Những loại bằng cấp, chứng chỉ NLĐ cần có để được hưởng lương cao

Chủ đề   RSS   
  • #539284 25/02/2020

    lamkylaw
    Top 100
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/10/2018
    Tổng số bài viết (660)
    Số điểm: 14232
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 612 lần


    Những loại bằng cấp, chứng chỉ NLĐ cần có để được hưởng lương cao

    Những loại bằng cấp, chứng chỉ NLĐ cần có để được hưởng lương cao

    Ngày 1/1/2020, Nghị định 90/2019/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động chính thức có hiệu lực, đồng nghĩa với việc lương tối thiểu sẽ tăng theo từng vùng.

    Trong đó mức lương trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận phải bảo đảm:

    a) Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc giản đơn nhất;

    b) Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc đòi hỏi người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề theo quy định tại khoản 2 Điều này.

    Trong đó, Người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề bao gồm:

    VĂN BẰNG

    CĂN CỨ

    - Người đã được cấp chứng chỉ nghề, bằng nghề, bằng trung học chuyên nghiệp, bằng trung học nghề, bằng cao đẳng, chứng chỉ đại học đại cương, bằng đại học, bằng cử nhân, bằng cao học hoặc bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ

     

    Theo quy định tại  Nghị định số 90-CP ngày quy định cơ cấu khung của hệ thống giáo dục quốc dân, hệ thống văn bằng, chứng chỉ về giáo dục và đào tạo;

     

    Người đã được cấp bằng tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp, bằng tốt nghiệp đào tạo nghề, bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng tốt nghiệp đại học, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ; văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp; văn bằng giáo dục đại học và văn bằng, chứng chỉ giáo dục thường xuyên

     

    Theo quy định tại  Luật Giáo dục năm 1998 và Luật Giáo dục năm 2005;

     

    Người đã được cấp chứng chỉ theo chương trình dạy nghề thường xuyên, chứng chỉ sơ cấp nghề, bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề hoặc đã hoàn thành chương trình học nghề theo hợp đồng học nghề

    Theo quy định tại Luật Dạy nghề;

    Người đã được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia

    Theo quy định của  Luật Việc làm;

    Người đã được cấp văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng; đào tạo thường xuyên và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác

    Theo quy định Luật Giáo dục nghề nghiệp;

     

    Người đã được cấp bằng tốt nghiệp trình độ đào tạo của giáo dục đại học

    Theo quy định tại  Luật Giáo dục đại học;

     

    - Người đã được cấp văn bằng, chứng chỉ của cơ sở đào tạo nước ngoài;

    - Người đã được doanh nghiệp đào tạo nghề hoặc tự học nghề và được doanh nghiệp kiểm tra, bố trí làm công việc đòi hỏi phải qua đào tạo nghề.


    Cụ thể, nếu có một trong những bắng cấp đó, mức lương tối thiểu sẽ là:

     

    Mức lương tối thiểu vùng từ 1/1/2020

    Mức lương tối thiểu của người đã qua học nghề, đào tạo nghề từ 1/1/2020

    Vùng 1

    4.420.000 đồng/tháng

    4.729.400 đồng/tháng

    Vùng 2

    3.920.000 đồng/tháng

    4.194.400 đồng/tháng

    Vùng 3

    3.430.000 đồng/tháng

    3.670.100 đồng/tháng

    Vùng 4

    3.070.000 đồng/tháng

    3.284.900 đồng/tháng

     

    Cập nhật bởi lamkylaw ngày 25/02/2020 02:10:55 CH
     
    8320 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn lamkylaw vì bài viết hữu ích
    doanthaihung@gmail.com (01/03/2020) ThanhLongLS (25/02/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận