Những sai lầm nhiều sinh viên Luật thường mắc phải

Chủ đề   RSS   
  • #436085 16/09/2016

    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1900 lần


    Những sai lầm nhiều sinh viên Luật thường mắc phải

    >>> Những quan niệm sai lầm về ngành Luật

    Chào các bạn, góp nhặt từ nhiều buổi trao đổi, trò chuyện với các bạn sinh viên Luật thì mình phát hiện ra một sự thật, đó là có những sai lầm (không biết là do buồn ngủ, tiếp thu nhầm hay là do giảng viên truyền đạt nhầm, nhưng mình nghĩ khả năng thứ 1 cao hơn) mà nhiều sinh viên Luật mang nó theo cho tới lúc ra trường, rồi đi làm luôn.

    Sai lầm của sinh viên Luật

    1. Chủ thể của tội hiếp dâm chỉ có thể là nam

    Hiện nay, trong văn bản luật và ngay cả các văn bản hướng dẫn luật đều không phân biệt chủ thể thực hiện hành vi này là nam hoặc nữ nhé các bạn.

    Bộ luật hình sự 1999 quy định như sau:

    Điều 111. Tội hiếp dâm

    1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu với nạn nhân trái với ý muốn của họ, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

    Đến Bộ luật hình sự 2015 cũng không khác mấy:

    Điều 141. Tội hiếp dâm

    1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc bằng thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

    Các bạn có thể xem thêm thảo luận về vấn đề này tại đây nhé.

    2. Các nước theo hệ thống pháp luật Common Law chỉ sử dụng án lệ là nguồn để xét xử, còn các nước theo hệ thống pháp luật Civil Law thì chỉ sử dụng văn bản pháp luật là nguồn để xét xử.

    Thực tế, các nước theo hệ thống pháp luật Common Law hay là Civil Law, họ đều xét xử dựa trên các nguồn văn bản pháp luật, tập quán và án lệ, chỉ có điều họ khác nhau về thứ tự ưu tiên sử dụng các nguồn này, đó là:

    Common Law: Án lệ, luật thành văn và tập quán.

    Civil Law: Luật thành văn, tập quán, án lệ

    3. Người bị tâm thần thì người đó bị mất năng lực hành vi dân sự

    Các bạn sinh viên Luật thường nhầm lẫn giữa tình trạng sức khỏe của một người với tình trạng năng lực hành vi dân sự người đó, nên nhớ, theo Điều 22 của Bộ luật dân sự 2005, thì một người chỉ bị coi là mất năng lực hành vi dân sự khi bị tâm thần và có quyết định của Tòa tuyên bố người này bị mất năng lực hành vi dân sự (trên cơ sở kết luận giám định)

    Công thức:

    Mất năng lực hành vi dân sự = Bị tâm thần + Quyết định của Tòa án

    Câu này mấy thầy cô hay cho thi, nhất là ở phần nhận định đúng sai nên các bạn lưu ý!

    4. Người bị khuyết tật là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự

    Cái này cũng tương tự như giải thích trên, áp dụng Điều 23 Bộ luật dân sự 2005.

    Công thức:

    Hạn chế năng lực hành vi dân sự = Nghiện ma túy, nghiện chất kích thích dẫn đến phá tán tài sản + Quyết định của Tòa án

    Mấy bạn phải lưu ý cái này nhe, vừa rồi Vietcombank dính vụ lùm xùm từ chối mở thẻ ATM cho người khuyết tật vì cho rằng người này bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, không đủ điều kiện để giao dịch.

    Chắc cô cậu nhân viên ngân hàng này không học luật hoặc có học luật nhưng ngày đó cúp học hay có đi học mà buồn ngủ nè!

    Thế mới nói, thời đi học làm sai chỉ bị điểm thấp, bất quá thì học lại tốn tiền, chứ đi làm rồi, sai sót không chỉ mất tiền mà còn bị ảnh hưởng đến danh dự, uy tín và điều đó còn phản ánh năng lực của mình như thế nào đấy các bạn.

    5. Công ty mẹ là doanh nghiệp nhà nước thì tất nhiên công ty con cũng là doanh nghiệp nhà nước

    Điều này hoàn toàn sai, bởi vì doanh nghiệp nhà nước theo định nghĩa tại Luật doanh nghiệp 2014 là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

    Và doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ bao gồm:

    - Công ty TNHH MTV do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con;

    - Công ty TNHH MTV độc lập do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

    (Theo Luật quản lý, sử dụng vốn Nhà nước vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp)

    6. Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân

    Công ty hợp danh chỉ có tư cách pháp nhân theo Luật doanh nghiệp 2014, còn theo Bộ luật dân sự 2005, công ty hợp danh không có tư cách pháp nhân.

    >>> Dân Luật giải toán thua học sinh tiểu học 

    Còn nữa...

     
    42713 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang <12
Thảo luận
  • #513086   29/01/2019

    coikt
    coikt

    Sơ sinh


    Tham gia:17/04/2017
    Tổng số bài viết (64)
    Số điểm: 392
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 5 lần


    Đôi khi học luật lại nghĩ mình cái gì cũng biết nhưng có những khái niệm cơ bản nhưng người học luật vẫn không phân biệt được. Pháp luật luôn thay đổi nên người học luật phải chủ động hơn trong việc cập nhật cũng như tránh gặp các trường hợp nhầm lẫn giữa các khái niệm với nhau. Đừng ỷ lại với kiến thức của mình

     
    Báo quản trị |  
  • #517892   09/05/2019

    thoangnet
    thoangnet
    Top 500
    Male
    Mầm

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:11/03/2019
    Tổng số bài viết (135)
    Số điểm: 810
    Cảm ơn: 234
    Được cảm ơn 80 lần


     
    Báo quản trị |  
  • #518499   19/05/2019

    Haitran1995
    Haitran1995
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/05/2019
    Tổng số bài viết (386)
    Số điểm: 4622
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 88 lần


    Theo mình nhớ thì hồi đi học, chủ thể của tội hiếp dâm theo Bộ luật hình sự sửa đổi năm 2009 là nam, nữ giới là chủ thể của tội hiếp dâm chỉ khi là đồng phạm trong vai trò người giúp sức hoặc xúi giục, chứ không phải là người thực hành. Cho đến khi bộ luật Hình sự 2015 ra đời và có hiệu lực, khi đó chủ thể của tội hiếp dâm mới bao gồm cả nam lẫn nữ. Tất nhiên, trong bộ Luật hình sự 1999 hay năm 2015 thì luật đều quy định là "người nào".

     
    Báo quản trị |  
  • #518504   19/05/2019

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14965)
    Số điểm: 100044
    Cảm ơn: 3493
    Được cảm ơn 5360 lần
    SMod

    Bạn Haitran1995 có thể giải thích tại sao đến sau BLHS ra đời và có hiệu lực, khi đó chủ thể của tội hiếp dâm mới bao gồm cả nam lẫn nữ, trong khi cả hai BLHS quy định giống nhau về chủ thể tội hiếp dâm?

     
    Báo quản trị |  
  • #518512   19/05/2019

    Haitran1995
    Haitran1995
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/05/2019
    Tổng số bài viết (386)
    Số điểm: 4622
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 88 lần


     

    ntdieu viết:

     

    Bạn Haitran1995 có thể giải thích tại sao đến sau BLHS ra đời và có hiệu lực, khi đó chủ thể của tội hiếp dâm mới bao gồm cả nam lẫn nữ, trong khi cả hai BLHS quy định giống nhau về chủ thể tội hiếp dâm?

     

     

     


    Hì hì, tự nhiên nói về vấn đề này, thấy nhạy cảm quá. Theo như mình nói ở trên thì trong Bộ luật Hình sự, kể cả năm 1999 hay năm 2015 chủ thể của tội phạm luôn là "Người nào". Sở dĩ mà mình nói, Theo quy định của bộ luật Hình sự 1999, chủ thể của tội hiếp dâm lại là nam (trừ trường hợp đồng phạm nhé) là vì vướng phải Bản tổng kết của Tòa án nhân dân tối cao số 329/HS2 ngày 11/5/1967 nên thực tế xét xử vẫn không xử tội hiếp dâm đối với nữ.

    Theo đó, Bản tổng kết của Tòa án nhân dân tối cao số 329/HS2 ngày 11/5/1967 đề cập đến “khái niệm” giao cấu như sau:“Giao cấu: chỉ cần có sự cọ sát trực tiếp dương vật vào bộ phận sinh dục của người phụ nữ (bộ phận từ môi lớn trở vào) với ý thức ấn vào trong không kể sự xâm nhập của dương vật là sâu hay cạn, không kể có xuất tinh hay không là tội Hiếp dâm được coi là hoàn thành, vì khi đó nhân phẩm danh dự của người phụ nữ đã bị chà đạp". Hiện tại đã có Luật ban hành văn bản Quy phạm pháp luật 2015 thì một khi Bộ luật Hình sự 1999 hết hiệu lực thi hành thì các văn bản hướng dẫn cho Bộ luật Hình sự 1999 cũng hết hiệu lực, và từ đó sẽ áp dụng thống nhất theo Bộ luật Hình sự mới (Bộ luật Hình sự 2015 và Bộ luật Hình sự sửa đổi 2017). Do đó từ ngày 01/01/2018, chủ thể của tội Hiếp dâm mới bao gồm cả nam lẫn nữ.

    Với cả mình nghĩ, cũng xuất phát từ suy nghĩ của thời xưa nữa, thường này xưa cho rằng phụ nữ là phái yếu nên không thể thực hiện việc hiếp dâm. Với cả theo cơ chế sinh học thì nếu mà người đàn ông không muốn thì không thể thực hiện hành vi giao cấu được (cái này là thầy mình nói chứ không phải mình). Mà BLHS 1999 thì hành vi hiếp dâm phải là thực hiện hành vi giao cấu, còn bây giờ tội hiếp dâm theo BLHS 2015 còn bổ sung thêm cụm từ "hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác" nên là theo BLHS 2015 thì nữ cũng có thể là chủ thể cả tội phạm này.

     

     

     

     
    Báo quản trị |