Nói có sách mách có chứng là gì? Ai có nghĩa vụ chứng minh trong tố tụng hình sự?

Chủ đề   RSS   
  • #613490 29/06/2024

    thao11299

    Sơ sinh

    Vietnam
    Tham gia:30/05/2024
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Nói có sách mách có chứng là gì? Ai có nghĩa vụ chứng minh trong tố tụng hình sự?

    "Nói có sách mách có chứng" là một câu tục ngữ phổ biến trong văn hóa Việt Nam. Vậy, ý nghĩa của câu tục ngữ này là gì? Và trong tố tụng hình sự ai có nghĩa vụ chứng minh tội phạm?

    “Nói có sách mách có chứng” là gì?

    “Nói có sách mách có chứng” là một thành ngữ trong tiếng Việt, mang ý nghĩa là nói đúng sự thật, có căn cứ rõ ràng và có thể kiểm chứng được, không nói mò, không thêu dệt, không nói kiểu tung tin thất thiệt, bịa đặt dựng chuyện, vu oan giá hoạ để bóp méo, xuyên tạc sự thật hay đổ lỗi cho người khác. Khi nói điều gì đó, ta cần dựa trên những nguồn tin uy tín, có bằng chứng cụ thể để đảm bảo tính chính xác và thuyết phục.
     
    Ví dụ:
     
    Khi kể về một sự kiện lịch sử, ta cần nói có sách mách có chứng để người nghe tin tưởng.
    Trong một cuộc tranh luận, ta cần đưa ra những lập luận nói có sách mách có chứng để bảo vệ quan điểm của mình.
     
    Nói có sách mách có chứng là một điều cần thiết trong giao tiếp và trong cuộc sống. Nó giúp chúng ta xây dựng lòng tin với người khác, đồng thời, tránh những hiểu lầm và hậu quả không tốt.

    Ai có nghĩa vụ chứng minh trong tố tụng hình sự?

    Vậy trong tố tụng hình sự thì ai có nghĩa vụ “Nói có sách mách có chứng” để chứng minh tội phạm.
     
    Trách nhiệm chứng minh tội phạm được quy định tại Điều 15 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015. Theo đó:
     
    Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Người bị buộc tội có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội.
     
    Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải áp dụng các biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội.
     
    Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng theo quy định của điểm a khoản 1 Điều 4 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 hiện hành gồm cơ quan tiến hành tố tụng và cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. Cụ thể:
     
    + Theo Điều 34 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì cơ quan tiến hành tố tụng gồm: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án.
     
    + Theo Điều 35 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra gồm: 
    Các cơ quan của Bộ đội biên phòng, các cơ quan của Hải quan; các cơ quan của Kiểm lâm, các cơ quan của lực lượng Cảnh sát biển, các cơ quan của Kiểm ngư, các cơ quan của Công an nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra và các cơ quan khác trong Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.
     

    Tố giác tội phạm sai sự thật có bị phạt tù không?

    Trường hợp tố giác tội phạm không có căn cứ và sau khi xác nhận tin tố giác tội phạm là sai sự thật thì người tố giác tội phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
     
    Theo Điều 156 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi điểm e khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 thì người nào bịa đặt người khác phạm tội, và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội vu khống với mức hình phạt cao nhất lên đến 07 năm tù.
     
    Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
     
    Tóm lại, “Nói có sách mách có chứng” mang ý nghĩa nói đúng sự thật, có căn cứ rõ ràng và có thể kiểm chứng được. Và trong tố tụng hình sự, nghĩa vụ chứng minh tội phạm sẽ thuộc về các cơ quan sau:
    - Cơ quan điều tra;
    - Viện kiểm sát;
    - Tòa án.
    - Các cơ quan của Bộ đội biên phòng;
    - Các cơ quan của Hải quan;
    - Các cơ quan của Kiểm lâm;
    - Các cơ quan của lực lượng Cảnh sát biển;
    - Các cơ quan của Kiểm ngư;
    - Các cơ quan của Công an nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;
    - Các cơ quan khác trong Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.

     

     
    276 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận