Phân biệt chia tài sản thừa kế và chia tài sản khi ly hôn

Chủ đề   RSS   
  • #489684 16/04/2018

    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1900 lần


    Phân biệt chia tài sản thừa kế và chia tài sản khi ly hôn

    Có mấy bạn trẻ lâu lâu lên Dân Luật hỏi với tinh thần rất hồ hỡi, ba mẹ em ly hôn rồi em có được chia tài sản không? Cái mình nghĩ, ủa ba mẹ bạn ấy ly hôn, chứ có phải mất đâu mà sao đòi chia tài sản. Xong mình đem câu hỏi đó đố mấy người bạn, không phải là Dân Luật thì mấy bạn ấy cũng cùng câu trả lời là ba mẹ ly hôn thì tài sản cũng phải chia cho những đứa con còn tuổi ăn học chứ.

    Nhưng theo quy định pháp luật hiện hành thì việc chia tài sản khi thừa kế, khác với việc chia tài sản khi ly hôn.

    Sau đây là một số điểm khác biệt các bạn cần chú ý để tránh nhầm lẫn nhé!

    Tiêu chí

    Phân chia tài sản thừa kế

    Phân chia tài sản khi ly hôn

    Căn cứ pháp lý

    Bộ luật dân sự 2015

    Luật hôn nhân gia đình 2014

    Thời điểm phân chia tài sản

    Khi người chia thừa kế chết để lại tài sản.

    Khi vợ chồng ly hôn.

    Chủ thể có quyền chia tài sản

    Bất kỳ cá nhân nào.

    Lưu ý rằng cá nhân đó phải là người đã thành niên (từ đủ 18 tuổi trở lên) khi lập di chúc minh mẫn, sáng suốt, không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép.

    Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.

    Còn nếu cá nhân đó từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi thì vẫn được nhưng phải được sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ.

    Vợ chồng

    (được công nhận hợp pháp theo quy định của Luật hôn nhân gia đình 2014)

    Chủ thể có quyền được hưởng tài sản được chia

    Cá nhân được chia tài sản theo di chúc hoặc theo pháp luật

    Chỉ là vợ hoặc chồng

    Cách phân chia

    - Phân chia tài sản thừa kế theo di chúc

    - Phân chia tài sản thừa kế luật định

    - Phân chia tài sản theo thỏa thuận.

    - Phân chia tài sản theo luật định

    Phần tài sản được chia theo luật

    Được chia đều cho các thành viên, bắt đầu từ hàng thừa kế thứ nhất, nếu không còn ai ở hàng thừa kế thứ nhất thì tiếp đến các hàng thừa kế thứ hai, thứ ba…

    Được chia đôi cho vợ, chồng, có tính đến các yếu tố sau đây:

    - Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

    - Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung.

    Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

    - Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

    - Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

    Về cơ bản, ví dụ, nếu cha mẹ ly hôn thì tài sản đó chỉ được chia đôi giữa cha và mẹ, đồng thời, nếu có con trong độ tuổi dưới 18 (tức chưa đến tuổi lao động) thì người còn lại không trực tiếp nuôi dưỡng phải có nghĩa vụ cấp dưỡng, còn khi cha hoặc mẹ mất thì tài sản đó mới được chia cho mẹ hoặc cha và các đứa con trong gia đình.

    Nếu có thiếu sót gì, các bác bổ sung giúp em nhé!

     
    23886 | Báo quản trị |  
    5 thành viên cảm ơn shin_butchi vì bài viết hữu ích
    admin (22/05/2023) bantaysach (05/10/2019) stpkhanhhoa (24/01/2019) duongduongcute (28/08/2018) luonglvbt (17/04/2018)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #494164   14/06/2018

    Phonglshn86
    Phonglshn86

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/06/2018
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 30
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Ý kiến riêng, bổ sung về chia tài sản khi ly hôn

    Về cơ bản bạn nói rất chính xác, nhưng vẫn chưa đầy đủ. 1. Nếu con dưới 18t nhưng có công sức đóng góp vào gia đình cụ thể: - có tài sản riêng ( được tặng cho) nhưng gộp vào khối tài sản của cha mẹ. - có thu nhập ổn định hàng tháng đóp góp vào gia đình ( như Vận Động Viên Nguyễn Hữu Kim Sơn môn bơi HCV 15 tuổi ) Thì khi Toà ra quyết định sẽ tính công sức đóng góp của con và giao cho ai trực tiếp quản lý khối tài sản đó đến khi cháu đủ 18t. 2. Nếu con cái trên 18t nhưng vẫn sống cùng bố mẹ. Lúc này sẽ tính đến công sức đóng góp của người con đó vào gia đình để chia tài sản khi bố mẹ ly hôn, và trong trường hợp này con cái là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan Ví dụ. Bố, mẹ có 100m2 đât, nhà 3 gian 2 trái. Con trai xây đập đi xây lại biệt thự nhà vườn 6tỷ. Vậy khi bố mẹ ly hôn a con trai này sẽ được tính có tài sản và là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trong vụ án ly hôn của bố, mẹ. Trên đây là quan điểm của mình !
    Cập nhật bởi Phonglshn86 ngày 14/06/2018 09:35:25 AM
     
    Báo quản trị |  
  • #494196   14/06/2018

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Ngoài ý kiến của bạn Phonglshn86 ở trên, thì bài viết này còn rất nhiều thiếu sót

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #500781   28/08/2018

    Hai vấn đề: Chia thừa kế và chia tài sản ly hôn đã là hai khía cạnh khác nhau rồi. Tuy nhiên có một vấn đề nữa mình chia sẽ là trường hợp hai vợ chồng A và B có hai con là C và D ly hôn, tài sản của hai người sẽ chia đôi cho hai người mà không phụ thuộc vào C và D. khi hai vợ chồng đã ly hôn rồi, dù cho con cái ở với ai đi chăng nữa thì một trong hai người (A và B) mất thì phần tài sản của họ nếu không có để lại di chúc thì C và D sẽ được hưởng phần tài sản thừa kế đó với  hai phần bằng nhau. Như vậy trường hợp đó, vợ chồng đã ly hôn, người vợ (B) sẽ không được hưởng thừa kế, vì lúc này hai người đã là hai chủ thể độc lập không ràng buộc pháp lý với nhau nữa.

     
    Báo quản trị |  
  • #530113   01/10/2019

    Theo quy định tại Điều 29 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, vợ, chồng bình đẳng với nhau về quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; không phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu nhập.

    Ngoài ra, trong thời kỳ hôn nhân, giữa vợ chồng còn có thể có tài sản riêng. Những tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân nếu hai vợ chồng thỏa thuận là tài sản riêng thì chúng cũng là tài sản riêng.

    Những tài sản không bị chia đôi

    Mặc dù có tài sản riêng và tài sản chung nhưng trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có thể nhập tài sản riêng vào tài sản chung, cũng có thể phân chia tài sản chung vợ chồng. Trong đó sau khi ly hôn, những tài sản không bị chia đôi gồm:

    1/ Những tài sản theo thỏa thuận 

    Bởi việc phân chia tài sản sau khi ly hôn căn cứ trên nguyên tắc tự nguyện và thỏa thuận của hai bên được quy định tại Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Khi đó, Tòa án căn cứ vào thoải thuận của các bên để phân định tài sản cho mỗi bên.’

    Theo đó, nếu hai vợ chồng thỏa thuận được tài sản nào không phải chia đôi thì Tòa sẽ công nhận việc không chia đôi tài sản trong bản án. Ngược lại, với những tài sản chung khác, Tòa sẽ chia đôi sau khi tính đến các yếu tố:

    - Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

    - Công sức đóng góp của vợ, chồng

    - Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên để có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

    - Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng

    2/ Tài sản riêng của vợ chồng

    Ngoài những tài sản không bị chia đôi do thỏa thuận thì tài sản riêng của vợ chồng sẽ không bị chia đôi. Theo Điều 11 Nghị định 126/2014/NĐ-CP, các tài sản sau đây được coi là tài sản riêng và không bị chia đôi khi ly hôn:

    - Quyền tài sản đối với đối tượng sở hữu trí tuệ

    - Tài sản mà vợ, chồng xác lập quyền sở hữu riêng theo bản án, quyết định của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác.

    - Khoản trợ cấp, ưu đãi mà vợ, chồng được nhận theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; quyền tài sản khác gắn liền với nhân thân của vợ, chồng.

    Ngoài ra, Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 cũng quy định các loại tài sản sau đây được coi là tài sản riêng của vợ, chồng:

    - Tài sản có trước khi kết hôn;

    - Tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân;

    - Tài sản theo thỏa thuận là tài sản riêng.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thanhthuc30 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (02/10/2019)
  • #539349   26/02/2020

    Mình xin bổ sung các yếu tố khi xác định chia tài sản chung của vợ chồng

    Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng

    Là tình trạng về năng lực pháp luật, năng lực hành vi, sức khỏe, tài sản, khả năng lao động tạo ra thu nhập sau khi ly hôn của vợ, chồng cũng như của các thành viên khác trong gia đình mà vợ chồng có quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình. Bên gặp khó khăn hơn sau khi ly hôn được chia phần tài sản nhiều hơn so với bên kia hoặc được ưu tiên nhận loại tài sản để bảo đảm duy trì, ổn định cuộc sống của họ nhưng phải phù hợp với hoàn cảnh thực tế của gia đình và của vợ, chồng.

    Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung

    Là sự đóng góp về tài sản riêng, thu nhập, công việc gia đình và lao động của vợ, chồng trong việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Người vợ hoặc chồng ở nhà chăm sóc con, gia đình mà không đi làm được tính là lao động có thu nhập tương đương với thu nhập của chồng hoặc vợ đi làm. Bên có công sức đóng góp nhiều hơn sẽ được chia nhiều hơn.

    Lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập

    Việc chia tài sản chung của vợ chồng phải bảo đảm cho vợ, chồng đang hoạt động nghề nghiệp được tiếp tục hành nghề; cho vợ, chồng đang hoạt động sản xuất, kinh doanh được tiếp tục được sản xuất, kinh doanh để tạo thu nhập và phải thanh toán cho bên kia phần giá trị tài sản chênh lệch. Việc bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và hoạt động nghề nghiệp không được ảnh hưởng đến điều kiện sống tối thiểu của vợ, chồng và con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự.

    Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng

    Việc chia tài sản chung của vợ chồng cũng phụ thuộc vào lỗi của vợ hoặc chồng vi phạm quyền, nghĩa vụ về nhân thân, tài sản của vợ chồng dẫn đến ly hôn.

    Cập nhật bởi duongpham5991 ngày 26/02/2020 12:32:36 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #540135   29/02/2020

    Hai vấn đề này rất khác nhau, sao các bạn ấy có thể nhầm lẫn được nhỉ? Đơn giản là tài sản thừa kế chỉ phát sinh khi một người đã chết thực tế hoặc có kết luật của Tòa án. Còn tài sản sau ly hôn xảy ra trong quan hệ vợ chồng. Khi chấm dứt quan hệ này bằng quyết định có hiệu của Tòa án, sẽ xảy ra các vấn đề khác liên quan như chia tài sản.

     
    Báo quản trị |  
  • #550141   27/06/2020

    ledinhthien
    ledinhthien
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/05/2020
    Tổng số bài viết (191)
    Số điểm: 1000
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 5 lần


    Thực ra trên thực tế thì các trường hợp rất đa dạng trong đó không thiếu trường hợp đứa trẻ có khối tài sản riêng có giá trị không nhỏ trong khối tài sản chung của gia đình, đặc biệt trong các trường hợp là tài sản chung của hộ gia đình hay việc đứa trẻ được cho riêng, thừa kế riêng từ ông bà trong số tài sản ba mẹ sẽ chia khi ly hôn. Nên mình nghĩ trên thực tế rất phức tạp và cũng có nhiều khả năng xảy ra,

     
    Báo quản trị |  
  • #582025   29/03/2022

    Phân biệt chia tài sản thừa kế và chia tài sản khi ly hôn

    Cảm ơn chia sẻ của tác giả, mình xin bổ sung thêm nội dung sau:

    2 loại tài sản không phải chia khi ly hôn

    Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có thể có tài sản chung hoặc có tài sản riêng. Khi ly hôn, việc phân chia tài sản dựa theo thỏa thuận của hai người. Theo đó, có 02 loại tài sản sau đây không phải chia khi hai vợ chồng ly hôn:

    - Tài sản được thỏa thuận không phân chia. Nguyên tắc khi giải quyết ly hôn theo Điều 59 Luật HN&GĐ là tự nguyện và thỏa thuận. Do đó, nếu vợ chồng thỏa thuận về tài sản chung thì Tòa án công nhận việc thỏa thuận đó;

    - Tài sản riêng của vợ, chồng: Theo Điều 11 Nghị định 126 năm 2014 của Chính phủ, các tài sản sau đây sẽ được coi là tài sản riêng: Quyền tài sản với đối tượng sở hữu trí tuệ; Tài sản có trước khi kết hôn; Tài sản được thừa kế riêng, tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân…

    Với những tài sản riêng này, vì không có sự đóng góp của người còn lại nên người này không được yêu cầu Tòa án phân chia.

     
    Báo quản trị |  
  • #582198   30/03/2022

    Phân biệt chia tài sản thừa kế và chia tài sản khi ly hôn

    Nếu bạn mình được hưởng thừa kế là một căn nhà và một miếng đất và trong thời gian đó bạn mình có lập gia đình vậy bây giờ bạn mình muốn ly hôn thì căn nhà và miếng đất vẫn thuộc quyền sở hữu của bạn mình hay trở thành tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân của hai vợ chồng?

     
    Báo quản trị |  
  • #583275   30/04/2022

    minhhanhuynh2102
    minhhanhuynh2102
    Top 500
    Chồi

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:21/03/2022
    Tổng số bài viết (194)
    Số điểm: 1345
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 4 lần


    Phân biệt chia tài sản thừa kế và chia tài sản khi ly hôn

    Cảm ơn bạn đã chia sẻ nội dung bài viết, một vấn đề căn bản đối với hai trường hợp này có thể dễ dàng nhận ra được chính là thời điểm phân chia tài sản. Ở phân chia tài sản khi ly hôn là khi hai vợ chồng ly hôn. còn phân chia tài sản thừa kế chỉ được phát sinh tại thời điểm có một cá nhân chết và để lại di sản.

     
    Báo quản trị |