Những điều Thẩm phán không được làm

Chủ đề   RSS   
  • #481955 13/01/2018

    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4260 lần


    Những điều Thẩm phán không được làm

    Tòa án nhân dân tối cao vừa công bố Dự thảo Bộ quy tắc đạo đức dành riêng cho Thẩm phán, theo đó, Thẩm phán cần đảm bảo tính độc lập, sự vô tư, khách quan, sự liêm chính, sự công bằng, bình đẳng, sự đúng mực, sự tận tụy và không chậm trễ, năng lực và cả sự chuyên cần.

    Trong ứng xử, Thẩm phán không được làm những điều sau đây:

    1. Khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Thẩm phán

    - Những điều Đảng viên không được làm;

    - Những việc pháp luật quy định cán bộ, công chức không được làm;

    - Tư vấn cho bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác làm cho việc giải quyết vụ việc hoặc những việc khác không đúng quy định của pháp luật;

    - Can thiệp trái pháp luật vào việc giải quyết vụ án hoặc lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người có trách nhiệm giải quyết vụ án;

    - Đem hồ sơ vụ án hoặc tài liệu trong hồ sơ vụ án ra khỏi cơ quan, nếu không vì nhiệm vụ được giao hoặc không được sự đồng ý của người có thẩm quyền;

    - Tiếp bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác trong vụ án mà mình có thẩm quyền giải quyết không đúng nơi quy định;

    - Sách nhiễu, trì hoãn, chậm trễ, gây khó khăn, phiền hà cho người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng;

    - Làm sai lệch hồ sơ, kết quả giải quyết vụ việc; ra quyết định, bản án trái pháp luật; truy ép, gợi ý cho người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng trình bày sự việc theo ý muốn chủ quan của mình hoặc của người khác;

    - Tiết lộ bí mật Nhà nước, bí mật công tác của mình và của cán bộ, công chức khác thuộc Tòa án và các ngành khác;

    - Tiết lộ bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật đời tư của bị can, bị cáo, đương sự và những người tham gia tố tụng khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

    2. Tại cơ quan, đơn vị của mình

    - Đối với Thẩm phán là cán bộ lãnh đạo, quản lý:

    + Lạm quyền, vượt quyền;

    + Đùn đẩy trách nhiệm cho người khác;

    + Trù dập cán bộ, công chức;

    + Vi phạm quy chế làm việc của cơ quan, đơn vị.

    - Đối với Thẩm phán là công chức Tòa án:

    + Lợi dụng việc góp ý, phê bình làm tổn hại đến danh dự, uy tín của cán bộ lãnh đạo, quản lý và đồng nghiệp;

    + Vi phạm quy chế làm việc của cơ quan, đơn vị.

    3. Đối với các cơ quan, tổ chức có quan hệ công tác và thông tấn, báo chí

    Cung cấp bản án, quyết định cho các cơ quan, tổ chức có quan hệ công tác và thông tấn, báo chí, trừ thông qua các hình thức công khai bản án, quyết định của Tòa án đã được pháp luật quy định.

    4. Tại nơi cư trú

    Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nơi cư trú; không tham gia, xúi giục, kích động, bao che các hành vi trái pháp luật.

    5. Tại gia đình

    - Để bố, mẹ, vợ hoặc chồng, con, anh, chị, em ruột lợi dụng danh nghĩa của bản thân để vụ lợi cho gia đình và bản thân.

    - Tổ chức cưới hỏi, ma chay, mừng thọ, sinh nhật, tân gia và các việc khác xa hoa, lãng phí hoặc để vụ lợi.

    6. Tại nơi công cộng

    - Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vụ lợi khi tham gia các hoạt động xã hội.

    - Tiếp tay hoặc bao che cho hành vi vi phạm pháp luật.

    Xem chi tiết Dự thảo Bộ quy tắc đạo đức dành riêng cho Thẩm phán tại file đính kèm.

     
    30077 | Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn nguyenanh1292 vì bài viết hữu ích
    louispham93 (11/08/2018) buiminhtuan77sg@gmail.com (15/01/2018) GHLAW (13/01/2018)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #499049   08/08/2018

    anhkhoayentam
    anhkhoayentam
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/12/2015
    Tổng số bài viết (335)
    Số điểm: 2826
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 48 lần


    Ngoài ra những điều thẩm phán không được làm đươc quy định cụ thể tại điều 77 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014 thì những việc Thẩm phán không được làm bao gồm như sau:

    1. Những việc pháp luật quy định cán bộ, công chức không được làm.

    2. Tư vấn cho bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác làm cho việc giải quyết vụ án hoặc những việc khác không đúng quy định của pháp luật.

    3. Can thiệp trái pháp luật vào việc giải quyết vụ án hoặc lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người có trách nhiệm giải quyết vụ án.

    4. Đem hồ sơ vụ án hoặc tài liệu trong hồ sơ vụ án ra khỏi cơ quan, nếu không vì nhiệm vụ được giao hoặc không được sự đồng ý của người có thẩm quyền.

    5. Tiếp bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác trong vụ án mà mình có thẩm quyền giải quyết không đúng nơi quy định.

    Các bạn có thể tham khảo.

     
    Báo quản trị |  
  • #499193   09/08/2018

    mongtho1710
    mongtho1710
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/02/2017
    Tổng số bài viết (367)
    Số điểm: 2710
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 58 lần


    Thẩm phán không được cung cấp bản án, quyết định cho thông tấn, báo chí và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác, trừ các hình thức đã được pháp luật quy định. Thẩm phán không được lợi dụng các hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế để mưu cầu lợi ích cá nhân dưới bất kỳ hình thức nào.

     
    Báo quản trị |  
  • #499284   11/08/2018

    louispham93
    louispham93

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/08/2018
    Tổng số bài viết (71)
    Số điểm: 415
    Cảm ơn: 79
    Được cảm ơn 12 lần


    Quy định về đạo đức và ứng xử của Thẩm phán như vậy là cần thiết, cùng với đó cần có sự giám sát việc tuân thủ để Tòa án thật sự là nơi để người dân đến tìm công lý. Đây là một nghề cao quý nên người thẩm phán phải làm tốt bộ quy tắc trên để xứng đáng là người cầm cân nảy mực, xứng đáng với nhiệm vụ của mình với lòng tin của nhân dân.

     
    Báo quản trị |  
  • #514407   26/02/2019

    Phong_96
    Phong_96
    Top 500
    Female
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2018
    Tổng số bài viết (319)
    Số điểm: 3464
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 53 lần


    Tiếp bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác trong vụ án mà mình có thẩm quyền giải quyết không đúng nơi quy định.” Quy định là thế, nhưng lúc mình thực tập ở Tòa án Quận 1 vẫn nghe nhiều người bảo Thẩm phán gặp nguyên đơn, người có quyền lợi liên quan ở ngoài trụ sở. Không biết phải thật không? nhưng nếu vô tình gặp rồi bàn về vấn đề đó thì có vi phạm không nhỉ.

     
    Báo quản trị |  
  • #517458   30/04/2019

    Mình thấy tại điểm số 5 quy định như vậy là không hợp lý. Bởi, người trong gia đình có dùng danh nghĩa của người thẩm phán để đi "thị uy" thì bản thân người thẩm phán làm sao biết được họ đang dùng danh nghĩa của mình vào việc xấu để mà xử phạt người thẩm phán đó. Do đó, việc này mình thấy là rất phi lý.

     
    Báo quản trị |  
  • #521729   26/06/2019

    Theo mình nghĩ quy định sau:

    "5. Tại gia đình

    - Để bố, mẹ, vợ hoặc chồng, con, anh, chị, em ruột lợi dụng danh nghĩa của bản thân để vụ lợi cho gia đình và bản thân.

    - Tổ chức cưới hỏi, ma chay, mừng thọ, sinh nhật, tân gia và các việc khác xa hoa, lãng phí hoặc để vụ lợi."

    là không hợp lý. Vì thẩm phán có thể không lường trước và khắc phục được rủi ro này. Người bị xử lí trong trường hợp này là người thân của Thẩm phán chứu tại sao là Thẩm phán ạ?

     
    Báo quản trị |  
  • #521829   27/06/2019

    Theo mình thì những quy định này dùng làm nguyên tắc mang tính tuyên truyền, răn đe, phòng ngừa là chủ yếu. Bởi vì những hành vi nói trên nhiều khi cũng khó có thể phân biệt được mà chủ yếu dựa vào cái tâm của người thẩm phán chứ để mà xử lý thì cần phải có bằng chứng rõ ràng, xét thấy việc này tốn công sức mà không khả thi.

    Cập nhật bởi LuatThanhLuat ngày 27/06/2019 12:40:51 CH sửa thêm ý
     
    Báo quản trị |  
  • #521993   28/06/2019

    An_Pisces
    An_Pisces
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/05/2019
    Tổng số bài viết (221)
    Số điểm: 2966
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 73 lần


    Mình đã từng đi xem một số phiên tòa, có tình cờ thấy một số trường hợp thẩm phán gặp riêng nguyên đơn hoặc bị đơn trong thời gian nghị án. Không biết là có việc gì tiêu cực diễn ra không hay họ chỉ nói chuyện bình thường nhưng thiết nghĩ Thẩm phán dù bất cứ lý do gì cũng không nên gặp riêng bên có liên quan như vậy, tránh trường hợp mất công bằng hoặc làm cho người khác nghĩ phán quyết của Thẩm phán không công bằng.

     
    Báo quản trị |  
  • #522064   29/06/2019

    anthuylaw
    anthuylaw
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/04/2017
    Tổng số bài viết (1322)
    Số điểm: 11747
    Cảm ơn: 252
    Được cảm ơn 273 lần


    Quy định về đạo đức và ứng xử của Thẩm phán như vậy là cần thiết, tránh tình trạng án tại hồ sơ, án oan cho nhân dân, cùng với đó cần có sự giám sát việc tuân thủ pháp luật, quá trình xét xử của thẩm phán. Có như vậy, mới đảm bảo sự công bằng giữa các đương sự.
     

     

    Không có gì là không thể.

     
    Báo quản trị |  
  • #522216   29/06/2019

    ph_ngoc
    ph_ngoc
    Top 500


    Đăk Nông, Việt Nam
    Tham gia:21/09/2017
    Tổng số bài viết (222)
    Số điểm: 1608
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 77 lần


    Theo quy định hiện hành những việc Thẩm phán không được làm được quy định tại Khoản 2 Điều 10 Quyết định 87/QĐ-HĐTC năm 2018 về Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử của Thẩm phán do Hội đồng Tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia, Cụ thể như sau:

    a) Những việc pháp luật quy định công dân không được làm;

    b) Tư vấn cho bị can, bị cáo, đương sự, người tham gia tố tụng khác làm cho việc giải quyết vụ việc không đúng quy định của pháp luật;

    c) Can thiệp trái pháp luật vào việc giải quyết vụ việc hoặc lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người có trách nhiệm giải quyết vụ việc;

    d) Mang hồ sơ vụ việc hoặc tài liệu trong hồ sơ vụ việc ra khỏi cơ quan, nếu không vì nhiệm vụ được giao hoặc không được sự đồng ý của người có thẩm quyền;

    đ) Tiếp xúc bị can, bị cáo, đương sự, người tham gia tố tụng khác trong vụ việc mà mình có thẩm quyền giải quyết không đúng nơi quy định;

    e) Sách nhiễu, trì hoãn, gây khó khăn, phiền hà cho người dân, bị can, bị cáo, đương sự, người tham gia tố tụng khác và người tiến hành tố tụng;

    g) Truy ép, gợi ý cho bị can, bị cáo, đương sự, người tham gia tố tụng khác và người tiến hành tố tụng cung cấp tài liệu, khai báo, trình bày sự việc không khách quan, trung thực;

    h) Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật công tác của mình, của cán bộ, công chức thuộc Tòa án và các cơ quan liên quan khác;

    i) Tiết lộ bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của bị can, bị cáo, đương sự, người tham gia tố tụng khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

     

    Cập nhật bởi kindy_tran_8_2 ngày 29/06/2019 10:30:46 CH
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ph_ngoc vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (01/07/2019)
  • #527225   31/08/2019

    Tòa án là một thiết chế quan trọng trong bộ máy Nhà nước, có nhiệm vụ xét xử, thực hiện quyền tư pháp của quốc gia. Trong đó, Thẩm phán là chức danh tư pháp cao quý (cùng với thành viên Hội đồng xét xử) được Nhà nước giao thẩm quyền để nhân danh Nhà nước xét xử, phán quyết trong các vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa án. Phán quyết của Thẩm phán có tác động trực tiếp đến quyền nhân thân, quyền tài sản, danh dự, nhân phẩm và tính mạng của con người. Do đó, năng lực và đạo đức của Thẩm phán đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng một nền tư pháp công bằng, minh bạch, liêm chính, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Vì vậy, việc ban hành Bộ quy tắc đạo đức dành riêng cho Thẩm phán là rất cần thiết.

     
    Báo quản trị |  
  • #527285   31/08/2019

    Những quy định trên là rất cần thiết vì Thẩm phán là người giữ vai trò quan trọng trong quá trình giải quyết vụ án, họ có một số quyền hạn nhất định và là người có địa vị nên quy định như vậy cũng khá là chặt chẽ rồi. 

     
    Báo quản trị |  
  • #528469   18/09/2019

    htham2501
    htham2501
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/06/2019
    Tổng số bài viết (241)
    Số điểm: 2000
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 109 lần


         Kèm theo chuẩn mực phải luôn luôn có mức độ xử lý nếu sai phạm. Nếu không thì sẽ làm gì nếu người ta không chuẩn mực? Hơn nữa thẩm phán nói riêng, nghành hành pháp nói chung phải có mức độ xử lý khác dân thường gọi là "tri pháp phạm pháp". Có nghĩa: Họ là những người cầm cân nảy mức, đại diện công lý và chấp hành pháp luật thì đương nhiên phải hiểu luật. Đã hiểu luật mà còn phạm luật thì chắc chắn phải được xử lý mạnh tay hơn người dân

     

     
    Báo quản trị |  
  • #547782   31/05/2020

    hosyhieu20
    hosyhieu20
    Top 500


    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:02/05/2020
    Tổng số bài viết (210)
    Số điểm: 1710
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 11 lần


    Thẩm phán Tòa án là đại diện cho cơ quan Tòa án giải quyết những vụ việc để đưa lại công bằng cho đôi bên. Và đương nhiên là không phải đại diện Tòa án mà muốn làm gì cũng được. Ngành nghề nào thì cũng có những nguyên tắc và những điều không đưuọc phép làm và nghề Thẩm phán lại càng phải khắt khe hơn.

     
    Báo quản trị |  
  • #552699   25/07/2020

    Điểm b Khoản 2 Điều 82 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 quy định:

    “Điều 82. Cách chức Thẩm phán

    2. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, Thẩm phán có thể bị cách chức khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    b) Vi phạm quy định tại Điều 77 của Luật này;”

    Theo đó, nếu Thẩm phán vi phạm những việc không được làm, tùy từng mức độ có thể bị cắt chức.

     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #555963   28/08/2020

    danluan123
    danluan123
    Top 50
    Male
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2020
    Tổng số bài viết (1140)
    Số điểm: 8310
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 93 lần


    Có bao nhiêu điều thẩ phán không được làm,quy định như vậy là chặt chẽ nhưng chế độ chắt chẽ này được bảo đảm bởi những gì? những chế tài đã được quy định sẵn liệu có thể đảm bảo một trật tự tư pháp trong ngành tòa án khi mà có rất nhiều những án oan cũng như án mà chính thẩm phán chủ quan trng nghiệp vụ của mình

     
    Báo quản trị |