Những điều cần biết về thuốc lá

Chủ đề   RSS   
  • #454189 22/05/2017

    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1721 lần


    Những điều cần biết về thuốc lá

    Hưởng ứng ngày Thế giới không thuốc lá 31/5/2017, sau đây mình xin chia sẻ một số điều có thể bạn chưa biết về thuốc lá:

    1. Một điếu thuốc có khoảng 4800 hóa chất, trong đó có 69 độc tố được biết là có thể gây ung thư

    2. Mỗi điếu thuốc sẽ giảm tuổi thọ của bạn 11 phút, tính trung bình người hút thuốc sẽ giảm 13.2 năm tuổi thọ đối với nam và 14.5 năm với nữ giới.

    3. 30% số ca ung thư có thể được ngăn ngừa bằng cách tránh hút thuốc và uống rượu, thay vào đó là ăn uống lành mạnh và tập thể dục

    4. Giá bán tối thiểu của thuốc lá điếu loại bao cứng là 4.390 đồng/bao và loại bao mềm là 3.860 đồng/bao (đã bao gồm thuế tiêu thục đặc biệt và khoản đóng góp bắt buộc vào Quỹ phòng, chống tác hại của thuốc lá, chưa bao gồm thuế GTGT)

    5. Cấm sử dụng người chưa đủ 18 tuổi mua, bán thuốc lá, trường hợp vi phạm

    6. Cấm ép buộc người khác sử dụng thuốc lá, trường hợp vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 3 – 5 triệu đồng.

    7. 4 nơi cấm hút thuốc lá hoàn toàn (trong nhà và trong phạm vi khuôn viên): Cơ sở y tế; cơ sở giáo dục; cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí dành riêng cho trẻ em; cơ sở hoặc khu vực có nguy cơ cháy, nổ cao.

    8. 3 nơi cấm hút lá hoàn toàn trong nhà: Nơi làm việc; Trường cao đẳng, đại học, học viện; Địa điểm công cộng, trừ các trường hợp bị cấm hoàn toàn trong nhà và trong khuôn viên hoặc cấm trong nhà nhưng có nơi dành riêng cho người hút thuốc lá

    9. Cấm hút thuốc lá khi ngồi trên ô tô, tàu bay và tàu điện.

    10. 3 nơi dù cấm hút thuốc nhưng vẫn có nơi dành riêng cho người hút thuốc lá: Khu vực cách ly của sân bay; Quán bar, karaoke, vũ trường, khách sạn và cơ sở lưu trú du lịch; Phương tiện giao thông công cộng là tàu thủy, tàu hỏa.

    11. Trong phạm vi 100m từ nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường tiểu học, THCS, PTTH, viện nghiên cứu y học, bệnh viện, nhà hộ sinh, trung tâm y tế dự phòng, trạm y tế xã phường thị trấn không được bán thuốc lá

    12. Từ 01/05/2019, khoản đóng góp bắt buộc vào Quỹ phòng chống tác hại thuốc lá của cơ sở sản xuất, nhập khẩu thuốc lá là 2% trên giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt.

    Nguồn:

    Ohay TV

    Quyết định 70/QĐ-BTC năm 2016

    Luật phòng chống tác hại của thuốc lá 2012

    Nghị định 176/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế  

     
    8140 | Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn trang_u vì bài viết hữu ích
    huong_gau1 (31/05/2017) ntdieu (22/05/2017) GHLAW (22/05/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #454603   26/05/2017

    Sensen93
    Sensen93
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (291)
    Số điểm: 3005
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 155 lần


    Xử phạt hành vi HÚT THUỐC LÁ NƠI CÔNG CỘNG – chuyện đâu có dễ!!!

    Hút thuốc lá nơi công cộng là đề tài chẳng  mới mẻ gì để tranh luận, bàn tán. Tuy nhiên, trước thực trạng có Luật phòng chống tác hại của thuốc lá, có văn bản hướng dẫn cách thức áp dụng, xử phạt hành vi hút thuốc lá nơi công cộng mà tình hình thực tế chẳng những không khả quan, ngược lại, số lượng người hút thuốc, đối tượng hút,  nhập viện vì thuốc cứ tăng vùn vụt, diện tích môi trường không  khói thuốc ngày một thu hẹp, không gian chung của cộng đồng ngày càng bị xâm chiếm bởi những cái phì phèo “VÔ Ý THỨC” không thuốc nào chữa nổi ….mình quyết định sẽ “đào mộ” lại vấn đề này lần nữa để chúng ta cùng chia sẻ quan điểm.

    Việc xử phạt hành vi hút thuốc lá nơi công cộng được quy định tại Khoản 1 Điều 23 Nghị định 176/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế. Cụ thể như sau:

     Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

    a) Hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm. Trường hợp hút thuốc lá trên tàu bay thực hiện theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng;

    b) Bỏ mẩu, tàn thuốc lá không đúng nơi quy định khi hút thuốc lá tại những địa điểm được phép hút thuốc lá.

