nợ này trách nhiệm của ai đây

Chủ đề   RSS   
  • #56382 11/07/2010

    thienduc44

    Mầm

    Đồng Tháp, Việt Nam
    Tham gia:08/06/2010
    Tổng số bài viết (38)
    Số điểm: 590
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 2 lần


    nợ này trách nhiệm của ai đây

    kính chào luật sư !
    tôi có cho một người em vay 5 chỉ vàng 24k, nhưng không làm giấy, sau một thời gian, người em tôi âm thầm cho một người anh bà con vay lại rồi bảo tôi ghi sổ nợ cho người anh, tôi cũng nghĩ tình và ghi sổ nợ cho người anh người anh cũng ký, nhưng rồi người anh không trả, vậy tôi có thể lấy nợ ở người em được không ?
     
    11741 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #56702   15/07/2010
    Được đánh dấu trả lời

    AnLuat2006
    AnLuat2006
    Top 100
    Female
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/04/2008
    Tổng số bài viết (638)
    Số điểm: 3555
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 153 lần


    Chào bạn! Đối với vấn đề bạn hỏi, tôi tư vấn bạn như sau: Theo điều 471 Bộ luật Dân sự qui định: “Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có qui định”. Mặt khác, theo điều 163 Bộ luật dân sự thì tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản. Như vậy, căn cứ các qui định của Bộ luật Dân sự nêu trên, hợp đồng vay tài sản của các tổ chức, cá nhân khác (không phải là tổ chức tín dụng) thì không bắt buộc phải được thể hiện bằng văn bản. Đối với trường hợp của bạn thì vẫn có thể đòi số nợ mà người em bạn đã vay nếu bạn chứng minh được có sự việc vay tài sản xảy ra giữa bạn và người em bằng cách người em thừa nhận có vay tài sản của bạn hoặc có người làm chứng… Trong trường hợp này, bạn có thể gửi đơn đến UBND xã, phường để yêu cầu hòa giải. Nếu tại buổi hòa giải mà người em thừa nhận có vay tài sản của bạn, thì căn cứ vào biên bản hòa giải bạn có thể gửi đơn đến Tòa án nhân dân nơi người em cư trú để yêu cầu giải quyết (nếu hòa giải không thành). Chúc bạn sức khỏe và may mắn. Luật sư Đinh Thị Quỳnh Như - 0909999445 Văn phòng luật sư An Luật

    Luật sư Đinh Thị Quỳnh Như - 0909999445

    CÔNG TY LUẬT TNHH MTV AN LUẬT

    Địa chỉ: 299/2 Nguyễn Văn Trỗi, Phường 1, Quận Phú Nhuận

    www.anluat.vn

    Email: info@anluat.vn

     
    Báo quản trị |  
  • #57316   23/07/2010

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Chào bạn #0072bc;">thienduc44 và AnLuat2006!
    Theo tôi, nghĩa vụ trả nợ trong trường hợp này thuộc về người anh chứ không còn là nghĩa vụ của người em nữa.
    Ở đây có hai hợp đồng vay tài sản được xác lập là HĐ giữa bạn #0072bc;">thienduc44 với người em và HĐ giữa người em với người anh.
    Tuy nhiên, căn cứ vào Điều 315 BLDS thì khi người em bảo thienduc ghi số nợ cho người anh, thienduc đã chấp nhận thì có nghĩa là bạn ấy đã đồng ý cho người em (bên có nghĩa vụ) thực hiện việc chuyển giao nghĩa vụ dân sự cho người anh (người thế nghĩa vụ). Và khi đó người anh trở thành bên có nghĩa vụ. Trong thực tế thì người anh cũng đã ký sổ nhận nợ.
    Pháp luật về chuyển giao nghĩa vụ dân sự không có quy định cho người thế nghĩa vụ được quyền từ chối việc chuyển giao nghĩa vụ.
    Điều 135. Chuyển giao nghĩa vụ dân sự.
    1. Bên có nghĩa vụ có thể chuyển giao nghĩa vụ dân sự cho người thế nghĩa vụ nếu được bên có quyền đồng ý, trừ trường hợp nghĩa vụ gắn liền với nhân thân của bên có nghĩa vụ hoặc pháp luật có quy định không được chuyển giao nghĩa vụ.
    2. Khi được chuyển giao nghĩa vụ thì người thế nghĩa vụ trở thành bên có nghĩa vụ.
    Trân trọng!

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |