Phân biệt chế độ ốm đau và chế độ tai nạn lao động

Chủ đề   RSS   
  • #513595 13/02/2019

    dutiepkhac
    Top 150
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Long An, Việt Nam
    Tham gia:21/08/2018
    Tổng số bài viết (543)
    Số điểm: 77128
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 177 lần


    Phân biệt chế độ ốm đau và chế độ tai nạn lao động

    Văn bản căn cứ:

    - Bộ luật Lao động 2012;

    - Luật Bảo hiểm xã hội 2014;

    - Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015.

    Chế độ ốm đau và chế độ tai nạn lao động (TNLĐ) là những chế độ bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc do Nhà nước tổ chức mà người sử dụng lao động (NSDLĐ) và người lao động (NLĐ) phải tham gia, nhằm bảo vệ quyền lợi cho NLĐ.

    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)

    Giữa 02 chế độ BHXH bắt buộc này có một số điểm khác biệt sau:

    TIÊU CHÍ

    CHẾ ĐỘ ỐM ĐAU

    CHẾ ĐỘ TAI NẠN LAO ĐỘNG

    1. Điều kiện hưởng chế độ

    - Bị ốm đau, tai nạn (không phải TNLĐ) phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở y tế.

    - Có con dưới 07 tuổi bị ốm đau, phải nghỉ việc để chăm sóc con và có xác nhận của cơ sở y tế.

    - Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp:

    + Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc;

    + Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của NSDLĐ;

    + Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.

    - Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn.

    2. Thời gian nghỉ chế độ

    - Điều kiện bình thường:

    + 30 ngày nếu đã đóng BHXH dưới 15 năm;

    + 40 ngày nếu đóng BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm;

    + 60 ngày nếu đóng BHXH từ đủ 30 năm trở lên.

    - Công việc nặng nhọc, độc hại:

    - 40 ngày nếu đã đóng BHXH dưới 30 năm;

    - 70 ngày nếu đã đóng BHXH từ đủ 30 năm trở lên.

    *Riêng nghỉ việc do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày thì được nghỉ tối đa 180 ngày, tính cả ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ hàng tuần.

    Không quy định.

    Nhưng nghỉ quá 12 tháng thì NSDLĐ có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ (không xác định thời hạn).

    3. Mức hưởng trong thời gian nghỉ chế độ

    Mức hưởng tính theo tháng bằng 75% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

    Hết 180 ngày mà vẫn ốm thì được hưởng tiếp nhưng tối đa bằng thời gian tham gia BHXH.

     

    - Được NSDLĐ trả đủ tiền lương.

    - Mức trợ cấp 01 lần (Suy giảm khả năng lao động từ 5 – 30%).

    - Mức trợ cấp hằng tháng (Suy giảm khả năng lao động từ 30 – 81%).

    - Trợ cấp phục vụ (Suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống hoặc mù 2 mắt hoặc cụt, liệt 2 chi hoặc bị bệnh tâm thần).

    4. Trợ cấp khác

    Không.

    Trợ cấp một lần khi chết.

    5. Cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình

    Không.

    Có. Khi tổn thương các chức năng trong cơ thể mà ảnh hưởng đến sinh hoạt.

    6. Hồ sơ hưởng chế độ

    Giấy ra viện (GCN nghỉ việc hưởng BHXH); Danh sách NLĐ nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau; …

    Sổ BHXH; Giấy ra viện;  Biên bản hiện trường nơi sảy ra TNLD; Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động; …

    7. Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp

    Không.

    Có.

     

    Pháp luật vô hình, tuy không thể thấy nhưng phải biết!

     
    21082 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn dutiepkhac vì bài viết hữu ích
    admin (13/04/2023) nangnguyenthi (19/02/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #514532   27/02/2019

    Mình thấy bạn ghi chỗ thời gian nghỉ chế độ của chế độ tai nạn lao động là không hợp tình cho lắm. Bởi ví dụ trong trường hợp bạn làm trong công ty mà bị tai nạn lao động (không mong muốn, do yếu tố khách quan nào đó) thì không thể nào mà có chuyện NLĐ nghỉ quá 12 tháng mà công ty lại có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động!!! Đơn phương phải có căn cứ xác định rõ ràng thế thì trong trường hợp này dựa vào đâu để được quyền đơn phương chấm dứt?

     
    Báo quản trị |  
  • #514550   27/02/2019

    @baotoan2703

    Theo quy định tại Khoản 1 Điều 38 Bộ luật lao đọng 2012 thì người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đang điều trị, điều dưỡng theo quyết định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 38 Bộ luật này, cụ thể:

    "Điều 38. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động

    ...

    1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây:

    ...

    b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đã điều trị 06 tháng liên tục, đối với người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.
     
    ..."
     
    Báo quản trị |  
  • #518198   15/05/2019

    Cho mình hỏi thêm là người lao động nếu đã được hưởng chế độ ốm đau hoặc chế độ tai nạn lao động thì có được hưởng thêm bảo hiểm y tế không nhỉ? Bởi vì theo quy định thì bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế là hai loại riêng biệt, có ai biết về quy định thì cho mình xin với ạ. Xin cảm ơn.

     
    Báo quản trị |  
  • #522355   30/06/2019

    Nội dung này bạn có thể xem tại Luật bảo hiểm y tế 2008 sửa đổi 2014Luật an toàn vệ sinh lao động 2015. Hai chế định này hoàn toàn tách biệt với nhau. Khi bạn bị ốm đau/ tai nạn lao động sẽ được bảo hiểm y tế thanh toán các chi phí liên quan theo quy định (như bạn nói thì đây là hưởng chế độ BHYT). Đồng thời tùy từng trường hợp mà người lao động sẽ được hưởng chế độ ốm đau và chế độ tai nạn riêng nữa.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #527265   31/08/2019

    ChanhLe96
    ChanhLe96
    Top 150
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/07/2019
    Tổng số bài viết (560)
    Số điểm: 4470
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 110 lần


    Không cần so sánh hai thuật ngữ pháp lý này qua các tiêu chí như điều kiện hưởng chế độ, thời gian hưởng chế độ v.v. mà mình có thể phân biệt chúng qua 2 cụm từ "đau ốm" và "tai nạn lao động". Theo đó, ốm đau do những căn bệnh như sốt, cảm gì đó, còn tai nạn lao động là té do làm hồ, bị phỏng do cháy cây xăng chẳng hạn. Hi. 

     
    Báo quản trị |  
  • #528806   22/09/2019

    thusa121
    thusa121
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/08/2019
    Tổng số bài viết (194)
    Số điểm: 1198
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 79 lần


    Mình thấy sao phải phận biệt hai chế độ này nhỉ, vì rõ ràng là nó khác nhau từ cái tên đã rõ ràng rồi, cũng không có những nội dung nào dễ nhầm lẫn trong hai chế độ này. Theo mình thì có thể để tiêu đề là "Các chế độ BHX" và bạn có thể phận tích luôn chế độ hưu trí, chế độ thai sản và chế độ tử tuất luôn nè.

     
    Báo quản trị |  
  • #529329   29/09/2019

    Mọi người cho mình hỏi vậy còn trường hợp người lao động bị tai nạn lao động mà tỷ lệ suy giảm dưới 5% thì như thế nào? Họ không thuộc trường hợp nghỉ chế độ ốm đau cũng không thuộc trường hợp hưởng chế độ tai nạn lao động theo quy định trên.

     
    Báo quản trị |  
  • #529392   29/09/2019

    MewBumm
    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (1957)
    Số điểm: 13033
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 249 lần


    Camgiangsn viết:

    Mọi người cho mình hỏi vậy còn trường hợp người lao động bị tai nạn lao động mà tỷ lệ suy giảm dưới 5% thì như thế nào? Họ không thuộc trường hợp nghỉ chế độ ốm đau cũng không thuộc trường hợp hưởng chế độ tai nạn lao động theo quy định trên.

    Ở đây, nếu tỉ lệ suy giảm dưới 5% thì sẽ không được hưởng một số chế độ theo quy định tại Luật an toàn vệ sinh lao động 2015, cụ thể là chế độ từ người sử dụng lao động và bảo hiểm tai nạn nghề nghiệp. Tuy nhiên, theo khái niệm tại Khoản 8 Điều 3 văn bản trên thì "Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động", do đó, người lao động sẽ được hưởng các chế độ khác như quy định tại ĐIều 38 như sau:

    "Điều 38. Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
     
    Người sử dụng lao động có trách nhiệm đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:
     
    1. Kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người lao động bị tai nạn lao động và phải tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp;
     
    2. Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp như sau:
     
    a) Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế;
     
    b) Trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với những trường hợp kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5% do người sử dụng lao động giới thiệu người lao động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa;
     
    c) Thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế;
     
    3. Trả đủ tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động;
    ...
    6. Giới thiệu để người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định y khoa xác định mức độ suy giảm khả năng lao động, được điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng lao động theo quy định pháp luật;..."

    Mặt khác, dù không được hưởng bảo hiểm tai nạn lao động thì nếu người lao động đi khám sức khỏe, cơ sở khám chữa bệnh nếu thấy người lao động cần nghỉ ngơi để điều trị, phục hồi sức khỏe thì người lao động vẫn có thể nghỉ và hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội.

     
    Báo quản trị |  
  • #540509   04/03/2020

    Phân biệt chế độ ốm đau và chế độ tai nạn lao động bằng hình thức liệt kê và kẻ bảng rất hay. Mình có thể nắm bắt và phân biệt được nhanh đối với 2 chế độ này. khi NLĐ xảy ra 1 trong 2 trường hợp nêu trên, NSDLĐ cần biết để sớm có những thỏa thuận thỏa đáng cho NLĐ. Đem lại lợi ích đôi bên khi NLĐ vắng mặt tại nơi làm việc.

     
     
    Báo quản trị |  
  • #550362   29/06/2020

    bvttc
    bvttc

    Sơ sinh


    Tham gia:20/10/2018
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 45
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 4 lần


    Theo tìm hiểu thì bị tai nạn giao thông trên tuyến đường đi làm trong khoảng thời gian hợp lý thì chỉ được trợ cấp theo quy định luật An toàn lao động. Chứ công ty không phải trả lương và chi phí điều trị trong trương hợp này. Vấn đề này đã được Bộ LĐ trả lời theo Công văn  4364-LDTBXH-ATLD. Một số ý kiến trao đổi, mong mọi người thảo luận thêm 

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn bvttc vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (29/06/2020)
  • #552095   18/07/2020

    Theo mình thấy thì chỗ mức hưởng chế độ ốm đau bạn nên chia thành rõ thành các trường hợp là:

    Đối với người hưởng chế độ ốm đau theo Khoản 1, điểm a khoản 2 Điều 26 và Khoản 1 điều 27 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì sẽ được hưởng bằng 75% mức tiền đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước đó. 

    Đối với người lao động quy định tại điểm b khoản 2 Điều 26 Bảo hiểm xã hội 2014 thì mức hưởng lần lượt là 65%; 55%; 50% đối với các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 28 Luật Bảo hiểm xã hội 2014. Bạn tham khảo thêm để phân tích rõ hơn nhé.

    Cập nhật bởi Thuthao98 ngày 18/07/2020 09:34:34 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #556216   30/08/2020

    thanghi.info
    thanghi.info
    Top 150
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/02/2020
    Tổng số bài viết (501)
    Số điểm: 3255
    Cảm ơn: 41
    Được cảm ơn 98 lần


    Việc xác định ốm đau hay tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp điều mà người lao động cũng như những người làm nhân sự trong doanh nghiệp cần phải biết. Bởi vì mỗi loại sẽ có một mức hưởng chế độ khác nhau. Đối với chế độ ốm đau sẽ được hưởng theo mức quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 còn tại nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sẽ hưởng theo mức quy định của Luật Việc làm 2013.

     
    Báo quản trị |  
  • #563724   29/11/2020

    thanghi.info
    thanghi.info
    Top 150
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/02/2020
    Tổng số bài viết (501)
    Số điểm: 3255
    Cảm ơn: 41
    Được cảm ơn 98 lần


    Chế độ ốm đau và chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là hai loại chế độ khác nhau được quy định cụ thể tại Luật Bảo hiểm xã hội 2014Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015. Tuy nhiên, do kiến thức pháp luật còn hạn chế nên còn khá nhiều người chưa hiểu rõ về hai loại chế độ này. Cảm ơn bài viết của tác giả đã trình bày chi tiết những tiêu chí để phân biệt hai loại chế độ này.

     
    Báo quản trị |  
  • #583875   30/04/2022

    anhhong58
    anhhong58
    Top 150
    Lớp 4

    Vietnam
    Tham gia:16/03/2022
    Tổng số bài viết (496)
    Số điểm: 5096
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 51 lần


    Phân biệt chế độ ốm đau và chế độ tai nạn lao động

    Cảm ơn bạn vì đã chia sẻ thông tin vô cùng hữu ích về việc phân biệt chế độ ốm đau và chế độ tai nạn lao động.

