>>> Chốt mức tăng 5,3% lương tối thiểu vùng 2019
Kết thúc phiên họp, 15/15 thành viên Hội đồng Tiền lương Quốc gia đã "chốt" mức lương tối thiểu năm 2019 sẽ tăng 5,3%. Kết quả này sẽ được trình Chính phủ để Thủ tướng xem xét, quyết định.
Cụ thể:
- Vùng I: 4.180.000 đồng (tăng 200.000 đồng so với quy định hiện hành tại Nghị định 141/2017/NĐ-CP của Chính phủ).
- Vùng II: 3.710.000 đồng (tăng 180.000 đồng so với quy định hiện hành tại Nghị định 141/2017/NĐ-CP của Chính phủ).
- Vùng III: 3.250.000 đồng (tăng 160.000 đồng so với quy định hiện hành tại Nghị định 141/2017/NĐ-CP của Chính phủ).
- Vùng IV: 2.920.000 đồng (tăng 160.000 đồng so với quy định hiện hành tại Nghị định 141/2017/NĐ-CP của Chính phủ).
Lương tối thiểu vùng là mức lương thấp nhất theo vùng mà người lao động làm việc theo hợp đồng lao động trong doanh nghiệp tại vùng đó được nhận. Khác với lương cơ sở, lương tối thiểu vùng áp dụng chung cho tất cả người lao động làm việc theo hợp đồng lao động trong doanh nghiệp.
Người lao động và doanh nghiệp có thể thỏa thuận về lương nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng
Tác động của lương tối thiểu vùng:
>>> Tích cực: Mục tiêu của chính sách tiền lương tối thiểu là nhằm bảo vệ người lao động, bảo đảm cho người lao động tái sản xuất sức lao động. việc đưa ra lương tối thiểu vùng là hành lang an toàn bảo vệ người lao động để tránh sức ép về nhiều vấn đề từ phía người sử dụng lao động trong khi cung vượt quá cầu
>>> Ngược lại
1. Vì tăng LTT dẫn đến tăng chi phí lao động của doanh nghiệp, do vậy làm giảm cầu về lao động, dẫn đến người lao động có ít việc làm hơn
Việc tăng LTT có tác động ở địa bàn có mức sống thấp, tăng lương TT sẽ giúp bộ phận này cải thiện được cuộc sống hàng ngày. Nhưng với những điịa bàn có điều kiện phát triển thì việc tăng lương này cũng không ảnh hưởng mấy đến chất lượng cuộc sống
2. Việc tăng lương tối thiểu đồng nghĩa với việc phí bảo hiểm tăng mà người lao động trong khối doanh nghiệp sản xuất được hưởng lương theo sản phẩm hoặc doanh thu, nếu giá thị trường không thay đổi thì người lao động phải đóng phí bảo hiểm tăng lương trong khi họ vẫn lĩnh số lương cũ tính theo doanh thu hoặc sản phẩm. )
Trách nhiệm đóng của các đối tượng
|
Tỷ lệ trích đóng BHXH bắt buộc
|
BHXH
|
BHTN LĐ - BNN
|
BHYT
|
BHTN
|
Tổng
|
DN đóng
|
17%
|
0.5%
|
3%
|
1%
|
21.5%
|
NLĐ đóng
|
8%
|
0%
|
1.5%
|
1%
|
10,5%
|
Mức đóng BH = Tiền lương tháng làm căn cứ đóng BH X Tỷ lệ trích các khoản bảo hiểm
|
(Theo Quyết định 595/QĐ-BHXH)
|