“Phá sản” hay “Giải thể” lựa chọn nào cho những doanh nghiệp đang lao đao vì Covid

Chủ đề   RSS   
  • #557701 12/09/2020

    NguyenThanhNgan123

    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/09/2020
    Tổng số bài viết (97)
    Số điểm: 1520
    Cảm ơn: 35
    Được cảm ơn 128 lần


    “Phá sản” hay “Giải thể” lựa chọn nào cho những doanh nghiệp đang lao đao vì Covid

    Trong tình hình dịch bệnh diễn biến ngày càng phức tạp, nhiều doanh nghiệp rơi vào tình cảnh không thể tiếp tục duy trì hoạt động kinh doanh. Lựa chọn nào là tối ưu cho các doanh nghiệp?

    Phá sản, giải thể

    Phá sản, giải thể - Ảnh minh họa

    Tiêu chí

    Phá sản

    Giải thể

    Luật điều chỉnh

    Luật phá sản 2014

    Luật Doanh nghiệp 2014

    Lý do

    Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.

    (Khoản 4 Điều 5)

    Doanh nghiệp bị giải thể trong các trường hợp sau đây:

    - Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;

    - Theo quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của tất cả thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;

    - Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;

    - Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

    (Điều 201)

    Về tính chất của thủ tục giải thể và thủ tục phá sản doanh nghiệp.

    Thủ tục phá sản doanh nghiệp là một thủ tục tư pháp và được thực hiện thep quy định Luật Phá sản 2014.

    Thực hiện theo trình tự, thủ tục được quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2014

    (Điều 202)

    Chủ thể ra quyết định

    Thủ tục phá sản doanh nghiệp do Tòa án quyết định.

    (Điều 8)

    Giải thể doanh nghiệp là quyết định của chủ sở hữu doanh nghiệp (đối với trường hợp giải thể tự nguyện) hoặc do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập doanh nghiệp quyết định (trường hợp giải thể bắt buộc).

    Điều kiện

    Đối với phá sản doanh nghiệp thì bản chất là do không thanh toán được nợ vì thế, doanh nghiệp phá sản không bắt buộc bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác.

    Các chủ nợ sẽ được thanh toán các khoản nợ theo thứ tự luật định trên cơ sở số tài sản còn lại của doanh nghiệp, trừ trường hợp đối với chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh công ty hợp danh.

    Điều kiện để doanh nghiệp được phép giải thể đó là khi doanh nghiệp bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp, Trường hợp doanh nghiệp bị giải thể, các chủ nợ sẽ được thanh toán đầy đủ các khoản nợ theo thứ tự pháp luật quy định.

    Các quy định khác của nhà nước

    Nhà nước có thể hạn chế quyền tự do kinh doanh đối với chủ sở hữu hay người quản lý điều hành doanh nghiệp bị phá sản. Chẳng hạn, người giữ chức vụ Chủ tịch, Tổng giám đốc, Giám đốc, thành viên Hội đồng quản trị của doanh nghiệp 100% vốn nhà nước bị tuyên bố phá sản không được đảm đương các chức vụ đó ở bất kỳ doanh nghiệp nhà nước nào kể từ ngày doanh nghiệp 100% vốn nhà nước bị tuyên bố phá sản…

    (Điều 129)

    Đối với doanh nghiệp giải thể người quản lý, điều hành không bị Nhà nước hạn chế quyền tự do kinh doanh.

    Như đã trình bày ở trên, thủ tục phá sản phức tạp hơn, hậu quả pháp lý của phá sản lại nặng nề hơn rất nhiều so với giải thể nên nếu được lựa chọn thì có lẽ không doanh nghiệp nào “dại dột” mà lựa chọn phá sản.

    Chỉ có các doanh nghiệp bị mất khả năng thanh toán lương, thanh toán nợ, không được quyền tiến hành thủ tục giải thể thì mới bị tuyên bố phá sản.

    Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán có thể bị người lao động hoặc chủ nợ hoặc các đối tượng khác yêu cầu Tòa án tuyên bố phá sản để từ đó, tiến hành thủ tục phá sản, bán tài sản để trả nợ.

    Nếu doanh nghiệp có thể đưa ra phương án phục hồi kinh doanh có thể thanh toán hết lương và các khoản nợ. Sau đó, nhận thấy việc tiếp tục kinh doanh sẽ khó khăn và có khả năng cao bị thua lỗ thì lúc này doanh nghiệp mới có quyền (nên) chọn giải thể. Khi chọn giải thể thì doanh nghiệp ở thế chủ động hơn, thủ tục đơn giản hơn.

     

    Cập nhật bởi NguyenThanhNgan123 ngày 12/09/2020 05:17:01 CH
     
    2866 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn NguyenThanhNgan123 vì bài viết hữu ích
    hoamattroi9297 (12/09/2020) ThanhLongLS (12/09/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #578907   30/12/2021

    “Phá sản” hay “Giải thể” lựa chọn nào cho những doanh nghiệp đang lao đao vì Covid

    Cảm ơn thông tin hữu ích mà bạn chia sẻ

    Về bản chất thì phá sản và giải thể là hai khái niệm, hai thủ tục pháp lý hoàn toàn khác nhau. Doanh nghiệp có lựa chọn giải thể để hạn chế các thủ tục pháp lý phúc tạp và kéo dài. Ngoài ra phá sản thường chỉ áp dụng với doanh nghiệp không còn khả năng thanh toán.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #578954   31/12/2021

    “Phá sản” hay “Giải thể” lựa chọn nào cho những doanh nghiệp đang lao đao vì Covid

    Trong trường hợp doanh nghiệp chưa đến mức mất khả năng thanh toán nhưng cảm thấy việc hoạt động tiếp trong thời gian dịch bệnh sẽ làm ảnh hưởng đến thu nhập thì ngoài giải thể cũng có thể chọn tạm ngừng kinh doanh, chờ hết dịch, kinh tế đi vào ổn định để tiếp tục hoạt động.

     
    Báo quản trị |  
  • #580210   31/01/2022

    Yen_Do
    Yen_Do

    Mầm

    Vietnam
    Tham gia:11/01/2022
    Tổng số bài viết (103)
    Số điểm: 770
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 1 lần


    “Phá sản” hay “Giải thể” lựa chọn nào cho những doanh nghiệp đang lao đao vì Covid

    cám ơn thông tin hữu ích bạn chia sẻ

    Theo mình việc lựa chọn thì phải phụ thuộc nhiều vào hoàn cảnh cụ thể của doanh nghiệp, do các yếu tố tài sản và nợ quyết định rất nhiều hình thức chấm dứt tồn tại. Nhưng trong trường hợp có thể chọn thig giải thể thì vẫn mang tính chủ động và ít để lại hậu quả cho các bên liên quan hơn là phá sản.

     
    Báo quản trị |  
  • #582517   31/03/2022

    katkumhat
    katkumhat
    Top 75
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/08/2020
    Tổng số bài viết (846)
    Số điểm: 5719
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 87 lần


    Hai thủ tục này là khác nhau, cho nên tùy tình hình của doanh nghiệp mà doanh nghiệp đó bị phá sản hay giải thể theo quy định pháp luật. Thông thường doanh nghiệp mở thủ tục phá sản khi mất khả năng chi trả thanh toán cho các khoản nợ.

     
    Báo quản trị |  
  • #582946   25/04/2022

    phantrungnghia99
    phantrungnghia99
    Top 200
    Lớp 3

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:27/02/2022
    Tổng số bài viết (459)
    Số điểm: 4650
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 64 lần


    “Phá sản” hay “Giải thể” lựa chọn nào cho những doanh nghiệp đang lao đao vì Covid

    Cảm ơn những chia sẻ của bạn,

    Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán có thể bị người lao động hoặc chủ nợ hoặc các đối tượng khác yêu cầu Tòa án tuyên bố phá sản để từ đó, tiến hành thủ tục phá sản, bán tài sản để trả nợ.
     
    Nếu doanh nghiệp có thể đưa ra phương án phục hồi kinh doanh có thể thanh toán hết lương và các khoản nợ. Sau đó, nhận thấy việc tiếp tục kinh doanh sẽ khó khăn và có khả năng cao bị thua lỗ thì lúc này doanh nghiệp mới có quyền (nên) chọn giải thể. Khi chọn giải thể thì doanh nghiệp ở thế chủ động hơn, thủ tục đơn giản hơn
     
    Báo quản trị |