Những câu nói tựa như “thuốc tiên” trong văn bản pháp luật

Chủ đề   RSS   
  • #429606 02/07/2016

    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1904 lần


    Những câu nói tựa như “thuốc tiên” trong văn bản pháp luật

    Dân gian ta thường ví von “thuốc tiên”, “thuốc thần” là loại thuốc kỳ diệu, chỉ cần uống vào là mọi loại bệnh tật khó trị cỡ mấy cũng đều dứt khỏi. Còn thực tế trên đời này có “thuốc tiên”, “thuốc thần” hay không thì các bạn biết câu trả lời rồi đó.

    Trong văn bản pháp luật cũng vậy, cũng có nhiều câu tựa như “thuốc tiên”, “thuốc thần” mà mình nói ở trên, sự xuất hiện của nó có thể làm cho nhiều văn bản pháp luật được “sinh ra” trước đó “chết đi” hoặc làm vô hiệu quy định mà nó mới đề cập, nhưng chỉ khác ở chỗ là nó có thật, thật đấy các bạn.

    Dẫn chứng một vài câu nói như sau:

    1/ Các quy định trước đây trái với Nghị định hoặc Thông tư hoặc Quyết định này đều hết hiệu lực hoặc bị bãi bỏ” – câu này thường xuất hiện trong Điều quy định về Hiệu lực thi hành của Nghị định, Thông tư, Quyết định.

    Ví dụ như:

    - Tại Điều 16 Nghị định 66/2015/NĐ-CP

    Điều 16. Hiệu lực thi hành

    Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2015. Bãi bỏ các quy định trước đây trái với nội dung quy định tại Nghị định này.

    - Hoặc tại Điều 12 Thông tư 09/2015/TT-BTP:

    Điều 12. Hiệu lực thi hành

    Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 8 năm 2015 và thay thế Thông tư số 17/2010/TT-BTP ngày 11 tháng 10 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định phân cấp quản lý công chức, công chức lãnh đạo cơ quan quản lý thi hành án dân sự và cơ quan thi hành án dân sự. Các quy định trước đây do Bộ Tư pháp ban hành trái với Thông tư này bị bãi bỏ.

    Chỉ có câu này thôi sẽ làm cho hàng loạt các quy định được nêu trong các văn bản quy phạm pháp luật trước đó đều sẽ bị bãi bỏ hoặc hết hiệu lực. Nhưng ngặt nỗi làm sao để biết cụ thể đựơc quy định nào tại văn bản pháp luật nào vì số lượng văn bản được ban hành ngày càng nhiều, nhất là người dân áp dụng các Nghị định, Thông tư, Quyết định như mình đây?

    2/ “Trừ trường hợp khác/trừ trường hợp pháp luật có quy định khác” câu này lại hay có trong các quy định Các hành vi bị nghiêm cấm hoặc các quy định liên quan đến việc không được phép, được phép làm, chẳng hạn như:

    Khoản 5 Điều 3 Thông tư 17/2014/TT-BGDĐT:

    “5. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và Giám đốc Ban quản lý các dự án, chương trình thuộc cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, cơ sở giáo dục đại học và các cơ sở giáo dục trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; cán bộ, công chức đang công tác tại các doanh nghiệp do nhà nước làm chủ sở hữu thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý, gồm: Chủ tịch Hội đồng thành viên, Thành viên Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc chỉ được tham gia các đoàn ra ngoài kế hoạch khi có nội dung phù hợp với lĩnh vực chuyên môn được phân công phụ trách và không quá 02 (hai) lần mỗi năm, mỗi lần không quá 10 (mười) ngày làm việc, trừ trường hợp khác được Bộ trưởng cho phép.”

    Và trường hợp khác như thế nào thì phụ thuộc vào các trường hợp phát sinh thực tế mà những người quản lý lãnh đạo ra quyết định chi tiết.

    Vấn đề là việc đưa ra những câu nói tựa như “thuốc tiên” này là việc dễ dàng cho người ban hành, nhưng lại làm khó cho những người thi hành áp dụng, điển hình là mình. Nhất là câu nói số 1 mình đã nêu ở trên, nhiều khi rà lại không biết quy định nào của văn bản nào bị bãi bỏ hoặc hết hiệu lực luôn???

    Thắc mắc một điều là dễ dàng như vậy thì những câu này có bị lạm dụng để đưa vào các văn bản pháp luật không? Chứ khi đọc văn bản mới ban hành mà đụng đến những câu này là mình thấy buồn lắm đó.

     
    13231 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #431783   26/07/2016

    shin_butchi
    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1904 lần


    ohmygod_305 viết:

    hơi mơ hồ nhỉ, ý là khi có thông tư nghị định mới mà muốn xóa bỏ những cái cũ thì chỉ cần nói câu đấy ah 

    Chính xác đấy bạn à 

     
    Báo quản trị |  
  • #431856   26/07/2016

    Văn bản luật mà còn những cụm từ nêu trên thì chứng tỏ trình độ lập pháp còn chưa cao. Chưa dự trù và không thể dự trù hết các trường hợp. :)

    Hỗ trợ các bạn những vấn đề pháp lý qua email.

    Email: luatsutrantrongqui@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #458740   25/06/2017

    Trantranglong
    Trantranglong
    Top 500
    Female


    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:18/05/2017
    Tổng số bài viết (292)
    Số điểm: 1970
    Cảm ơn: 30
    Được cảm ơn 52 lần


    Mình xin bổ sung thêm một ít câu nói gắn liền với tên tuổi thường có trong văn bản luật

    - Theo quy định của nhà nước.

    - Theo quy định trong các văn bản khác có liên quan đến vấn đề này.

    - Và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

    -Thực hiện theo trình tự, thủ tục mà pháp luật có quy định.

    - Cơ quan có thẩm quyền thực hiện nhiệm vụ này.

     

    Cập nhật bởi Trantranglong ngày 25/06/2017 02:19:42 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #458754   25/06/2017

     Theo mình nghĩ việc sử dụng những câu từ như vậy vì tại thời điểm ban hành văn bản Luật đó thì với những quy định trong văn bản đã chuẩn xác, áp dụng cho thực tế được. Tuy nhiên, điều Luật thì không thay đổi, còn đời sống xã hội mang tính động  nên dù liệt kê kỹ lưỡng như thế nào cũng không thể đầy đủ. Nhà làm Luật không thể dự liệu trước mọi chuyện trong tương lainên phải quy định như là nhằm khi đời sống xã hội thay đổi thì khi đó sẽ ban hành một văn bản pháp luật mới để quy định bổ sung về vấn đề này (áp dụng ngoại lệ cho quy định cũ). Như vậy chúng ta có thể thấy những trường hợp quy định như vậy để chống chế mà thôi. Còn đối với những người đọc luật những câu nói này vừa là liều thuốc tiên và cũng vừa là liều thuốc độc. Tại vì  một điều luật bỏ ngỏ như vậy để ai hiểu gì thì hiểu một số người  nắm vững thì có thể lợi dụng vào đó, còn những người không hiểu hay chưa biết thì phải vò đầu, bức tóc tìm hiểu những trường hợp nào để nằm trong phạm vi những câu nói này.

     
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn KieuNga1109 vì bài viết hữu ích
    ThoaPhan1910 (15/08/2017)
  • #461250   15/07/2017

    thanhvan312
    thanhvan312
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (354)
    Số điểm: 3190
    Cảm ơn: 41
    Được cảm ơn 99 lần


    MÌnh nhớ hồi còn đi học thầy cô có giải thích tại sao cơ quan ban hành lại sử dụng cụm từ “Trừ trường hợp khác/trừ trường hợp pháp luật có quy định khác” mà không sử dụng dấu 3 chấm vì xã hội phát triển, pháp luật không thể nào dự trù và bao quát được tất cả mà nếu sử dụng dấu 3 chấm thì những người đọc luật 1 là sẽ hiểu sai vấn đề, 2 là sẽ cố tình hiểu sai vấn đề dẫn đến nhiều hậu quả. Nhưng mà thật sự quy định như thế nào cũng có những bất cập, mơ hồ và không thật sự rõ ràng

     
    Báo quản trị |  
  • #461258   15/07/2017

    AiNguyen1995
    AiNguyen1995

    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/02/2017
    Tổng số bài viết (74)
    Số điểm: 1300
    Cảm ơn: 21
    Được cảm ơn 56 lần


    Mình nghĩ việc quy định như vậy khi làm luật của nhà làm luật do chưa thể chỉ ra chính xác quy định hết hiệu lực vì hệ thống văn bản quá nhiều mà chưa kịp rà soát. Thay vì nói rõ trong văn bản đó thì các nhà làm luật cũng đã có những văn bản (là kết quả của việc rà soát văn bản) như công bố danh mục văn bản hết hiệu lực lĩnh vực nào đó, tình đến thời gian nào cho người thi hành theo dõi.

    Nguyễn Như Ái

    email: nguyenai1995@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn AiNguyen1995 vì bài viết hữu ích
    ThoaPhan1910 (15/08/2017)
  • #461261   15/07/2017

    Thanh241994
    Thanh241994
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (202)
    Số điểm: 2768
    Cảm ơn: 28
    Được cảm ơn 76 lần


    Khi mình đọc văn bản pháp luật, thật sự mình ngại nhất câu "trừ trường hợp pháp luật có quy định khác", vậy trường hợp khác là trường hợp nào, quy định ở đâu. Dẫu biết quy định kiểu này mang tính chất dự phòng của các nhà làm luật, nhưng người dân rất khó để tham khảo, vận dụng pháp luật.

     
    Báo quản trị |  
  • #461265   15/07/2017

    maithanhloivn
    maithanhloivn
    Top 500
    Male


    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2014
    Tổng số bài viết (267)
    Số điểm: 1833
    Cảm ơn: 35
    Được cảm ơn 43 lần


    Điều Luật thì không thay đổi, còn đời sống xã hội, các quan hệ xã hội đều có sự thay điỉu theo thời gian và tình hình kinh tế xã hội, nên dù liệt kê kỹ lưỡng như thế nào cũng không thể đầy đủ. Nhà làm Luật không thể dự liệu trước mọi chuyện trong tương lainên phải quy định như là nhằm khi đời sống xã hội thay đổi thì khi đó sẽ ban hành một văn bản pháp luật mới để quy định bổ sung về vấn đề này.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn maithanhloivn vì bài viết hữu ích
    ThoaPhan1910 (15/08/2017)
  • #461424   16/07/2017

    Sợ nhất mấy câu mơ hồ trong văn bản quy phạm pháp luật, ngay cả người học luật còn hoang mang huống gì người dân khi đọc. Theo mình còn có những câu khác "nổi tiếng" không kém:
     
    -Trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.
     
    - Theo hướng dẫn chi tiết của Bộ.....: mà không biết hướng dẫn chi tiết đó thế nào, quy định ở văn bản nào hay đã có văn bản nào của Bộ quy định chưa??? Vi` dụ như:
     
    + Bộ Tư pháp hướng dẫn chi tiết hồ sơ, giấy tờ, tài liệu là cơ sở để đăng ký lại khai sinh theo quy định tại Điều này. (Nghị định 123/2015/NĐ-CP)
     
    + Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất. (Nghị  định 43/2014/NĐ-CP)
     
     
    Báo quản trị |  
  • #464590   15/08/2017

    hoatuyetly152
    hoatuyetly152
    Top 200
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/11/2011
    Tổng số bài viết (445)
    Số điểm: 2979
    Cảm ơn: 19
    Được cảm ơn 85 lần


    Đúng như lời chủ thớt nói, mỗi khi đọc văn bản mà đọc mấy câu như trên thì bản thân mình cảm thấy rất khó chịu vì có vẻ như người viết không có trách nhiệm khi để chừa những chỗ trống đó để người đọc tự tìm. Là những cơ quan có trách nhiệm viết luật, họ phải thực hiện tốt sự chuyên trách trong nghiên cứu pháp luật toàn diện và quy định chi tiết. Khi mà luật còn những quy định tựa thuốc tiên như vậy thì rõ ràng trình độ làm luật của họ còn kém và cái tâm trong nghề cũng nên được xem xét lại.

     
    Báo quản trị |  
  • #464593   15/08/2017

    Hoaithuong2709
    Hoaithuong2709
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2015
    Tổng số bài viết (179)
    Số điểm: 1255
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 31 lần


    Theo mình thấy thì những “câu” như vậy giống như một kiểu “lường trước” của các nhà làm luật Việt Nam. Sở dĩ, các quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh thì không ngừng phát triển và biến đổi, mà quy định câu chữ trong luật thì có giới hạn, nên buộc phải “thòng” thêm những câu như vậy. Tuy nhiên, đôi lúc, người áp dụng luật rơi vào tình huống khổ sở khi áp dụng, ví dụ “Trừ trường hợp khác/trừ trường hợp pháp luật có quy định khác” - biết có hay không? Nếu có kiếm ở đâu?!
     

     
    Báo quản trị |  
  • #464605   15/08/2017

    hongphuong1993
    hongphuong1993
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/06/2016
    Tổng số bài viết (225)
    Số điểm: 3270
    Cảm ơn: 252
    Được cảm ơn 107 lần


     “Trừ trường hợp khác/trừ trường hợp pháp luật có quy định khác” 

    Mình cũng cùng ý kiến với một số bạn bình luận ở trên rằng quy định này là hợp lý. Bởi lẽ khó có thể dự liệu hết những vấn đề có thể xảy ra. Xã hội thì càng ngày càng đi lên và có nhiều thay đổi, do đó, sẽ có rất nhiều trường hợp luật không thể bao quát hết được. Việc quy định thế này là dễ hiểu và khá hợp lý với điều kiện và khả năng xây dựng pháp luật nước ta hiện nay.

     
    Báo quản trị |  
  • #495119   26/06/2018

    ngothanhphuong310
    ngothanhphuong310
    Top 500
    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/05/2018
    Tổng số bài viết (201)
    Số điểm: 1154
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 11 lần


    Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam, phải công nhận tiếng Việt ta có nhiều cách nói để luồn lách, để hoa mĩ và để thật là phù hợp trong một số hoàn cảnh nhất định. Nếu nói những câu nói đó sai thì không phải, nó là đúc kết của cả một quá trình lập pháp. Tuy nhiên xét cho cùng thì cần ngắn gọn, đánh vào mục đích và có tầm nhìn.

     
    Báo quản trị |