết dư ngân sách, bố trí trong dự toán chi ngân sách hằng năm và các nguồn tài chính khác theo quy định của pháp luật
“1. Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) lập quỹ dự trữ tài chính từ các nguồn tăng thu, kết dư ngân sách, bố trí trong dự toán chi ngân sách hằng năm và các nguồn tài chính khác theo quy định của pháp luật, số dư của quỹ dự trữ tài chính ở mỗi cấp không vượt quá 25% dự toán chi ngân sách hằng năm của cấp đó.”
|
Mục đích sử dụng
|
Khoản 2, Điều 10, Luật NSNN
“2. Dự phòng ngân sách nhà nước sử dụng để:
a) Chi phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, cứu đói; nhiệm vụ quan trọng về quốc phòng, an ninh và các nhiệm vụ cần thiết khác thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách cấp mình mà chưa được dự toán;
b) Chi hỗ trợ cho ngân sách cấp dưới để thực hiện nhiệm vụ quy định tại điểm a khoản này, sau khi ngân sách cấp dưới đã sử dụng dự phòng cấp mình để thực hiện nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu;
c) Chi hỗ trợ các địa phương khác theo quy định tại điểm c khoản 9 Điều 9 của Luật này.
|
Khoản 2, Điều 11, Luật NSNN
“2. Quỹ dự trữ tài chính được sử dụng trong các trường hợp sau:
a) Cho ngân sách tạm ứng để đáp ứng các nhu cầu chi theo dự toán chi ngân sách khi nguồn thu chưa tập trung kịp và phải hoàn trả ngay trong năm ngân sách;
b) Trường hợp thu ngân sách nhà nước hoặc vay để bù đắp bội chi không đạt mức dự toán được Quốc hội, Hội đồng nhân dân quyết định và thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh trên diện rộng, với mức độ nghiêm trọng, nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh và nhiệm vụ cấp bách khác phát sinh ngoài dự toán mà sau khi sắp xếp lại ngân sách, sử dụng hết dự phòng ngân sách mà vẫn chưa đủ nguồn, được sử dụng quỹ dự trữ tài chính để đáp ứng các nhu cầu chi nhưng mức sử dụng trong năm tối đa không quá 70% số dư đầu năm của quỹ.”
|
Cập nhật bởi Gagagirl ngày 17/03/2017 08:15:05 CH
lỗi chính tả "Pháp luật là đạo đức biểu hiện ra bên ngoài, đạo đức là pháp luật ẩn giấu bên trong"
-Abraham Lincoln-
|
Bài viết liên quan:
|
|