Phạm tội nhưng không phải chịu trách nhiệm hình sự?

Chủ đề   RSS   
  • #552829 26/07/2020

    hosyhieu20
    Top 500


    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:02/05/2020
    Tổng số bài viết (210)
    Số điểm: 1710
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 11 lần


    Phạm tội nhưng không phải chịu trách nhiệm hình sự?

    Việc xử lý trách nhiệm hình sự là hành vi bắt buộc những người có hành vi phạm tội phải chịu trách nhiệm về hành vi phạm tội của mình, dễ hiểu hơn là phải chịu hình phạt. Tuy nhiên, việc xử lý trách nhiệm hình sự ngoài mục đích trừng trị những kẻ có hành vi nguy hiểm cho xã hội còn là răn đe, giáo dục và phục hồi nhân cách cho những người không may vướng việc phạm tội. Từ ý nghĩa đó, Bộ luật hình sự Việt Nam đã có những quy định những trường hợp người phạm tội nhưng không phải chịu trách nhiệm hình sự. Cụ thể, tại Chương IV và Chương V có những trường hợp như sau:

    Sự kiện bất ngờ là trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi.

    Người mất năng lực hành vi thực hiện hành vi phạm tội (tâm thần, mất khả năng nhận thức,…)

    Phòng vệ chính đáng quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác.

    Tình thế cấp thiết phải gây ra một thiệt hại nhỏ để tránh một thiệt hại lơn hơn.

    Gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội.

    Gây thiệt hại trong khui thực hiện nghiên cứu thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới mặc dù đã tuân thủ đúng quy trình, quy phạm, áp dụng đầy đủ biện pháp phòng ngừa.

    Thi hành lệnh của chỉ huy hoặc cấp trên và đã thực hiện đủ quy trình báo cáo về khả năng gây thiệt hại cho người chỉ huy hoặc cấp trên.

    Hành vi hoặc người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa .

    Đây là quy định thể hiện tính nhân đạo của pháp luật đối với những hành vi phạm tội không còn mang tính nguy hiểm cho xã hội và để tạo cơ hội làm lại cuộc đời cho những người không may vướng vào vòng lao lý. Ngoài ra, đây cũng là những trường hợp được các luật sư viện dẫn nhiều trong những việc bào chữa cho thân chủ của họ.

     
    4213 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #553333   29/07/2020

    LEGAL-A25
    LEGAL-A25
    Top 200
    Lớp 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:17/04/2017
    Tổng số bài viết (462)
    Số điểm: 2912
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 100 lần


    Cấu thành tội phạm có 4 yếu tố sau:

    - Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được Luật hình sự bảo vệ ,bị tội phạm xâm hại,gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại

    - Mặt khách quan của tôi phạm là những biểu hiện của bên ngoài tội phạm.Mặt khách quan bao gồm các dấu hiệu: hành vi nguy hiểm cho xã hội ,hậu quả tác hại do tội phạm gây ra, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi nguy hiểm và hậu quả do hành vi đó gây ra ; thời gian, địa điểm; công cụ phương tiện thực hiện tội phạm. v.v

    - Mặt chủ quan của tội phạm là những biểu hiện bên trong của tội phạm,là thái độ tâm lý của người phạm tội.Mặt chủ quan của tội phạm gồm các dấu hiệu lỗi,động cơ, mục đích cuả tội phạm.

    - Chủ thể của tội phạm là con người cụ thể thực hiện hành vi phạm tội ,mà theo quy định của Luật Hình sự họ phải chịu trách nhiệm về hành vi đó.Chủ thể của tội phạm phải là người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đủ độ tuổi theo quy định của pháp luật Hình sự.

     Những trường hợp bạn vừa liệt kê đều rơi vào 1 trong 4 yếu tố trên. Do đó, nên phạm tội không chịu trách nhiệm hình sự

     

     
    Báo quản trị |