Những trường hợp không được hưởng án treo

Chủ đề   RSS   
  • #587543 11/07/2022

    Wings88

    Mầm

    Vietnam
    Tham gia:28/06/2022
    Tổng số bài viết (85)
    Số điểm: 530
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Những trường hợp không được hưởng án treo

    Án treo được xem là một biện pháp chấp hành hình phạt tù nhưng có điều kiện nhất định. Có thể thấy luật luôn tạo điều kiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mỗi cá nhân và hiện nay đã có những quy định cụ thể về một số trường hợp không được hưởng án treo.

    [1] Khái niệm về án treo

    Quy định tại Điều 1 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng điều 65 của Bộ luật hình sự về án treo có quy định:

    “Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được Tòa án áp dụng đối với người phạm tội bị phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, xét thấy không cần bắt họ phải chấp hành hình phạt tù”.

    Theo đó, đối với người phạm tội bị phạt tù không quá 03 năm và căn cứ vào nhân thân hay các tình tiết giảm nhẹ của người phạm tội, Toà án sẽ xem xét và cho người phạm tội đó được hưởng án treo.

    [2] Các trường hợp không được hưởng án treo

    Được quy định cụ thể tại Điều 3 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng điều 65 của Bộ luật hình sự về án treo

    “1. Người phạm tội là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, côn đồ, dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tính chất chuyên nghiệp, lợi dụng chức vụ quyền hạn để trục lợi, cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

    2. Người thực hiện hành vi phạm tội bỏ trốn và đã bị các cơ quan tiến hành tố tụng đề nghị truy nã.

    3. Người được hưởng án treo phạm tội mới trong thời gian thử thách; người đang được hưởng án treo bị xét xử về một tội phạm khác thực hiện trước khi được hưởng án treo.

    4. Người phạm tội bị xét xử trong cùng một lần về nhiều tội, trừ trường hợp người phạm tội là người dưới 18 tuổi.

    5. Người phạm tội nhiều lần, trừ trường hợp người phạm tội là người dưới 18 tuổi.

    6. Người phạm tội thuộc trường hợp tái phạm, tái phạm nguy hiểm.”.

    Quy định tại Điều 3 Nghị quyết này cho thấy có 6 trường hợp mà người phạm tội không được hưởng án treo.

     
    91 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #588021   24/07/2022

    lvkhngoc
    lvkhngoc
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam
    Tham gia:10/07/2022
    Tổng số bài viết (395)
    Số điểm: 3364
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 72 lần


    Những trường hợp không được hưởng án treo

    Cám ơn thông tin chia sẻ từ bài viết của bạn.

    Ngoài ra có thể tham khảo thêm điều kiện để được hưởng án treo theo quy định tại Điều 2 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP (được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 01/2022/NQ-HĐTP):

    - Bị xử phạt tù không quá 03 năm.

    - Người bị xử phạt tù có nhân thân là ngoài lần phạm tội này, người phạm tội chấp hành chính sách, pháp luật và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân ở nơi cư trú, nơi làm việc.

    + Đối với người đã bị kết án nhưng thuộc trường hợp được coi là không có án tích, người bị kết án nhưng đã được xóa án tích, người đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị xử lý kỷ luật mà tính đến ngày phạm tội lần này đã quá thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, chưa bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật nếu xét thấy tính chất, mức độ của tội phạm mới được thực hiện thuộc trường hợp ít nghiêm trọng hoặc người phạm tội là đồng phạm có vai trò không đáng kể trong vụ án và có đủ các điều kiện khác thì cũng có thể cho hưởng án treo;

    + Đối với người bị kết án mà khi định tội đã sử dụng tình tiết “đã bị xử lý kỷ luật” hoặc “đã bị xử phạt vi phạm hành chính” hoặc “đã bị kết án” và có đủ các điều kiện khác thì cũng có thể cho hưởng án treo;

    + Đối với người bị kết án mà vụ án được tách ra để giải quyết trong các giai đoạn khác nhau (tách thành nhiều vụ án) và có đủ các điều kiện khác thì cũng có thể cho hưởng án treo

    - Có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên, trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự và không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 52 của Bộ luật Hình sự.

    Trường hợp có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thì số tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự phải nhiều hơn số tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự từ 02 tình tiết trở lên, trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự.

    - Có nơi cư trú rõ ràng hoặc nơi làm việc ổn định để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám sát, giáo dục.

    Nơi cư trú rõ ràng là nơi tạm trú hoặc thường trú có địa chỉ được xác định cụ thể theo quy định của Luật Cư trú mà người được hưởng án treo về cư trú, sinh sống thường xuyên sau khi được hưởng án treo.

    Nơi làm việc ổn định là nơi người phạm tội làm việc có thời hạn từ 01 năm trở lên theo hợp đồng lao động hoặc theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

    - Xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù nếu người phạm tội có khả năng tự cải tạo và việc cho họ hưởng án treo không gây nguy hiểm cho xã hội; không ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

    - Khi xem xét, quyết định cho bị cáo hưởng án treo Tòa án phải xem xét thận trọng, chặt chẽ các điều kiện để bảo đảm việc cho hưởng án treo đúng quy định của pháp luật, đặc biệt là đối với các trường hợp hướng dẫn tại khoản 2, khoản 4 và khoản 5 Điều 3 Nghị quyết này.

     
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lvkhngoc vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (25/07/2022)