Những loại hàng hóa dịch vụ thực hiện bình ổn giá?

Chủ đề   RSS   
  • #465721 26/08/2017

    anthuylaw
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/04/2017
    Tổng số bài viết (1322)
    Số điểm: 11747
    Cảm ơn: 252
    Được cảm ơn 273 lần


    Những loại hàng hóa dịch vụ thực hiện bình ổn giá?

    Những loại hàng hóa, dịch vụ nào thực hiện bình ổn giá? 

    Có người bạn hỏi em câu này nên em post lên đây để nhờ các bạn cho ý kiến.

    Quan điểm của em: 

    Hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá được quy định tại Điều 3 Nghị định 177/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật giá (được sửa đổi bởi Nghị định 149/2016/NĐ-CP) như sau:
     
    Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá theo quy định tại Điều 15 của Luật Giá, bao gồm:
     
    a) Xăng, dầu thành phẩm tiêu thụ nội địa ở nhiệt độ thực tế bao gồm: xăng động cơ (không bao gồm xăng máy bay), dầu hỏa, dầu điêzen, dầu mazut;
     
    b) Điện bán lẻ;
     
    c) Khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG);
     
    d) Phân đạm urê; phân NPK;
     
    đ) Thuốc bảo vệ thực vật, bao gồm: thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh, thuốc trừ cỏ;
     
    e) Vac-xin phòng bệnh cho gia súc, gia cầm;
     
    g) Muối ăn;
     
    h) Sữa dành cho trẻ em dưới 06 tuổi;
     
    i) Đường ăn, bao gồm đường trắng và đường tinh luyện;
     
    k) Thóc, gạo tẻ thường;
     
    l) Thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người thuộc danh mục thuốc chữa bệnh thiết yếu sử dụng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
     
    Không biết hiện nay còn có văn bản nào điều chỉnh nữa không, mong nhận được ý kiến của mọi người.
     

    Không có gì là không thể.

     
    21940 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn anthuylaw vì bài viết hữu ích
    tientaetae (12/11/2018) giangthingochuong (11/11/2018)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #470021   08/10/2017

    vyvy2409
    vyvy2409
    Top 75
    Female
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/09/2017
    Tổng số bài viết (925)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 47
    Được cảm ơn 177 lần


    Điều 15. Hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá

    1. Hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá là hàng hóa, dịch vụ thiết yếu cho sản xuất, đời sống được quy định theo các tiêu chí sau:

    a) Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu và dịch vụ chính cho sản xuất và lưu thông;

    b) Hàng hóa, dịch vụ đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người.

    2. Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá bao gồm:

    a) Xăng, dầu thành phẩm;

    b) Điện;

    c) Khí dầu mỏ hóa lỏng;

    d) Phân đạm; phân NPK;

    đ) Thuốc bảo vệ thực vật theo quy định của pháp luật;

    e) Vac-xin phòng bệnh cho gia súc, gia cầm;

    g) Muối ăn;

    h) Sữa dành cho trẻ em dưới 06 tuổi;

    i) Đường ăn, bao gồm đường trắng và đường tinh luyện;

    k) Thóc, gạo tẻ thường;

    l) Thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người thuộc danh mục thuốc chữa bệnh thiết yếu sử dụng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật.

    3. Trường hợp cần thiết phải điều chỉnh Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá được quy định tại khoản 2 Điều này, Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.

    4. Căn cứ vào Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá được quy định tại khoản 2 Điều này, cơ quan nhà nước có thẩm quyền được quy định tại Điều 18 của Luật này quyết định loại hàng hóa, dịch vụ cụ thể để áp dụng biện pháp bình ổn giá phù hợp trong từng thời kỳ.

    ( Chiếu theo qui định tại Điều 15 Luật giá 2012)

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn vyvy2409 vì bài viết hữu ích
    giangthingochuong (11/11/2018)
  • #470040   08/10/2017

    thanhtamlkt
    thanhtamlkt
    Top 500
    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/11/2014
    Tổng số bài viết (183)
    Số điểm: 1228
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 32 lần


    Mình xin chia sẻ thêm.
    "Bình ổn giá là việc Nhà nước áp dụng biện pháp thích hợp về điều hòa cung cầu, tài chính, tiền tệ và biện pháp kinh tế, hành chính cần thiết khác để tác động vào sự hình thành và vận động của giá, không để giá hàng hóa, dịch vụ tăng quá cao hoặc giảm quá thấp bất hợp lý.”  (Điều 4 Luật Giá 2012)
     
    Cập nhật bởi thanhtamlkt ngày 08/10/2017 08:39:57 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #507214   11/11/2018

    giangthingochuong
    giangthingochuong
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/05/2018
    Tổng số bài viết (335)
    Số điểm: 2012
    Cảm ơn: 55
    Được cảm ơn 26 lần


    Chính sách bình ổn giá một số hàng hóa, trong điều kiện lạm phát cao có vẻ rất hợp lý, để đảm bảo cho đời sống người dân không bị ảnh hưởng do giá cao, nhất là những người có thu nhập thấp. Nhưng sau một thời gian thực hiện, cần phải xem xét cụ thể, kỹ lưỡng ảnh hưởng của nó đến đối tượng thụ hưởng, đến thị trường để biết chính sách bình ổn giá có đạt được mục đích mong muốn hay không.

    Mục đích bình ổn giá là hỗ trợ cho đối tượng chính là người có thu nhập thấp, đời sống khó khăn do bão giá của lạm phát. Nhưng đã thực hiện cho mọi đối tượng thu nhập khác nhau, vì không thể phân biệt thu nhập của người mua.

    Có thể tham khảo Biện pháp bình ổn giá, điều hòa cung cầu hàng hóa, các biện pháp tài chính được quy định tại Điều 17 Luật giá 2012.

     
    Báo quản trị |  
  • #507244   12/11/2018

    anthuylaw
    anthuylaw
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/04/2017
    Tổng số bài viết (1322)
    Số điểm: 11747
    Cảm ơn: 252
    Được cảm ơn 273 lần


    Chính sách bình ổn giá điều hòa cung cầu, tài chính, tiền tệ không để giá hàng hóa, dịch vụ tăng quá cao hoặc giảm quá thấp bất hợp lý sẽ góp phần đáp ứng nhu cầu của người tiêu dúng. Chính sày chỉ áp dụng đối với một số mặt hàng.

    Không có gì là không thể.

     
    Báo quản trị |  
  • #507268   12/11/2018

    thuytrangak
    thuytrangak
    Top 75
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2017
    Tổng số bài viết (916)
    Số điểm: 7760
    Cảm ơn: 86
    Được cảm ơn 175 lần


    Mình xin bổ sung các trường hợp thực hiện bình ổn giá tại Điều 4 Nghị định 177/2013/NĐ-CP như sau:

    1. Khi giá thị trường của hàng hóa, dịch vụ quy định tại Điều 3 Nghị định này có biến động bất thường xảy ra trong các trường hợp sau:
     
    a) Giá mua hoặc giá bán trên thị trường tăng quá cao hoặc giảm quá thấp bất hợp lý so với mức tăng hoặc giảm giá do tác động của các yếu tố hình thành giá được tính theo các chế độ chính sách, định mức kinh tế - kỹ thuật hoặc phương pháp tính giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành;
     
    b) Giá mua hoặc giá bán trên thị trường tăng hoặc giảm bất hợp lý trong các trường hợp xảy ra thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, địch họa, khủng hoảng kinh tế - tài chính, mất cân đối cung - cầu tạm thời;
     
    2. Khi mặt bằng giá biến động làm ảnh hưởng đến ổn định kinh tế xã hội, gây tác động xấu đến sản xuất và đời sống nhân dân.
     
    Báo quản trị |  
  • #507289   12/11/2018

    tientaetae
    tientaetae
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/10/2018
    Tổng số bài viết (312)
    Số điểm: 2768
    Cảm ơn: 22
    Được cảm ơn 52 lần


    Đây đều là các mặt hàng thiết yếu ( điện, nhiên liệu thực phẩm, thuốc) nên Nhà nước thực hiện chính sách bảo hộ giá để tránh ảnh hưởng đến đời sống nhân dân khi giá cả thị trường biến động leo thang từng ngày.

     
    Báo quản trị |