Những điều cần biết khi giải quyết tranh chấp đất đai có yếu tố nước ngoài

Chủ đề   RSS   
  • #518074 13/05/2019

    lamkylaw
    Top 100
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/10/2018
    Tổng số bài viết (660)
    Số điểm: 14232
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 612 lần


    Những điều cần biết khi giải quyết tranh chấp đất đai có yếu tố nước ngoài

     

    >>> Tìm hiểu về 03 dạng tranh chấp đất đai phổ biến

    >>> Những tranh chấp đất đai phải tiến hành hòa giải

    >>> Quy trình chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất thổ cư


    Mình đang tìm hiểu những quy định pháp luật khi giải quyết tranh chấp đất đai có yếu tố nước ngoài, dưới đây là hệ thống lại những nội dung liên quan.

    Nội dung còn thiếu sót bạn nào có thông tin thì đóng góp bên dưới giúp mình để hoàn thiện hơn nhé!

    Theo quy định của Luật đất đai 2013 thì Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.

    Vậy có những lưu ý gì khi xảy ra tranh chấp mà có yếu tố nước ngoài?

    1.  Xác định đối tượng của tranh chấp có yếu tố nước ngoài: 

    Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    a) Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài;

    b) Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài;

    c) Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài.

    (Điều 663 Bộ luật dân sự 2015)

    2. Có bắt buộc phải tiến hành hòa giải?

    Những tranh chấp liên quan đến “Ai là người có quyền sử dụng đất” thì bắt buộc phải tiến hành hòa giải. Còn các tranh chấp khác về thừa kế, tranh chấp các giao dịch liên quan đến QSDĐ,...  thì không bắt buộc.

    3. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp: Xem TẠI ĐÂY

    4. Đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai:

    - Trường hợp giải quyết tại Tòa án:

    Đơn khởi kiện;

    Biên bản hòa giải;

    Chứng cứ chứng minh yêu cầu khởi kiện;

    Văn bản xác minh nơi cư trú của bị đơn.

    - Trường hợp giải quyết tại UBND:

    Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai;

    Biên bản hòa giải tranh chấp đất đai;

    Tài liệu khác.

    5. Quy trình giải quyết tranh chấp đất dai: Xem TẠI ĐÂY

    Cập nhật bởi lamkylaw ngày 13/05/2019 03:39:31 CH
     
    6402 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận