NLĐ phải làm gì khi bị NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ

Chủ đề   RSS   
  • #512075 12/01/2019

    nguyenducphong_123456
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/11/2018
    Tổng số bài viết (154)
    Số điểm: 3561
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 122 lần


    NLĐ phải làm gì khi bị NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ

    >>> 7 điều NLĐ phải biết trong năm 2019 để bảo vệ quyền lợi của mình

    Không một người lao động nào mong muốn là trong quá trình làm việc của mình phải nhận quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn mà không được thông báo trước theo đúng của định của pháp luật, hoặc lý do chấm dứt hợp đồng là không phù hợp.

    Việc này không những ảnh hưởng cuộc sống hiện tại của người lao động mà nó còn làm xấu hồ sơ để nộp xin việc sau này.

    Vậy để giải quyết vấn đề này người lao động cần phải làm gì?

    Trước tiên, chúng ra cần xem hợp đồng lao động của chúng ta đã hết hạn hay chưa, nếu chưa thì đối chiếu với các trường hợp người sử dụng lao động (NSDLĐ) chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) theo quy định pháp luật.

    Mọi người có thể xem quy định về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động: Tại đây

    Nếu không nằm trong những trường hợp nêu trên thì NSDLĐ đã chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật, trong trường hợp đó ta sẽ thực hiện theo một trong những cách dưới đây

    1. Nhờ sự can thiệp của tổ chức công đoàn tại doanh nghiệp (nếu doanh nghiệp có công đoàn)

    1. Công đoàn cơ sở thực hiện vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên công đoàn, người lao động

    (Khoản 1, Điều 188, Bộ luật Lao động 2012)

    Công đoàn là ra đời với vai trò là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, do đó trong trường hợp này ta nên nhờ sự can thiệp của Công đoàn. Khi đó, tổ chức công đoàn sẽ phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp để cùng với tổ chức đại diện của người sử dụng lao động (nếu có) để thương thảo, đối thoại, hợp tác với NSDLĐ hỗ trợ giải quyết vấn đề.

    2. Khiếu nại quyết định thôi việc

    Trong trường hợp không có Công đoàn hoặc Công đoàn không giải quyết được thì NLĐ sẽ thực hiện khiếu nại với quyết định thôi việc của NSDLĐ. Việc thực hiện khiếu nại lần đầu được thực hiện tại nơi làm việc và sau đó là khiếu nại cho Chánh thanh tra Sở Lao động Thương binh và Xã hội.

    Tại nơi NLĐ làm việc

    NLĐ thực hiện khiếu nại tại nơi làm việc trước tiên

    Đơn khiếu nại có thể gửi qua đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp, khi gửi qua đường bưu điện thì hãy nhớ giữ phiếu gửi, còn khi gửi trực tiếp cho công ty thì hãy photo lại một bản và hãy yêu cầu người nhận ghi là đã nhận đơn và gửi cho người có thẩm quyền trong công ty giải quyết.

    Chánh thanh tra Sở Lao động Thương binh và Xã hội

    Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại mà NSDLĐ không giải quyết khiếu nại hoặc NLĐ không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu thì có thể thực hiện khiếu nại lần 2 lên Chánh thanh tra Sở Lao động Thương binh và Xã hội hoặc khởi kiện

    Hồ sơ gửi gồm có

    + Đơn khiếu nại hoặc văn bản ghi nội dung khiếu nại;

    + Thông báo thụ lý giải quyết khiếu nại;

    + Tài liệu, chứng cứ thu thập trong quá trình giải quyết khiếu nại;

    + Báo cáo kết quả kiểm tra, xác minh nội dung khiếu nại;

    + Kết quả giám định (nếu có);

    + Biên bản tổ chức đối thoại (nếu có);

    + Quyết định giải quyết khiếu nại;

    + Tài liệu khác có liên quan.

    Hồ sơ khiếu nại lần 2, giống với lần đầu ngoài ra còn kèm theo hồ sơ trong lần giải quyết khiếu nại lần đầu ( có thể là quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc một số tài liệu liên quan khác nếu có).

    (Căn cứ Nghị định 24/2018/NĐ-CP về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực lao động, giáo dục nghề nghiệp, hoạt động đưa người lao động việt nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, việc làm, an toàn, vệ sinh lao động)

    3. Khởi kiện vụ án tại Tòa án

    3.1. Thời hiệu khởi kiện

    Thời hiệu khởi kiện đối với trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 2 Điều 202 Bộ luật Lao động 2012 là 01 năm. Điều đó có nghĩa là trong 1 năm kể từ ngày nhận được quyết định cho thôi việc NLĐ có quyền khởi kiện bất cứ lúc nào.

    3.2. Thẩm quyền Tòa án

    Thông thường thì thẩm quyền giải quyết thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện, chỉ trừ một số trường hợp có yếu tố nước ngoài thì thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh

    Tòa án cụ thể: NLĐ có thể lựa chọn Tòa án nơi công ty mình làm việc có trụ sở chính hoặc là nơi có trụ sở của chi nhánh công ty nếu NLĐ làm việc tại chi nhánh công ty, hoặc làm việc tại nơi cư trú của NLĐ…

    Tùy trường hợp NLĐ xem xét nơi nào thuận lợi cho việc đi lại để giải quyết vụ án thì có thể lựa chọn.

    3.3. Hồ sơ khởi kiện

    Tùy vào việc người sử dụng lao động khởi kiện khi không ý với việc giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc không đồng ý với kết quả giải quyết khiếu nại lần 2 mà sẽ tuân theo trình tự của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 hoặc Luật Tố tụng Hành chính 2015. Tuy nhiên hồ sơ cơ bản sẽ bao gồm:

    - Đơn khởi kiện

    - Hợp đồng lao động (bản sao)

    - Quyết định cho thôi việc ( bản sao)

    - CMND + SHK (bản sao)

    - Các giấy tờ khác chứng minh việc hoàn thành tốt công việc trong quá trình làm việc ( nếu có) và các giấy tờ khác có liên quan.

    Cập nhật bởi nguyenducphong_123456 ngày 12/01/2019 01:17:34 CH
     
    3006 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận