Phân biệt " Chánh án" và "Chánh tòa"

Chủ đề   RSS   
  • #507193 11/11/2018

    lanbkd
    Top 150
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/08/2017
    Tổng số bài viết (518)
    Số điểm: 8260
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 488 lần


    Phân biệt " Chánh án" và "Chánh tòa"

    Phân biệt

    Bạn nào còn nhẫm lẫn hay không biết “Chánh án” và “Chánh tòa” khác nhau như thế nào thì theo dõi bảng so sánh dưới đây để tìm hiểu rõ sự khác biệt giữa hai chức danh này nha.

    TIÊU CHÍ

    CHÁNH ÁN

    CHÁNH TÒA

    Khái niệm

    Chánh án là người đứng đầu các cấp của Toà án nhân nhân và Tòa án quân sự.

    -Chánh tòa là người đứng đầu tòa chuyên trách của Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân cấp tỉnh (không có ở cấp Tòa án nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân cấp huyện).

    -Còn trong nhánh tòa án quân sự, Chánh tòa là người đứng đầu Tòa phúc thẩm Tòa án quân sự trung ương (không có ở cấp Tòa án quân sự quân khu vàTòa án quân sự khu vực).

    Bản chất

    Chánh án mỗi cấp tòa là người đứng đầu; là người quản lý, điều hành, tổ chức công tác xét cử của cấp tòa đó.

    -Trong cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân cấp cao Toà tòa án nhân dân cấp tỉnh (nhánh tòa án nhân dân) có thành lập các Tòa chuyên trách (hiểu nôm na là Tòa án được tổ chức và giao thẩm quyền chuyên xét xử những vụ án mà nội dung thuộc sự điều chỉnh của các ngành luật riêng như: luật dân sự, luật hình sự, luật kinh tế,..) thì sẽ tồn tại Chánh tòa – người đứng đầu quản lý, điều hành các Tòa án chuyên trách trong mỗi cấp tòa này.

    -Mặt khác, trong cơ cấu tổ chức của Tòa án quân sự trung ương (nhánh tòa quân sự) có thành lập Tòa phúc thẩm Tòa án quân sự trung ương thì người đứng đầu; chịu trách nhiệm quản lý, điều hành Tòa phúc thẩm Tòa án quân sự trung ương sẽ là Chánh tòa.

     

    Địa vị pháp lý

    Cao hơn

    Thấp hơn

    Bởi, Chánh Tòa nằm dưới sự quản lý, điều hành của Chánh án.

     

    Phân loại

     

    - Nhánh Tòa án nhân dân:

    + Chánh án Tòa án nhân dân tối cao;

    + Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao;

    + Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

    + Chánh án Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương;

    - Nhánh Tòa án Quân sự:

    + Chánh án Tòa án quân sự trung ương;

    + Chánh án Tòa án quân sự quân khu và tương đương;

    + Chánh án Tòa án quân sự khu vực.

     

    - Nhánh Tòa án nhân dân:

    Việc thành lập tòa chuyên trách cần căn cứ vào yêu cầu thực tế xét xử ở mỗi Tòa án nhân dân cấp cao, cấp tỉnh, cấp huyện và Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định việc tổ chức các Tòa chuyên trách nên sẽ tùy thuộc từng địa phương mà số lượng Tòa chuyên trách sẽ có sự khác biệt.

    + Tòa án nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thể có 06 Chánh tòa gồm: Chánh tòa Tòa hình sự, Chánh tòa Tòa dân sự, Chánh tòa Tòa hành chính, Chánh tòa Tòa kinh tế, Chánh tòa Tòa lao động, Chánh tòa Tòa gia đình và người chưa thành niên.

     + Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thể có 04 loại Chánh tòa gồm: Chánh tòa Tòa hình sự, Chánh tòa Tòa dân sự, Chánh tòa Tòa gia đình và người chưa thành niên, Chánh tòa xử lý hành chính. (So với Tòa án nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì không có chức danh: Chánh tòa Tòa lao động và Chánh tòa Tòa kinh tế).