    Như vậy, người lao động cần xác định được các mình thuộc đối tượng được hưởng chế độ nào để bảo vệ tốt hơn quyền lợi của mình trong vấn đề về tiền lương, thời gian nghỉ và các khoản trợ cấp sẽ được hưởng.

     
    Báo quản trị |  
  • #584285   25/05/2022

    Phân biệt chế độ ốm đau và chế độ tai nạn lao động

    Cảm ơn bạn vì bài viết mang đến thông tin rất hữu ích. Các khoản trợ cấp là một quyền lợi rất quan trọng đối với người lao động. Do đó, người lao động cần hiểu rõ trong thời điểm nào, mình được hưởng những gì để không bỏ sót các quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân. 

     
    Báo quản trị |  
  • #585646   23/06/2022

    chaann
    chaann
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:08/06/2022
    Tổng số bài viết (404)
    Số điểm: 3485
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 50 lần


    Phân biệt chế độ ốm đau và chế độ tai nạn lao động

    Cảm ơn vì những thông tin mà bạn đã cung cấp. Bài viết mà bạn mang lại đã cung cấp cho mình được nhiều thông tin hữu ích về chế độ ốm đau và chế độ tai nạn lao động. Đọc bài viết, mình đã có thể phân biệt được giữa chế độ ốm đau và chế độ tai nạn lao động. Hi vọng nhận được nhiều bài viết từ bạn.

     
    Báo quản trị |  
  • #589824   21/08/2022

    maithuan415
    maithuan415
    Top 150
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/06/2020
    Tổng số bài viết (560)
    Số điểm: 4939
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 60 lần


    Phân biệt chế độ ốm đau và chế độ tai nạn lao động

    Cảm ơn bài viết của bạn rất hay. Chế độ ốm đau, tai nạn lao động là những chế độ đem lại nhiều lợi ích cho người tham gia BHXH khi không may xảy ra sự cố. Tuy nhiên, không ít người đang nhầm lẫn giữa hai chế độ này.

     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #593389   31/10/2022

    sun_shineeeee
    sun_shineeeee

    Mầm

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:26/09/2022
    Tổng số bài viết (104)
    Số điểm: 730
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 23 lần


    Phân biệt chế độ ốm đau và chế độ tai nạn lao động

    Cảm ơn bài viết của tác giả. Cho mình hỏi là trường hợp anh A là shipper của cửa hàng bánh kem, anh đang chạy xe đi giao bánh, tiện đường, anh ghé qua mua sách thì bị tai nạn giao thông. Trong trường hợp này, anh A có được hưởng chế độ tai nạn lao động không? Hay anh xin công ty hưởng chế độ ốm đau?

     
    Báo quản trị |  
  • #596755   31/12/2022

    haohao2912
    haohao2912
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Khánh Hoà, Việt Nam
    Tham gia:11/07/2018
    Tổng số bài viết (292)
    Số điểm: 2618
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 33 lần


    Phân biệt chế độ ốm đau và chế độ tai nạn lao động

    Cảm ơn các thông tin hữu ích của bạn! Nhiều người lầm tưởng khi bị tai nạn lao động cũng được xem là ốm đau và chỉ thực hiện các thủ tục để hưởng chế độ ốm đau mà không thực hiện thủ tục để hưởng chế độ tai nạn lao động. Chế độ tai nạn lao động đánh giá phần trăm bị tai nạn và trả lại số tiền lớn hơn để bù đắp những thương tổn của người lao động cũng như buộc người sử dụng thực hiện bồi thường hoặc trợ cấp một phần khi có tai nạn xảy ra, nhằm hạn chế các tai nạn.

     
    Báo quản trị |  
  • #596793   01/01/2023

    minhcong99
    minhcong99
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/03/2022
    Tổng số bài viết (438)
    Số điểm: 3985
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 36 lần


    Phân biệt chế độ ốm đau và chế độ tai nạn lao động

    Cảm ơn bạn đã chia sẽ thông tin hữu ích trên. Chế độ ốm đau, tai nạn lao động là những chế độ đem lại nhiều lợi ích cho người tham gia BHXH khi không may xảy ra sự cố. Tuy nhiên, không ít người đang nhầm lẫn giữa hai chế độ này.

     

     
    Báo quản trị |