Phân biệt đối xử trong lao động.

Chủ đề   RSS   
  • #594433 28/11/2022

    haunguyenth
    Top 150
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/02/2022
    Tổng số bài viết (591)
    Số điểm: 3816
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 43 lần


    Phân biệt đối xử trong lao động.

    Hiện nay, tình trạng thiếu việc làm đang diễn ra ngày càng phổ biến. Nếu như năm vừa rồi người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid 19, phải giãn cách xã hội để chống dịch thì vào những tháng cuối năm, có quá nhiều doanh nghiệp phải tuyên bố phá sẩn do thiếu đơn hàng không thể sản xuất được dẫn đến hàng trăm nghìn người lao động phải thất nghiệp hoặc bị giảm giờ làm.

    Vào những tháng cuối năm, người lao động có xu hướng tìm việc, các doanh nghiệp cũng tìm kiếm cơ hội tuyển dụng những nhân sự phù hợp. Tuy nhiên với tình trạng thừa lao động như hiện nay, thì người sử dụng lao động có xu hướng phân biệt lao động trong quá trình tuyển dụng.

    Ngoài những công việc nặng nhọc bắt buộc phải lựa chọn lao động, thì vẫn có nhiều người lao động vẫn còn phân biệt lựa chọn lao động theo giới tính, theo tuổi tác,…

    Theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 Bộ luật lao động 2019 hành vi phân biệt đối xử trong lao động là hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động

    Đối với người sử dụng lao động có vi vi phạm phân biệt đối xử với người lao động sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng theo quy định tại điểm a Khoản 2 Điều 8 Nghị định 12/2022/NĐ-CP.

     
    224 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn haunguyenth vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (29/11/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #594595   29/11/2022

    nguyenhoangvy15
    nguyenhoangvy15
    Top 500
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:30/08/2022
    Tổng số bài viết (271)
    Số điểm: 3398
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 59 lần


    Phân biệt đối xử trong lao động.

    Cám ơn thông tin hữu ích bạn đã chia sẻ, phân biệt trong lao động không chỉ về giới tính, ngoại hình, tuổi tác mà còn phân biệt cả vùng miền…, pháp luật quy định là vậy tuy nhiên, để xử phạt hành vi phân biệt đối xử vùng miền với người lao động cần phải chứng minh được lỗi; do đó hành vi này đang được pháp luật thả nổi. Bởi vì:

    • Tuyển dụng cho công ty là ý thích, quan điểm của người sử dụng lao động. Họ tuyển dụng những nhân viên yêu thích và phù hợp. Việc đăng tuyển với thái độ phân biệt là không nên; nhưng cũng không thể ép họ tuyển dụng những người họ không muốn.
    • Phân biệt vùng miền khó định nghĩa. Pháp luật không có định nghĩa cụ thể về “thế nào là phân biệt vùng miền”. Mức phạt nói trên chỉ nói về các hành vi phân biệt mà sát nhất là “thành phần xã hội” để có thể áp dụng mức phạt.
    • Chứng minh lỗi khó: Không thể xé tờ tin đăng tuyển và cầm đi khởi kiện; hay không được nhận sau khi apply thì lên cơ quan có thẩm quyền để khiếu nại. Điều này không có căn cứ; và khó thuyết phục để các cơ quan có tác động bảo vệ người lao động.
     
    Báo quản trị |