NLĐ kết nạp đảng khi làm việc tại doanh nghiệp như thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #598796 20/02/2023

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2014 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    NLĐ kết nạp đảng khi làm việc tại doanh nghiệp như thế nào?

    Kết nạp đảng là một thủ tục quan trọng đối với mỗi công dân Việt Nam, nhằm lựa chọn ra người có đủ tố chất, phẩm chất đạo đức lẫn năng lực chuyên phải giỏi để trở thành Đảng viên ưu tú giúp đất nước phát triển.
     
    Theo đó, nếu công dân là người lao động (NLĐ) muốn thực hiện kết nạp đảng mà đang thực hiện hợp đồng lao động tại doanh nghiệp thì thực hiện kết nạp đảng ra sao?
     
    nld-ket-nap-dang-khi-lam-viec-tai-doanh-nghiep-nhu-the-nao?
     
    1. Kết nạp đảng là gì?
     
    Căn cứ khoản 2 Điều 1 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 có quy định kết nạp đảng là việc công dân Việt Nam từ mười tám tuổi trở lên; thừa nhận và tự nguyện: 
     
    - Thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sở đảng.
     
    - Qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm, đều có thể được xét để kết nạp vào Đảng.
     
    Sau khi kết nạp đảng thì công dân chính thức trở thành Đảng viên và thực hiện các nhiệm vụ và cương lĩnh được giao.
     
    2. Trường hợp nào NLĐ được kết nạp đảng
     
    Theo Mục 6 Hướng dẫn 01/HD-TW 2021 có quy định kết nạp đảng viên trong một số trường hợp cụ thể như sau:
     
    Trường hợp 1: Người đang học tập trung ở cơ sở đào tạo từ 12 tháng trở lên: Do tổ chức đảng ở cơ sở đào tạo xem xét kết nạp. Người đang công tác biệt phái từ 12 tháng trở lên, do tổ chức đảng nơi công tác biệt phái xem xét, kết nạp.
     
    Tổ chức đảng đơn vị cử đi học, đi công tác biệt phái và tổ chức đảng ở địa phương nơi người vào Đảng cư trú có văn bản nhận xét về phẩm chất chính trị; đạo đức, lối sống; quan hệ xã hội; việc chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước gửi về cấp ủy cơ sở đào tạo hoặc cấp ủy nơi người vào Đảng công tác biệt phái để có cơ sở xem xét.
     
    Trường hợp 2: Người đã tốt nghiệp ra trường về địa phương chờ việc làm thì tổ chức đảng ở địa phương xem xét kết nạp.
     
    Trường hợp 3: Người đang làm hợp đồng tại cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp:
     
    - Nếu làm hợp đồng có thời hạn, thời gian thực tế làm việc tại cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp dưới 12 tháng thì tổ chức đảng nơi cư trú xem xét kết nạp; trước khi làm thủ tục xem xét kết nạp phải có nhận xét của cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp nơi người vào Đảng đang làm việc.
     
    - Nếu làm hợp đồng liên tục từ đủ 12 tháng trở lên thì tổ chức đảng của cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp nơi người đó làm việc xem xét kết nạp; nơi không có tổ chức đảng thực hiện theo hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương.
     
    3. Thủ tục kết nạp đảng thực hiện ra sao?
     
    Công dân là NLĐ khi tự nguyện thực hiện kết nạp đảng thực hiện theo thủ tục kết nạp đảng viên (kể cả kết nạp lại) được quy định tại Điều 4 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 như sau:
     
    (1) Người vào Đảng phải:
     
    - Có đơn tự nguyện xin vào Đảng;
     
    - Báo cáo trung thực lý lịch với chi bộ;
     
    - Được hai đảng viên chính thức giới thiệu.
     
    Nơi có tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, người vào Đảng trong độ tuổi thanh niên phải là đoàn viên, được ban chấp hành đoàn cơ sở và một đảng viên chính thức giới thiệu.
     
    Ở các cơ quan, doanh nghiệp nơi không có tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, người vào Đảng phải là đoàn viên công đoàn, được ban chấp hành công đoàn cơ sở và một đảng viên chính thức giới thiệu.
     
    (2) Người giới thiệu phải:
     
    - Là đảng viên chính thức và cùng công tác với người vào Đảng ít nhất một năm.
     
    - Báo cáo với chi bộ về lý lịch, phẩm chất, năng lực của người vào Đảng và chịu trách nhiệm về sự giới thiệu của mình. Có điều gì chưa rõ thì báo cáo để chi bộ và cấp trên xem xét.
     
    (3) Trách nhiệm của chi bộ và cấp ủy:
     
    - Trước khi chi bộ xét và đề nghị kết nạp, chi uỷ kiểm tra lại điều kiện của người vào Đảng và lấy ý kiến nhận xét của tổ chức đoàn thể nơi người đó sinh hoạt.
     
    Vấn đề lịch sử chính trị của người vào Đảng phải thực hiện theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương.
     
    - Chi bộ xét và đề nghị kết nạp từng người một, khi được ít nhất hai phần ba số đảng viên chính thức trong chi bộ tán thành thì đề nghị lên cấp uỷ cấp trên; khi có quyết định của cấp uỷ cấp trên, chi bộ tổ chức lễ kết nạp từng người một.
     
    - Đảng uỷ cơ sở xét, nếu được ít nhất hai phần ba số cấp uỷ viên tán thành kết nạp thì đề nghị lên cấp uỷ cấp trên trực tiếp.
     
    - Ban thường vụ cấp uỷ cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng hoặc cấp uỷ cơ sở được uỷ quyền xét, quyết định kết nạp từng người một.
     
    Như vậy, NLĐ có hợp đồng lao động dưới 12 tháng thì tổ chức đảng nơi cư trú xem xét kết nạp, trường hợp hợp đồng liên tục từ đủ 12 tháng trở lên thì tổ chức đảng của cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp nơi người đó làm việc xem xét kết nạp.
     
    3556 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenhoaibao12061999 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (20/02/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận