Những suy diễn sai Luật vẫn được nhiều người tin theo

Chủ đề   RSS   
  • #313729 13/03/2014

    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3536)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4353 lần


    Những suy diễn sai Luật vẫn được nhiều người tin theo

    Tố chất cần thiết mà người học Luật buộc phải có đó là “chân thật”, nghĩa rằng có sao nói vậy, nhưng thực tế lại tồn tại nhiều trường hợp suy diễn không đúng sự thật của pháp luật nhưng vẫn được nhiều người tin theo. Đơn cử những trường hợp sau:

    1. Chuyện không bảo có

    Hiện hành chế định Luật hợp đồng được điều chỉnh bởi nhiều văn bản luật khác nhau: Bộ luật Dân sự 2005, Luật Thương mại 2005, Luật Xây dựng 2003… và các luật này lại không đồng nhất với nhau về cùng một vấn đề.

    Đơn cử, mức phạt vi phạm hợp đồng trong Bộ luật Dân sự là do các bên thỏa thuận, Luật Thương mại là tối đa không được vượt quá 8%, Luật Xây dựng tối đa không được vượt quá 12% vì vậy thực tiễn đặt ra câu hỏi trong trường hợp nào được áp dụng luật nào?

    Quan điểm được phần lớn ủng hộ là: Hợp đồng Dân sự áp dụng Bộ luật Dân sự, Hợp đồng Thương mại áp dụng Luật Thương mại, Hợp đồng Xây dựng áp dụng Luật Xây dựng. Thoạt đầu có vẻ hợp lý tuy nhiên thực tiễn thì khó lòng xác định hợp đồng nào là hợp đồng nào.

    Nếu miễn cưỡng chấp nhận thì Hợp đồng Dân sự và Hợp đồng Xây dựng có thể nhận biết được qua hai điều luật sau:

    - Điều 388 Bộ luật Dân sự 2005: “Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”.

    - Điều 107 Luật Xây dựng 2003:

    “1. Hợp đồng trong hoạt động xây dựng được xác lập cho các công việc lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát xây dựng, thiết kế công trình, giám sát, thi công xây dựng công trình, quản lý dự án xây dựng công trình và các công việc khác trong hoạt động xây dựng.

    2. Hợp đồng trong hoạt động xây dựng được xác lập bằng văn bản phù hợp với quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

    3. Tuỳ theo quy mô, tính chất của công trình, loại công việc, các mối quan hệ của các bên, hợp đồng trong hoạt động xây dựng có thể có nhiều loại với nội dung khác nhau.”

    Còn Hợp đồng Thương mại thì rất khó xác định

    Luật Thương mại 2005 không hề đề cập gì đến khái niệm hợp đồng Thương mại. Thực tiễn nhiều người suy diễn rằng “Hợp đồng thương mại là hợp đồng nhằm yếu tố sinh lợi mà ít nhất một bên là thương nhân”.

    Tuy nhiên, cách suy diễn trên không đúng với câu chữ của luật định. Bởi lẽ, Luật Thương mại 2005 không đề cập gì đến hợp đồng Thương mại phải có một bên là thương nhân. Cụ thể như sau:

    Điều 2 quy định về Đối tượng áp dụng:

    1. Thương nhân hoạt động thương mại theo quy định tại Điều 1 của Luật này.

    2. Tổ chức, cá nhân khác hoạt động có liên quan đến thương mại.

    Mặt khác, tại khoản 1 điều 3 giải thích khái niệm Hoạt động thương mại, theo đó: “Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.”

    Như vậy, có thể hiểu Hợp đồng Thương mại là Hợp đồng nhằm mục đích sinh lợi, mà sinh lợi gồm: lời và lợi ích.

    Lợi ích được hiểu dưới dạng vật chất hoặc phi vật chất, suy đến cùng từ “sinh lợi” có nghĩa bao trùm rộng lớn, thế nên Hợp đồng nào cũng có thể xác định là hợp đồng Thương mại (không vì mục đích lời cũng là lợi ích).

    Kết ý: Luật thương mại 2005 không hề đề cập tới khái niệm Hợp đồng Thương mại nhưng thực tiễn lại suy diễn ra khái niệm Hợp đồng thương mại không đúng với câu chữ của Luật.

    2. Chuyện có nói không

    Điều 111. Tội hiếp dâm Bộ luật Hình sự 1999 quy định: Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu với nạn nhân trái với ý muốn của họ, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.”

    Với câu chữ của điều luật trên có thể hiểu tội danh hiếp dâm không hề phân biệt chủ thể là nam hay nữ mà bao hàm tất cả. Mặt khác, chẳng có văn bản nào trong hệ thống pháp luật nước nhà quy định chỉ có nam mới là chủ thể của tội danh này.

    Vậy mà, thực tiễn nhiều người cho rằng: chỉ có nam mới là chủ thể của tội này và bảo vệ ý kiến bằng dẫn chứng: khoa học pháp lý hình sự nói thế, giảng viên nói thế … Trong khi bỏ qua yếu tố quan trọng “chỉ có Luật mới có giá trị pháp lý và mang tính bắt buộc thực hiện còn những dẫn chứng trên chỉ mang tính tham khảo”.

    Kết ý: Trong trường hợp này thực tiễn đã suy diễn theo hướng “chuyện có nói không”.

     

     
    12471 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #313770   13/03/2014

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14965)
    Số điểm: 100044
    Cảm ơn: 3494
    Được cảm ơn 5361 lần
    SMod

    Bỏ 1 ngày không đọc bài của là thấy thiếu thiếu sao đó, hic :|

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn ntdieu vì bài viết hữu ích
    phamthanhhuu (13/03/2014) dung9cboy (16/11/2014)
  • #313783   13/03/2014

    phamthanhhuu
    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3536)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4353 lần


    Anh ntdieu lại làm mũi em to ra nữa rồi đó! 

     
    Báo quản trị |  
  • #313849   14/03/2014

    LSHaanh
    LSHaanh

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2014
    Tổng số bài viết (79)
    Số điểm: 636
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 38 lần


    Chào bạn,

    Tôi nghĩ quan điểm của bạn " Suy diễn sai Luật vẫn được nhiều người tin theo" là chưa hợp lý và chính xác.

    Tôi đưa 2 vấn đề để bạn phân tích thêm về nội hàm của nó "sai Luật", "nhiều người tin theo".

    Ngoài ra bạn còn nên chú ý đến các vấn đề của hệ thống pháp luật Việt Nam (cả về lý luận và thực tiễn) để biết "Người làm luật", "Người áp dụng Luật", "Người giải thích Luật" để chứng minh cho quan điểm " Suy diễn sai Luật vẫn được nhiều người tin theo".

    Vài dòng góp ý!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn LSHaanh vì bài viết hữu ích
    vietanhmy (30/06/2016)
  • #313851   14/03/2014

    phamthanhhuu
    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3536)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4353 lần


    LSHaanh viết:

    Chào bạn,

    Tôi nghĩ quan điểm của bạn " Suy diễn sai Luật vẫn được nhiều người tin theo" là chưa hợp lý và chính xác.

    Tôi đưa 2 vấn đề để bạn phân tích thêm về nội hàm của nó "sai Luật", "nhiều người tin theo".

    Ngoài ra bạn còn nên chú ý đến các vấn đề của hệ thống pháp luật Việt Nam (cả về lý luận và thực tiễn) để biết "Người làm luật", "Người áp dụng Luật", "Người giải thích Luật" để chứng minh cho quan điểm " Suy diễn sai Luật vẫn được nhiều người tin theo".

    Vài dòng góp ý!

    Chào bạn, bạn nên nói cụ thể được không? Nói chung chung vậy thì làm sao giải quyết được vấn đề.

    Chân thành cảm ơn!

     
    Báo quản trị |  
  • #313935   14/03/2014

    vu07
    vu07

    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/08/2009
    Tổng số bài viết (62)
    Số điểm: 1374
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 7 lần


    Chào Hữu,

    Thoạt tiên đọc bài của bạn, có vẻ có lý nhưng rồi đọc xong lại thấy vô lý.

    Vấn đề 1.Tên gọi hợp đồng không mang bản chất của Hợp đồng;

    Dù cho tên gọi hợp đồng là mua bán nhưng nội dung lại là thuê thì quy định pháp luật cũng sẽ chỉ điều chỉnh nội dung đến bản chất chứ không phải ở tên gọi.

    Cho nên, bạn cho rằng Luật thương mại không quy định Hợp đồng thương mại nhưng lại có Hợp đồng thương mại; đúng là Luật Thương mại không có đề cập nhưng các bên thoả thuận ghi nhận là Hợp đồng thương mại thi cũng không có gì là không phù hợp.

    Đồng thời, giải thích rằng hợp đồng nào cũng có lợi ích nên tên gọi Hợp đồng thương mại không phân biệt được với Hợp đồng khác; điều này là đúng vì bất cứ giao kết gì thì đều có yếu tố lợi ích gắn liền; nhưng Hữu  lại quên đi yếu tố giao kết là phải là thương nhân.

    Tóm lại ở vấn đề 1:  Đừng bắt bẻ câu chữ tên gọi hợp đồng, bản chất hợp đồng mới chính là điều pháp luật điều chỉnh; tên gọi cứ mang bản chất hợp đồng là hợp lý nhất.

     

    Vấn đề 2. Chủ thể của tôi hiệp dâm

    Quan điểm pháp lý và thực tiễn pháp lý đã từng xem xét yếu tố chủ thể của tội hiếp dâm cũng là nữ giới, với vai trò đồng phạm. Tuy nhiên, khi nghiên cứu về vai trò người thực hành của tội danh này, quan điểm y học lại cho rằng với cơ địa, sức khoẻ và cấu tạo thể chất của người phụ nữ thì khó có thể nữ giới giữ vai trò là người thực hành.

    Không phủ nhận, luật chỉ quy định câu chữ trong luật là Người nào; nhưng nếu Hữu trợ giúp cơ quan điều tra, pháp y chứng minh được phụ nữ giữ vai trò là người thực hành trong vụ án hiếp dâm thì thiết nghĩ rằng người phụ nữ đó cũng sẽ được xác định là người thực hành.

    Tóm lại, mỗi người có quan điểm riêng, có thể hợp lý có thể không hợp lý; có thể quan điểm đúng ở thời điểm này nhưng không phù hợp ở thời điểm khác.

    Quan điểm chỉ là quan điểm, chính Hữu cũng biết điều này khi viễn dẫn câu chuyện thông qua " nhiều người".

    Lâu rồi mới quay lại viết nhiều đến vậy, nhờ Hữu gây chú ý cho mình vụ này.

     

    Cập nhật bởi vu07 ngày 14/03/2014 04:08:24 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #314234   17/03/2014

    phamthanhhuu
    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3536)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4353 lần


    vu07 viết:

    Đồng thời, giải thích rằng hợp đồng nào cũng có lợi ích nên tên gọi Hợp đồng thương mại không phân biệt được với Hợp đồng khác; điều này là đúng vì bất cứ giao kết gì thì đều có yếu tố lợi ích gắn liền; nhưng Hữu  lại quên đi yếu tố giao kết là phải là thương nhân.

    Chào bạn, yếu tố giao kết phải là thương nhân là do mọi người suy diễn còn trong Luật không bắt buộc nhé bạn.

     
    Báo quản trị |  
  • #314230   17/03/2014

    Luatgiaquynh
    Luatgiaquynh

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:11/12/2012
    Tổng số bài viết (11)
    Số điểm: 115
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 2 lần


    vu07 hợp ý mình 100%

     
    Báo quản trị |  
  • #324482   22/05/2014

    jamebachlaw
    jamebachlaw

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/03/2014
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 60
    Cảm ơn: 20
    Được cảm ơn 0 lần


    Thực ra xét về góc độ Luật chúng ta nên hiểu tình thần và nội dung hơn là bắt bẻ từng câu chữ.Vì đó chỉ là một phần nhỏ chưa hoàn thiện trong kỹ năng lập pháp.Nên quan trong luật thực định đã đánh giá và chỉ ra rất nhiều thiếu xót...Mỗi đóng góp ý kiến mỗi luật gia sẽ làm tăng lên giá trị đúng đắn của Luật Pháp.Điều quan trong nhất của người học Luật là hiểu được tinh thần của Pháp Luật một cách đúng đắn nhât.

    jamebond

     
    Báo quản trị |  
  • #324644   23/05/2014

    anhdv352
    anhdv352
    Top 25
    Female
    Lớp 12

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2010
    Tổng số bài viết (2388)
    Số điểm: 23782
    Cảm ơn: 826
    Được cảm ơn 1354 lần
    Moderator

    Chào Hữu!

    Nếu Hữu mà đi chẻ các câu chữ của các bộ luật hiện hành thì đảm bảo với Hữu rằng có tới hơn 50% các Điều luật trong các bộ luật là sử dụng thuật ngữ không chính xác.

    Tôi lấy ví dụ: Đối với tội "Bức tử". Nếu hiểu theo nghĩa của từ "Bức tử" thì là ép người khác phải chết. Cái "ép" ở đây gắn với lỗi cố ý và mục đích của người đó. Xét về tính chất, nếu là bức tử thì có vẻ thủ đoạn còn nguy hiểm, tinh vi, xảo quyệt hơn là tự tay giết người. Theo kiểu mượn giao giết người hoặc ko phải trực tiếp ra tay vẫn có thể giết người. Đó là xét về nghĩa các câu chữ. Nhưng nếu xét về quy định của pháp luật thì "tội bức tử" lại có tính chất nhẹ hơn tội giết người. Bản chất của điều luật là một người chèn ép tới mức người khác đi đến bước đường cùng mà phải tự sát, nhưng bản thân người phạm tội là không hề có mong muốn, mục đích là ép người kia phải tự tử (khác hoàn toàn so với nghĩa của từ "bức tử").

    Suy cho đến cũng, không phải nhà nước nào cũng sử dụng được thuật ngữ đúng 100% khi xây dựng luật. Điều đó chinh là nguyên do tại sao với 01 văn bản luật mà kéo theo đó là 01 loạt văn bản hướng dẫn, giải thích luật phía sau. 

    Luật ban hành thường phải đáp ứng điều kiện đầy đủ, ngắn gọn, xúc tích. Nhưng khó có cái nào hoàn hảo tới mức với 01 từ ngắn gọn mà có thể bao hàm hết tất cả các nghĩa được. Thế nên, khi làm văn thường nhiều chữ hơn làm toán là ở lý do đó. 

    Tôi không phủ nhận, Kỹ thuật lập pháp còn yếu kém. Nhưng không phải người ta áp dụng luật là do người ta suy diễn theo ý nghĩ chủ quan.

    Với tội hiếp dâm, tôi đồng ý với bạn là hiện nay điều luật quy định Nam giới là chủ thể thực hiện tội phạm là chưa hợp lý. Nhưng ta phải xét nguyên do tại sao người ta lại hiểu như vậy và áp dụng như vậy. Người ta cũng xét trên cơ chế sinh học của các giới khác nhau mà quy định như vậy. Đây là suy nghĩ truyền thống, hơn nữa, để áp dụng được thì phải có công văn hướng dẫn thi hành. Và cách áp dụng như hiện nay là căn cứ theo cái công văn hướng dẫn thi hành luật của TANDTC đó bạn ạ.

    Còn về hợp đồng thương mại. Đúng là luật không quy định khái niệm hợp đồng thương mại như hợp đồng dân sự. Nhưng bạn phải hiểu rằng, người ta quy định, gọi tên nó, để phân biệt với hợp đồng dân sự, đơn giản vì hợp đồng đó, người ta căn cứ vào luật áp dụng với hợp đồng đó chủ yếu là luật thương mại là chính, hợp đồng đó có tính chất thương mại. Quan trọng, không phải cứ cái gì cũng cần định nghĩa thì mới hiểu được. Nếu mà ngồi định nghĩa hết tất cả các câu chữ của luật thì tôi nghĩ các luật của Việt Nam phải dày cả quyển hàng nghìn trang ấy chứ.

    Tiếng việt của ta vốn rất đa nghĩa mà. 

    Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn anhdv352 vì bài viết hữu ích
    vietanhmy (30/06/2016) vietlaw94 (21/10/2014)