Chắc hẳn những sinh viên như chúng ta không còn quá xa lạ với từ “phượt” đúng không ạ! Khoản thời sinh viên là khoản thời gian đẹp nhất, nhiệt huyết nhất thời gian thanh xuân của mỗi chúng ta. Những trải nghiệm của thời sinh viên là những nét vẽ đẹp nhất và khó phai nhất trong bức tranh cuộc đời. Một trong những màu sắc tạo nên những nét vẽ lung linh ấy phải kể đến những ngày tháng cùng bạn bè trên chiếc xe máy, mang ba lô rong ruổi trên những cung đường phượt đưa chúng ta đến những vùng đất mới.
Đúng như thế, phượt cho chúng ta những chuyến đi xa, đi để trở về, đi để trưởng thành và đi để tạo những nét chấm phá khó quên trong thời tuổi trẻ.
Tuy nhiên, những con đường trong chuyến đi ấy không phải là những con đường bằng phẳng, màu trời không phải lúc nào cũng trong xanh và êm ả. Những chuyến đi này tiềm ẩn rất nhiều rủi ro và trong đó quan trọng hơn hết đó chính là rủi ro về pháp lý. Hôm nay, mình xin phép chia sẻ những rủi ro pháp lý mà các bạn hay gặp khi đi phượt và cố gắng loại bỏ những rủi ro này để chúng ta có những chuyến đi tuyệt vời nhé!
1. Giao thông
Những phượt thủ bản lĩnh cưỡi trên con chiến mã rong rủi trên những con đường nối liền dãy đất hình chữ S hãy cẩn thận khi đi nhé, chú ý tốc độ nè, bật đèn tín hiệu nè, giây tờ xe nè và đặc biệt chú ý chạy đúng làn đường nhé! Nếu không cẩn thận các bạn có thể trở thành đối tượng bị xử lý của Nghị định 46/2016/NĐ-CP đấy. Mình đã từng bị mấy chú cảnh sát giao thông gọi lại vì lý do chạy không đúng làn đường quy định, vì một phút giây háo thắng, muốn đi nhanh và đuổi kịp bạn bè mình đã vô tình khiến bản thân bị xử phạt và mất số tiền xử phạt lơn lớn.
Cái này chú ý nữa nè, khi đi phượt phải chú ý đến bản thân nhé, nếu có mệt thì hãy nghỉ ngơi đừng cố chạy xe mà không cẩn thận xảy ra những rủi ro khác về giao thông không nên có nhé!
2. Văn hoá
Khi đi phượt đến những điểm tham quan di tích, lịch sử hoặc công trình văn hoá chúng ta chỉ ngắm và chụp hình thôi nhé, đừng có những hành vi khác xâm hại đến những công trình văn hoá này nếu không chúng ta sẽ là đối tượng của Nghị định 158/2013/NĐ-CP. Rât nhiều những bạn trẻ khi đi phượt đến những nơi có danh lam, thắng cảnh, hay công trình kiến trúc gì đó đã dùng viết ghi tên mình lên trên đó, không biết mục đích của các bạn làm việc đó để làm gì nhưng khi các bạn làm như thế các bạn đã phá hoại đi nét đẹp của những công trình ấy và chắc chắn khi bị phạt hiện bạn sẽ bị xử phạt.
Hãy mang đến cho những nơi chúng ta đặt chân tới bằng một tinh thần lạc quan, sự nồng hậu và thân thiện với vùng đất ấy. Đừng phá vỡ không gian sống vốn có của những nơi này bằng việc đàn hát quá lớn, gây ồn ào làm mất đi sự bình yên nơi đó. Hãy đến và đi một cách văn minh lịch sự đừng lấy đi của vùng đất bất cứ thứ gì ngoài quà lưu niệm và đừng để lại nỗi ám ảnh muôn thuở đó chính là rác thải. Nếu không chú ý bạn sẽ là đối tượng của Nghị định 167/2013/NĐ-CP. Chắc các bạn cũng thấy nhiều người đi phượt khi đến đại điểm cần đến thì mua bia, rượu bày tiệc, sau đó khi rượu vào thì lời ra, ca, hát, nhảy, múa.. gây sự ồn ào, phá vỡ đi nhịp sống bình thường của những nơi bạn đến. Không dừng lại ở đó, ăn uống xong thì để lại nơi ấy một dấu tích vô cùng xấu đó chính là rác thải. Hoặc trường hợp đi đến những nơi có phong cảnh đẹp như đồng hoa tam giác mạch chẳng hạn thì chỉ vì những tấm ảnh thôi mà người người dẫm đạp, phá hoại tan hoang đồng hoa xinh đẹp, trữ tình. Còn rất nhiều trường hợp tương tự nữa và cũng có rất nhiều những hình phạt cho các hạnh vi vi phạm như thế này.
Một vài điều nho nhỏ chia sẽ với cộng đồng sinh viên chúng ta, hãy tổ vẽ cho cuộc đời sinh viên của bản thân những nét chấm phá thật ấn tượng, những trải nghiệm khó quên, những chuyến đi để trưởng thành. Nhưng hãy nhớ những lưu ý nảy để chúng ta có những chuyến đi trọng vẹn, xây dựng nên một hồi ức tinh khôi không một vết tỳ.
Mong nhận được xự chia sẻ từ mọi người trong DanLuat nè!
Cập nhật bởi taigioi1995 ngày 09/06/2017 01:12:36 CH
Cập nhật bởi taigioi1995 ngày 09/06/2017 12:53:52 CH
Cập nhật bởi taigioi1995 ngày 08/06/2017 10:51:23 CH