Phạm tội lừa đảo trong thời gian mang thai thì xử lý thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #589738 17/08/2022

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2016 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Phạm tội lừa đảo trong thời gian mang thai thì xử lý thế nào?

    Sự việc diễn ra tại Tp. Đà Nẵng khi cơ quan điều tra công an quyết định khởi tố và thực hiện lệnh bắt tạm giam bà HTC về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong việc mua bán đất và chiếm đoạt 16 tỷ đồng. Tuy nhiên, trước đó bà HTC đã bị khởi tố với tội danh tương tự nhưng trong thời gian mang thai nên được tại ngoại. 
     
    Hành vi phạm tội của bà HTC trong thời gian này có phải chấp hành hình phạt tù hay không và biện pháp ngăn chặn sẽ được thực hiện ra sao?
     
    xu-ly-nguoi-pham-toi-dang-mang-thai
     
    Quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
     
    Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản của có thể hiểu là người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác. Thủ đoạn ở đây có thể bằng nhiều hình thức khác nhau tuy nhiên mức độ vi phạm sẽ phụ thuộc vào số tài sản mà người phạm tội chiếm đoạt.
     
    Cụ thể, hành vi chiếm đoạt của bà HTC là 16 tỷ đồng trong việc mua bán đất đai căn cứ khoản 4 Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 thì bà HTC sẽ bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:
     
    Thứ nhất là chiếm đoạt tài sản trị giá 500 triệu đồng trở lên.
     
    Thứ hai là lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
     
    Theo quy định trên thì bà HTC có thể bị kết án tù từ 12 năm - 20 năm hoặc tù chung thân tùy vào mức độ vi phạm. Ngoài ra,  người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng - 100 triệu đồng và cấm cấm hành nghề hoặc làm công việc môi giới từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
     
    Phụ nữ mang thai có được hoãn chấp hành phạt tù?
     
    Như đã thông tin bên trên bà HTC đã bị Công an TP.Đà Nẵng khởi tố trong vụ án khác với cùng tội danh trên, nhưng lúc này bà đang mang thai chờ sinh con nên được tại ngoại. Việc tiếp tục hành vi phạm tội lần này bà HTC sẽ được xử lý theo Điều 67 Bộ luật Hình sự 2015 định quy các trường hợp hoãn chấp hành hình phạt tù như sau:
     
    Người bị xử phạt tù có thể được hoãn chấp hành hình phạt trong các trường hợp sau đây:
     
    - Bị bệnh nặng thì được hoãn cho đến khi sức khỏe được hồi phục.
     
    - Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, thì được hoãn cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi.
     
    - Là người lao động duy nhất trong gia đình, nếu phải chấp hành hình phạt tù thì gia đình sẽ gặp khó khăn đặc biệt, được hoãn đến 01 năm, trừ trường hợp người đó bị kết án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
     
    - Bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng, do nhu cầu công vụ, thì được hoãn đến 01 năm.
     
    Do vậy, bà HTC vẫn sẽ tiếp tục được hoãn chấp hành hình phạt tù. Tuy nhiên, việc sau khi đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự trước đó mà vẫn tiếp tục tái phạm khi chưa chấp hành hình phạt tù thì theo Điều 53 Bộ luật Hình sự 2015 quy về tội tái phạm, tái phạm nguy hiểm. Đây sẽ là một trong những hành vi làm tăng nặng trách nhiệm hình sự cho lần kết án kế tiếp cho bà HTC.
     
    Bên cạnh đó, tại Công văn 01/2017/GĐ-TANDTC của Tòa án Nhân dân tối cao đã đưa ra câu trả lời cho vướng mắc này như sau:
     
    Nếu phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi bị kết án tù thì có thể được hoãn chấp hành hình phạt tù cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi, không phân biệt họ cố tình có thai và sinh con liên tục để trốn tránh nghĩa vụ thi hành án phạt tù hay không.
     
    Điều này đồng nghĩa với việc, dù phạm nhân nữ có cố tình có thai và sinh con liên tục thì họ vẫn tiếp tục được hoãn chấp hành án phạt tù.
     
    Chính sách này của pháp luật không chỉ thể hiện sự khoan hồng mà còn đảm bảo quyền được sinh con của phụ nữ, quyền được chăm sóc của trẻ em. Cụ thể là trẻ khi sinh ra cần được nuôi dưỡng trong gia đình có đầy đủ cha mẹ, nhất là trong 3 năm đầu đời.
     
    Lưu ý: Thời gian tạm đình chỉ không được tính vào thời gian chấp hành hình phạt tù.
     
    Biện pháp ngăn chặn người mang thai tiếp tục phạm tội
     
    Việc bà HTC tiếp tục tái phạm với tội danh như cũ thì vụ án sẽ được hoãn cho đến khi con của bà 36 tháng tuổi. Trong trường hợp này để để hạn chế việc bà HTC tiếp tục thực hiện hành vi thì cơ quan điều tra có thể thực hiện biện pháp sau:
     
    Căn cứ khoản 4 Điều 119 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 biện pháp áp dụng đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi thì không tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác, trừ các trường hợp tiếp tục phạm tội.
     
    Như vậy, việc bà HTC đang mang thai nhưng vẫn tiếp tục hành vi phạm tội lừa đảo với tái phạm nguy hiểm số tiền lên đến 16 tỷ đồng thì có thể áp dụng hình thức tạm giam để ngăn chặn hành vi phạm tội. Việc tạm giam sẽ được thực hiện cho đến khi con của bà HTC 36 tháng tuổi thì tiếp tục truy cứu trách nhiệm.
     
    1204 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenhoaibao12061999 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (17/08/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #590343   29/08/2022

    hirono
    hirono
    Top 200
    Lớp 3

    Vietnam
    Tham gia:17/05/2022
    Tổng số bài viết (434)
    Số điểm: 4402
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 62 lần


    Phạm tội lừa đảo trong thời gian mang thai thì xử lý thế nào?

    cảm ơn thông tin hữu ích bạn đã chia sẻ. Trường hợp phụ nữ mang thai phạm tội được tại ngoại để sinh con và nuôi con đên 36 tháng tuổi là quy định nhân đạo, tiến bộ của pháp luật. tuy nhiên có những kẻ gian lợi dụng quy định nhân đạo này để tiếp tục mang thai sau khi sinh con để trốn tránh nghĩa vụ thi hành án phạt tù. Đây là điểm bất cập mà mình chưa thấy quy định hướng dẫn xử lý trong trường hợp này.

     
    Báo quản trị |