    Theo mình thấy thì quy định xử phạt trên đây đã khá rõ ràng , tuy nhiên, nếu so với thực trạng hút thuốc tràn lan khắp nơi như hiện nay thì hình như chế tài như thế này còn quá nhẹ. Chỉ đơn thuần là cảnh cáo hoặc có phạt tiền thì tối đa cũng chỉ 300.000 đồng mà chủ yếu trên thực tế là phạt cảnh cáo thì chẳng thể nào đủ sức tác động tới nhận thức của người vi phạm được. Quy định ban hành chỉ mang tính chất tuyên truyền, giáo dục thì chẳng bao giờ đáp ứng được yêu cầu răn đe và xử lý triệt để hành vi được.

    Bên cạnh đó, số cơ quan có thẩm quyền xử phạt cũng không phải là ít, bao gồm: các cơ quan thanh tra liên ngành về y tế từ trung ương tới địa phương; các cơ quan quản lý thị trường; cơ quan công an và UBND các cấp. Tuy nhiên, trong số những cơ quan này, chẳng biết cơ quan nào có chức năng chuyên trách, chịu trách nhiệm chính trong quá trình xử phạt. Quyền thực hiện chế tài xử phạt chỉ mang tính chất mù mờ, cũng chẳng xác định được trách nhiệm của người vi phạm.

    Trong khi đó, ở những nơi tình trạng hút  thuốc xảy ra thường xuyên, phổ biến như trường học, bệnh viện, các nhà ga, bến tàu, xe hay thậm chí trên cả xe buýt… thì bộ phận quản lý của những địa điểm này lại chẳng được pháp luật trao cho quyền xử phạt hành vi hút thuốc lá. Thấy hành vi trái pháp luật đó, nhưng không có quyền xử phạt thì cũng chẳng ích gì, có chăng cũng chỉ nhắc nhở rồi lại lắc đầu, nhắm mắt cho qua chuyện. Rồi thì chưa kể người vi phạm, ngay cả cán bộ, công chức cơ quan nhà nước cũng vi phạm, ở nơi công cộng cũng phì phèo điếu thuốc như ai thì bó tay rồi.

    Thiết nghĩ, đối với mức phạt như trên, cần mạnh tay hơn nữa trong việc quy định chế tài, nâng mức phạt lên cả triệu đồng mỗi lần bị phát hiện, coi mất tiền vài lần, xót của, người ta còn dám vi phạm không. Thứ hai, đối với cơ quan có thẩm quyền xử phạt, nên xác định rõ đâu là cơ quan chuyên trách để có kế hoạch xử phạt nghiêm túc chứ không mù mờ như hiện nay. Nên trao quyền xử phạt cho các cơ quan như bệnh viện, trường học,…vì họ dễ dàng tiếp cận với người vi phạm hơn cả cơ quan có thẩm quyền hiện nay.

    Thứ ba, nên ngăn chăn ngay từ khâu đầu tiên thuốc lá xâm nhập thị trường. Một số phân tích hiện nay cho thấy lợi nhuận từ ngành công nghiệp thuốc lá không bù nổi cho chi phí y tế chữa trị các bệnh về hô hấp, tim mạch, ung thư phổi… gây ra bởi thuốc lá. Rõ ràng, mất mát của xã hội lớn hơn rất nhiều lần so với thu nhập từ kinh doanh thuốc lá. Vậy sao chúng ta không đề ra lộ trình để cấm hẳn việc tiêu thụ thuốc lá trên toàn lãnh thổ.

    Còn các bạn, các bạn nghĩ sao?

    Everything happens for a reason...

     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn Sensen93 vì bài viết hữu ích
    ntqn1993 (26/05/2017) nguyenthitragiang2009@gmail.com (26/05/2017) nguyenduy303 (30/05/2017)
  • #454735   26/05/2017

    Sensen93 viết:

    Hút thuốc lá nơi công cộng là đề tài chẳng  mới mẻ gì để tranh luận, bàn tán. Tuy nhiên, trước thực trạng có Luật phòng chống tác hại của thuốc lá, có văn bản hướng dẫn cách thức áp dụng, xử phạt hành vi hút thuốc lá nơi công cộng mà tình hình thực tế chẳng những không khả quan, ngược lại, số lượng người hút thuốc, đối tượng hút,  nhập viện vì thuốc cứ tăng vùn vụt, diện tích môi trường không  khói thuốc ngày một thu hẹp, không gian chung của cộng đồng ngày càng bị xâm chiếm bởi những cái phì phèo “VÔ Ý THỨC” không thuốc nào chữa nổi ….mình quyết định sẽ “đào mộ” lại vấn đề này lần nữa để chúng ta cùng chia sẻ quan điểm.

    Việc xử phạt hành vi hút thuốc lá nơi công cộng được quy định tại Khoản 1 Điều 23 Nghị định 176/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế. Cụ thể như sau:

     Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

    a) Hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm. Trường hợp hút thuốc lá trên tàu bay thực hiện theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng;

    b) Bỏ mẩu, tàn thuốc lá không đúng nơi quy định khi hút thuốc lá tại những địa điểm được phép hút thuốc lá.

    Theo mình thấy thì quy định xử phạt trên đây đã khá rõ ràng , tuy nhiên, nếu so với thực trạng hút thuốc tràn lan khắp nơi như hiện nay thì hình như chế tài như thế này còn quá nhẹ. Chỉ đơn thuần là cảnh cáo hoặc có phạt tiền thì tối đa cũng chỉ 300.000 đồng mà chủ yếu trên thực tế là phạt cảnh cáo thì chẳng thể nào đủ sức tác động tới nhận thức của người vi phạm được. Quy định ban hành chỉ mang tính chất tuyên truyền, giáo dục thì chẳng bao giờ đáp ứng được yêu cầu răn đe và xử lý triệt để hành vi được.

    Bên cạnh đó, số cơ quan có thẩm quyền xử phạt cũng không phải là ít, bao gồm: các cơ quan thanh tra liên ngành về y tế từ trung ương tới địa phương; các cơ quan quản lý thị trường; cơ quan công an và UBND các cấp. Tuy nhiên, trong số những cơ quan này, chẳng biết cơ quan nào có chức năng chuyên trách, chịu trách nhiệm chính trong quá trình xử phạt. Quyền thực hiện chế tài xử phạt chỉ mang tính chất mù mờ, cũng chẳng xác định được trách nhiệm của người vi phạm.

    Trong khi đó, ở những nơi tình trạng hút  thuốc xảy ra thường xuyên, phổ biến như trường học, bệnh viện, các nhà ga, bến tàu, xe hay thậm chí trên cả xe buýt… thì bộ phận quản lý của những địa điểm này lại chẳng được pháp luật trao cho quyền xử phạt hành vi hút thuốc lá. Thấy hành vi trái pháp luật đó, nhưng không có quyền xử phạt thì cũng chẳng ích gì, có chăng cũng chỉ nhắc nhở rồi lại lắc đầu, nhắm mắt cho qua chuyện. Rồi thì chưa kể người vi phạm, ngay cả cán bộ, công chức cơ quan nhà nước cũng vi phạm, ở nơi công cộng cũng phì phèo điếu thuốc như ai thì bó tay rồi.

    Thiết nghĩ, đối với mức phạt như trên, cần mạnh tay hơn nữa trong việc quy định chế tài, nâng mức phạt lên cả triệu đồng mỗi lần bị phát hiện, coi mất tiền vài lần, xót của, người ta còn dám vi phạm không. Thứ hai, đối với cơ quan có thẩm quyền xử phạt, nên xác định rõ đâu là cơ quan chuyên trách để có kế hoạch xử phạt nghiêm túc chứ không mù mờ như hiện nay. Nên trao quyền xử phạt cho các cơ quan như bệnh viện, trường học,…vì họ dễ dàng tiếp cận với người vi phạm hơn cả cơ quan có thẩm quyền hiện nay.

    Thứ ba, nên ngăn chăn ngay từ khâu đầu tiên thuốc lá xâm nhập thị trường. Một số phân tích hiện nay cho thấy lợi nhuận từ ngành công nghiệp thuốc lá không bù nổi cho chi phí y tế chữa trị các bệnh về hô hấp, tim mạch, ung thư phổi… gây ra bởi thuốc lá. Rõ ràng, mất mát của xã hội lớn hơn rất nhiều lần so với thu nhập từ kinh doanh thuốc lá. Vậy sao chúng ta không đề ra lộ trình để cấm hẳn việc tiêu thụ thuốc lá trên toàn lãnh thổ.

    Còn các bạn, các bạn nghĩ sao?

    Hút thuốc nơi công cộng thì chẳng hiếm đâu, cơ mà có cơ quan xử phạt tới thì người ta cũng hút xong mà đi từ đời nào rồi. Muốn nắm thóp người vi phạm rồi tiến hành xử phạt đâu có dễ. Lợi nhuận từ ngành công nghiệp thuốc lá hiện nay đng ở mức cao so với nhiều mặt hàng nên chưa cấm được mà mình nghĩ chắc không cấm được bởi nó còn ảnh hưởng đến kim ngạch xuất nhập khẩu của nước mình với nước ngoài nữa. Nên cứ phải đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục thôi.

     
    Báo quản trị |  
  • #454647   26/05/2017

    anthuylaw
    anthuylaw
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/04/2017
    Tổng số bài viết (1322)
    Số điểm: 11747
    Cảm ơn: 252
    Được cảm ơn 273 lần


    Mình nghĩ là việc nâng mức xử phạt vi phạm hành chính đối với việc hút thuốc lá nơi công cộng là một phương án khá hay. Tuy nhiên, không phải cứ tăng mức xử phạt là số lượng hành vi vi phạm lại giảm. Đối với việc ngăn chặn ngay từ khâu đầu tiên thuốc lá xâm nhập thị trường mình cho là không hợp lý vì đây không phải là hàng cấm mà chỉ là hàng hạn chế, không khuyến khích tiêu thụ, do đó để giảm nhu cầu sử dụng chỉ có thể tăng mức thuế suất nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc áp dụng hạn ngach.

    Không có gì là không thể.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn anthuylaw vì bài viết hữu ích
    Sensen93 (28/05/2017)
  • #454854   28/05/2017

    Sensen93
    Sensen93
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (291)
    Số điểm: 3005
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 155 lần


     

    anthuylaw viết:

     

    Mình nghĩ là việc nâng mức xử phạt vi phạm hành chính đối với việc hút thuốc lá nơi công cộng là một phương án khá hay. Tuy nhiên, không phải cứ tăng mức xử phạt là số lượng hành vi vi phạm lại giảm. Đối với việc ngăn chặn ngay từ khâu đầu tiên thuốc lá xâm nhập thị trường mình cho là không hợp lý vì đây không phải là hàng cấm mà chỉ là hàng hạn chế, không khuyến khích tiêu thụ, do đó để giảm nhu cầu sử dụng chỉ có thể tăng mức thuế suất nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc áp dụng hạn ngach.

     

     

    Cũng khó để ngăn chặn triệt để nguồn thuốc lá từ khâu đầu tiên. Tuy nhiên, mình nghĩ cũng nên có lộ trình để cấm hẳn việc sản xuất, tiêu thụ nguồn hàng thuốc lá ở thị trường trong nước. 

    Cập nhật bởi Sensen93 ngày 28/05/2017 07:05:01 CH

    Everything happens for a reason...

     
    Báo quản trị |  
  • #455232   30/05/2017

    nguyenduy303
    nguyenduy303
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/10/2016
    Tổng số bài viết (348)
    Số điểm: 2977
    Cảm ơn: 37
    Được cảm ơn 61 lần


    Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc xử phạt hành vi hút thuốc lá ở nơi công cộng chưa đi vào thực tiễn cuộc sống như bạn đã chia sẻ.
     
    Theo mình, vấn đề khó khăn nhất hiện nay là thẩm quyền xử phạt. Theo quy định thì các cơ quan thanh tra liên ngành về y tế từ trung ương tới địa phương; cơ quan công an và UBND các cấp là những cơ quan có thẩm quyền xử phạt. Trong đó, thanh tra y tế là cơ quan chính, tuy nhiên lực lượng này trên thực tế còn quá mỏng, chỉ có ở cấp tỉnh.
     
    Bên cạnh đó, việc quy định thẩm quyền xử phạt của UBND các cấp, đó là quy định thẩm quyền chung nhưng chưa có quy định cụ thể về cơ quan tham mưu, chịu trách nhiệm chính việc xử phạt hành vi hút thuốc lá nơi công cộng, điển hình là ở cấp xã nên rất lúng túng trong quá trình thực hiện.
     
    Vì vậy, theo mình có 3 việc cần phải thực hiện ngay từ bây giờ đó là:
     
    Thứ nhất, chính là bản thân mỗi người cần phải tự biết bảo vệ mình bằng cách hãy mạnh dạn lên tiếng phản đối hoặc nhắc nhở người có hành vi hút thuốc lá ở nơi công cộng.
     
    Thứ hai, tiếp tục tăng cường công tác giáo dục thuyết phục, tuyên truyền, vận động người dân chấp hành quy định cấm thuốc lá nơi công cộng. 
     
    Thứ ba, cần sửa đổi một số quy định cứng nhắc về xử phạt hút thuốc lá nơi công cộng. 
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenduy303 vì bài viết hữu ích
    Sensen93 (31/05/2017)
  • #455262   31/05/2017

    Mình nghĩ cấm hút thuốc lá nơi công cộng, quy định cũng có, chế tài xử phạt cũng có nhưng chả thấy ai bị phạt bao giờ, như vậy thì có cũng như không. Vẫn là một biện pháp không mới nhưng giáo dục thay đổi ý thức thế hệ sau trong một quãng thời gian dài mới là cách trị được gốc rễ việc hút thuốc.

     
    Báo quản trị |