Những trường hợp ủy quyền bắt buộc phải công chứng, chứng thực

Chủ đề   RSS   
  • #559800 01/10/2020

    TuyenBig
    Top 100
    Female
    Trung cấp

    Bắc Kạn , Việt Nam
    Tham gia:27/03/2018
    Tổng số bài viết (741)
    Số điểm: 27039
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 952 lần


    Những trường hợp ủy quyền bắt buộc phải công chứng, chứng thực

    Phân biệt công chứng và chứng thực

     Ủy quyền bắt buộc phải công chứng, chứng thực

    Theo quy định tại BLDS 2015 trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.

    Khoản 2, điều 129 BLDS nêu: Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực.

    Việc công chứng, chứng thực trong hợp đồng ủy quyền không quy định cụ thể mà tại các luật chuyên ngành sẽ có những quy định khác nhau. Dưới đây là một số trường hợp luật định bắt buộc việc ủy quyền phải lập thành văn bản có công chứng, chứng thực:

    1. Ủy quyền đăng ký hộ tịch:

     Việc ủy quyền đăng ký hộ tịch

    - Người yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch, cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, yêu cầu đăng ký các việc hộ tịch theo quy định tại Điều 3 Luật hộ tịch (sau đây gọi là yêu cầu đăng ký hộ tịch) được uỷ quyền cho người khác thực hiện thay; trừ trường hợp đăng ký kết hôn, đăng ký lại việc kết hôn, đăng ký nhận cha, mẹ, con thì không được ủy quyền cho người khác thực hiện, nhưng một bên có thể trực tiếp nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền, không phải có văn bản ủy quyền của bên còn lại.

    Việc ủy quyền phải lập thành văn bản, được chứng thực theo quy định của pháp luật. Trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải chứng thực.

    Căn cứ: Thông tư 04/2020/TT-BTP hướng dẫn Luật hộ tịchNghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành

    2. Ủy quyền của vợ chồng cho nhau về việc thỏa thuận mang thai hộ phải lập thành văn bản có công chứng. Việc ủy quyền cho người thứ ba không có giá trị pháp lý (khoản 2 Điều 96 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014).

    3. Người có tên trên Giấy chứng nhận hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật về dân sự quy định tại Khoản 1 Điều 64 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP chỉ được thực hiện việc ký hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất khi đã được các thành viên trong hộ gia đình sử dụng đất đồng ý bằng văn bản và văn bản đó đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật.

    Căn cứ: khoản 5 Điều 14 Thông tư 02/2015/TT- BTNMT

    4.  Việc ủy quyền quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều 205 Luật tố tụng hành chính 2015 phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hợp pháp, trừ trường hợp văn bản ủy quyền đó được lập tại Tòa án có sự chứng kiến của Thẩm phán hoặc người được Chánh án Tòa án phân công. Trong văn bản ủy quyền phải có nội dung đương sự ủy quyền cho người đại diện theo ủy quyền kháng cáo bản án, quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm.

    Căn cứ: Khoản 6, Điều 205 BLTTHC

    Còn trường hợp nào nữa mọi người bổ sung thêm nhé!

    Xem thêm:

    >>> Những trường hợp ủy quyền không cần công chứng, chứng thực

     

     
    6210 | Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn TuyenBig vì bài viết hữu ích
    thoangnet (06/10/2020) enychi (04/10/2020) tongocde76@gmail.com (03/10/2020) yuanping (02/10/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận