Phân biệt đại diện theo pháp luật và đại diện theo uỷ quyền

Chủ đề   RSS   
  • #504295 10/10/2018

    dutiepkhac
    Top 150
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Long An, Việt Nam
    Tham gia:21/08/2018
    Tổng số bài viết (543)
    Số điểm: 77128
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 178 lần


    Phân biệt đại diện theo pháp luật và đại diện theo uỷ quyền

    Phân biệt đại diện theo pháp luật và đại diện theo uỷ quyền

    Đại diện là việc cá nhân, pháp nhân (sau đây gọi chung là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác (sau đây gọi chung là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự (Khoản 1 Điều 134 Bộ luật Dân sự 2015), bao gồm:

    - Đại diện theo pháp luật;

    - Đại diện theo uỷ quyền.

    Tiêu chí

    Đại diện theo pháp luật

    Đại diện theo uỷ quyền

    Căn cứ pháp lý

    Điều 136, Điều 137 BLDS 2015

    Điều 138 BLDS 2015

    Khái niệm

    Là đại diện được thực hiện do pháp luật quy định hoặc do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định

    Là đại diện được thực hiện theo sự ủy quyền của người được đại diện và người đại diện

    Căn cứ xác lập quan hệ đại diện

    Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật

     

    Theo ủy quyền giữa người được đại diện và người đại diện

    Năng lực hành vi dân sự của người đại diện

    năng lực hành vi dân sự đầy đủ

    Không đòi hỏi có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (khoản 3 Điều 138 BLDS 2015)

    Hình thức đại diện

    Do pháp luật quy định hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định

    Do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp pháp luật quy định việc ủy quyền phải được lập thành văn bản như hợp đồng ủy quyền, giấy ủy quyền,…

    Xác định thời hạn đại diện

    Xác định theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật

    Xác định theo văn bản ủy quyền

    Phạm vi được đại diện

    Rộng hơn

    Người đại diện theo pháp luật có quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác

    Hẹp hơn

    Người đại diện chỉ được xác lập các giao dịch trong phạm vi được uỷ quyền (bao gồm nội dung giao dịch và thời hạn được ủy quyền)

     

    Chấm dứt đại diện

    Người được đại diện là cá nhân đã thành niên hoặc năng lực hành vi dân sự đã được khôi phục;

    Người được đại diện là cá nhân chết;

    Người được đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại;

    Căn cứ khác

    Theo thỏa thuận;

    Thời hạn ủy quyền đã hết;

    Công việc được ủy quyền đã hoàn thành;

     Người được đại diện hoặc người đại diện đơn phương chấm dứt thực hiện việc ủy quyền;

    Người được đại diện, người đại diện là cá nhân chết; người được đại diện, người đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại;

    Người đại diện không còn đủ điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 134 BLDS 2015;

    Căn cứ khác

    Việc phân biệt giữa đại diện theo pháp luật và đại diện theo uỷ quyền giúp tránh nhầm lẫn, từ đó nắm rõ và bảo vệ tốt hơn các quyền lợi của mình trong quan hệ dân sự.

    Pháp luật vô hình, tuy không thể thấy nhưng phải biết!

     
    31936 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận