Như thế nào là vi phạm thủ tục, thời hạn thanh toán tạm ứng ngân sách nhà nước?

Chủ đề   RSS   
  • #616149 09/09/2024

    phucpham2205
    Top 50
    Trung cấp

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:31/01/2024
    Tổng số bài viết (1346)
    Số điểm: 25600
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 516 lần
    SMod

    Như thế nào là vi phạm thủ tục, thời hạn thanh toán tạm ứng ngân sách nhà nước?

    Vi phạm thủ tục, thời hạn thanh toán tạm ứng ngân sách nhà nước là gì? Bị xử phạt như thế nào? Thời hiệu xử phạt hành chính của hành vi này là bao lâu? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

    (1) Như thế nào là vi phạm thủ tục, thời hạn thanh toán tạm ứng ngân sách nhà nước?

    Căn cứ khoản 1 Điều 8 Thông tư 87/2019/TT-BTC có quy định như sau:

    “1. Hành vi vi phạm thủ tục, thời hạn thanh toán tạm ứng ngân sách nhà nước là các hành vi vi phạm thủ tục, thời hạn thanh toán tạm ứng đối với các khoản chi thường xuyên ngân sách nhà nước và các hành vi vi phạm thủ tục, thời hạn thu hồi tạm ứng đối với các khoản chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước và nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước thực hiện các chương trình mục tiêu hoặc chi thực hiện các công trình sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất từ nguồn kinh phí chi thường xuyên ngân sách nhà nước và nguồn phí được để lại theo chế độ quy định để chi thường xuyên có tổng mức đầu tư trên 500.000.000 đồng.”

    Theo đó, hiểu một cách đơn giản, đây là trường hợp các cơ quan, tổ chức sử dụng ngân sách không tuân thủ đúng quy định về thủ tục và thời hạn khi thực hiện việc thanh toán hoặc thu hồi tạm ứng ngân sách.

    (2) Vi phạm thủ tục, thời hạn thanh toán tạm ứng ngân sách nhà nước bị xử phạt thế nào?

    Căn cứ Điều 59 Nghị định 63/2019/NĐ-CP có quy định về mức xử phạt đối với vi phạm thủ tục, thời hạn thanh toán tạm ứng ngân sách nhà nước như sau:

    - Phạt tiền từ 01 đến 02 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

    + Làm thủ tục thanh toán tạm ứng sau thời hạn cuối cùng phải thực hiện thanh toán tạm ứng đối với các khoản chi thường xuyên không có hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ hoặc khoản chi không phải gửi hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ đến Kho bạc Nhà nước theo quy định.

    + Không làm thủ tục thanh toán tạm ứng đối với các khoản chi vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước và nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước thực hiện các chương trình mục tiêu hoặc chi thực hiện các công trình sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất từ nguồn kinh phí chi thường xuyên ngân sách nhà nước và nguồn phí được để lại theo chế độ quy định để chi thường xuyên có tổng mức đầu tư trên 500 triệu đồng qua các lần thanh toán khối lượng hoàn thành của hợp đồng.

    - Phạt tiền từ 02 đến 04 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

    + Không làm thủ tục thanh toán hết tạm ứng đối với các khoản chi thường xuyên, có hợp đồng mua bán hàng hóa dịch vụ theo chế độ quy định trong lần thanh toán cuối cùng của hợp đồng.

    + Không làm thủ tục thanh toán hết tạm ứng đối với các khoản chi vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước và nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước thực hiện các chương trình mục tiêu hoặc chi thực hiện các công trình sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất từ nguồn kinh phí chi thường xuyên ngân sách nhà nước và nguồn phí được để lại theo chế độ quy định để chi thường xuyên có tổng mức đầu tư trên 500 triệu đồng khi giá trị thanh toán (bao gồm cả tạm ứng và thanh toán khối lượng hoàn thành) đạt đến 80% giá trị hợp đồng.

    + Không làm hoặc làm thủ tục thanh toán tạm ứng đối với khoản chi bồi thường, hỗ trợ và tái định cư sau thời hạn theo quy định phải thanh toán vốn tạm ứng.

    Bên cạnh đó, trường hợp vi phạm còn bị buộc phải làm thủ tục thanh toán tạm ứng đối với các hành vi nêu trên.

    (3) Thời hiệu xử phạt VPHC đối với vi phạm thủ tục, thời hạn thanh toán tạm ứng ngân sách nhà nước là bao lâu?

    Căn cứ Điều 3 Nghị định 63/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 102/2021/NĐ-CP có quy định như sau:

    “1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; dự trữ quốc gia; kho bạc nhà nước quy định tại Nghị định này là 01 năm. Riêng các hành vi vi phạm hành chính đối với tài sản công là nhà, đất và tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý thì thời hiệu xử phạt là 02 năm.

    5. Thời điểm các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kho bạc nhà nước được xác định là đã kết thúc được quy định như sau:

    a) Đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 54, Điều 57, Điều 58, Điều 59, Điều 60 Nghị định này: thời điểm kết thúc là thời điểm nộp hồ sơ, chứng từ tại Kho bạc Nhà nước;

    b) Đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 55, Điều 56, Điều 61 Nghị định này: thời điểm kết thúc là thời điểm Kho bạc Nhà nước nhận được kết luận của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự về vụ việc vi phạm không có dấu hiệu tội phạm.”

    Từ dẫn chiếu quy định nêu trên, có thể thấy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm thủ tục, thời hạn thanh toán tạm ứng ngân sách nhà nước là 1 năm. Riêng đối với các hành vi vi phạm hành chính về tài sản công là nhà, đất và tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý thì thời hiệu xử phạt là 02 năm.

     
    56 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận