NLĐ thỏa thuận với doanh nghiệp về việc không cần chi trả trợ cấp thôi việc thì có được không?

Chủ đề   RSS   
  • #517378 29/04/2019

    NLĐ thỏa thuận với doanh nghiệp về việc không cần chi trả trợ cấp thôi việc thì có được không?

    Căn cứ theo Khoản 1, Điều 48 Bộ luật lao động 2012 quy định như sau:

    "Điều 48. Trợ cấp thôi việc

    1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.[...]"

    Trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ, người lao động chỉ được hưởng trợ cấp thôi việc khi thuộc các trường hợp được quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ được quy định tại Điều 37 Bộ luật lao động 2012.

    Ngược lại, nếu NLĐ chấm dứt HĐLĐ mà không thuộc các trường hợp được nêu tại Điều 37 thì NSDLĐ không phải chi trả trợ cấp thôi việc cho NLĐ. Trong trường hợp này việc NLĐ thỏa thuận với NSDLĐ về việc không chi trả trợ cấp thôi việc nó không mang ý nghĩa gì cả.

    Trong trường hợp NSDLĐ phải trả trợ cấp thôi việc cho NLĐ mà NLĐ không muốn nhận thì việc này không trái với quy định của pháp luật đã nêu. Tuy nhiên, trong trường hợp này để tránh những tranh chấp phát sinh về sau thì các bên nên lập một thoả thuận về việc NLĐ tự nguyện không muốn nhận trợ cấp thôi việc từ NSDLĐ.

     

     

     
    1499 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #524722   31/07/2019

    Theo điều 14 và điều 8 Bộ luật lao động 2012 thì trường hợp người lao động chấm dứt hợp đồng lao động dựa trên thỏa thuận của người lao động và người sử dụng lao động (khoản 3 Điều 36) hoặc người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động  đúng quy định pháp luật - tức báo trước cho đơn vị 45 ngày làm việc trước khi nghỉ việc (hợp đồng không xác định thời hạn) hoặc 30 ngày làm việc nếu một trong các trường hợp quy định tại Điều 37 Bộ luật lao động và làm việc thường xuyên cho đơn vị từ 12 tháng trở lên thì đủ điều kiện hưởng trợ cấp thôi việc (nhưng việc hưởng trợ cấp này phải trừ đi thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp - kể từ thời điểm tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp thì sẽ không được thanh toán trợ cấp thôi việc nữa

    Đồng thời, thời gian báo trước cho đơn vị 45 ngày làm việc (thời gian làm việc thực tế) bao gồm tính cả thời gian nghỉ hưởng chế độ theo Luật bảo hiểm xã hội (chế độ ốm đau, thai sản, ...) ngày nghỉ hằng tuần, nghỉ hưởng nguyên lương (ngày nghỉ lễ, tết...). Riêng đối ngày phép năm chỉ được tính nếu người lao động nghỉ trong khoảng thời gian 45 ngày này với lý do yêu cầu sử dụng ngày phép năm để trừ vào và được sự đồng ý của người sử dụng lao động cho phép dùng phép năm để nghỉ.

    Cập nhật bởi thanhthuc30 ngày 31/07/2019 09:45:33 CH
     
    Báo quản trị |