    - Nhánh Tòa án quân sự: Chánh tòa Tòa phúc thẩm Tòa án quân sự trung ương.

     

    Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm và nhiệm kỳ

    - Nhánh Tòa án nhân dân:

    + Chánh án Tòa án nhân dân tối cao: do Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch nước. Nhiệm kỳ: theo nhiệm kỳ của Quốc hội.

    + Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao; Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Chánh án Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương:  do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.

    Nhiệm kỳ của các Chánh án này là 05 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm.

    - Nhánh Tòa án quân sự:

    + Chánh án Tòa án quân sự trung ương: là Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao do Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.

    Nhiệm kỳ là 05 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm.

    + Chánh án Tòa án quân sự quân khu và tương đương; Chánh án Tòa án quân sự khu vực: do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

    Nhiệm kỳ của các Chánh án trên là 05 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm.

     

    - Nhánh Tòa án nhân dân:

    Các chánh tòa là do chánh án tòa án nhân dân nơi có tòa chuyên trách đó trực thuộc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức: Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định bổ nhiệm các chức danh Chánh tòa, Phó Chánh tòa tại Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ

     

    - Nhánh Tòa án quân sự: Mình không tìm thấy căn cứ pháp lý về vấn đề này (nếu bạn nào biết bổ sung giúp mình nhé! )

    Căn cứ pháp lý:

    - Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014;

    - Thông tư 01/2016/TT-CA;

    - Nghị quyết  81/2014/QH13.

     

     
    22438 | Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn lanbkd vì bài viết hữu ích
    admin (04/04/2023) willlison1012 (20/11/2018) daituyet_tam (19/11/2018)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #507972   19/11/2018

    Tòa án cấp huyện cũng có Chánh tòa nhé

    https://thuvienphapluat.vn/cong-van/Thu-tuc-To-tung/Cong-van-26-TANDTC-TCCB-2018-gop-y-phuong-an-to-chuc-toa-chuyen-trach-372332.aspx

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ASSOPHARMA vì bài viết hữu ích
    daituyet_tam (19/11/2018)
  • #508038   19/11/2018

    lanbkd
    lanbkd
    Top 150
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/08/2017
    Tổng số bài viết (518)
    Số điểm: 8260
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 488 lần


    ASSOPHARMA viết:

    Tòa án cấp huyện cũng có Chánh tòa nhé

    https://thuvienphapluat.vn/cong-van/Thu-tuc-To-tung/Cong-van-26-TANDTC-TCCB-2018-gop-y-phuong-an-to-chuc-toa-chuyen-trach-372332.aspx

    Cảm ơn bạn đã đính chính. Đúng là mình đã sai sót rồi. ;-)

    Tòa án nhân dân cấp Huyện cũng có thể thành lập nhóm Tòa án chuyên trách, do đó cũng có thể có Chánh tòa. 

     
    Báo quản trị |  
  • #508189   22/11/2018

    lengocanhttcp
    lengocanhttcp

    Female
    Mầm

    Thanh Hoá, Việt Nam
    Tham gia:22/03/2018
    Tổng số bài viết (82)
    Số điểm: 699
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 9 lần


    Khoản 3 Điều 45 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014:

    Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương có Chánh án, Phó Chánh án, Chánh tòa, Phó Chánh tòa, Thẩm phán, Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên về thi hành án, công chức khác và người lao động.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #542540   31/03/2020

    datthinh3110
    datthinh3110

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/02/2020
    Tổng số bài viết (83)
    Số điểm: 550
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 7 lần


    Theo những hiểu biết của mình thì chánh án là người đứng đầu tòa án, thực hiện việc quản lý trong tòa án

    Còn chánh tòa là người đứng đầu từng tòa cụ thể như tòa dân sự, tòa hình sự, tòa hôn nhân và gia đinh

     
    Báo quản trị |