NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI CHIA THỪA KẾ

Chủ đề   RSS   
  • #447028 19/02/2017

    tranglaw049

    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/02/2017
    Tổng số bài viết (109)
    Số điểm: 4010
    Cảm ơn: 27
    Được cảm ơn 34 lần


    NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI CHIA THỪA KẾ

    CHIA THỪA KẾ THEO DI CHÚC

    Điều 644 Bộ luật dân sự 2015. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc

    Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó, trừ khi họ là những người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 642 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 643 của Bộ luật này:

    – Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

    – Con đã thành niên mà không có khả năng lao động.

    Điều 652 Bộ Luật dân sự 2015. Thừa kế thế vị

    Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.

    Thông thường nếu bài tập cho dữ kiện có di chúc thì di chúc đó là di chúc có hiệu lực một phần, 1 phần sẽ không phát sinh hiệu lực do có người chết trước hoặc chết cùng hoặc di chúc đã không cho những người được bảo vệ ở Điều 669 hưởng đủ 2/3 1 suất thừa kế theo pháp luật.

    Trường hợp 1:

    Có người chết trước hoặc chết chết cùng thời điểm: Trong trường hợp này thì sau khi chia theo phần di chúc có hiệu lực thì tiếp tục chia thừa kế theo pháp luật phần di sản còn lại, tuyệt đối không áp dụng thừa kế thế vị (Điều 652 Bộ Luật dân sự 2015) trong trường hợp này.

    Trường hợp 2:

    Sau khi chia theo di chúc và pháp luật mà có người thừa kế thuộc Điều 669 thì cần phải cho họ hưởng đủ 2/3 một suất thừa kế theo pháp luật, trong trường hợp này phải tính một suất thừa kế theo pháp luật, sau đó xác định phần họ còn thiếu để đủ 2/3 một suất thừa kế

    CHIA THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT

    Những trường hợp chia thừa kế theo pháp luật.

    Các bạn tham khảo Điều 649, 650 Bộ luật dân sự 2015

    Xác định hàng thừa kế theo quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự 2015.

    Thừa kế thế vị: Cần lưu ý thừa kế thế vị chỉ áp dụng khi con của người để lại di sản chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người chết chứ không áp dụng đối với trường hợp người con chết sau người để lại di sản. Và cháu, chắt để được hưởng thừa kế phải là con ruột của người con đã chết, có thể hiểu nôm na là không áp dụng đối với “cháu nuôi”, “chắt nuôi”.

    Thừa kế thế vị cũng chỉ áp dụng đối với trường hợp chia thừa kế theo pháp luật, không áp dụng đối với trường hợp chia thừa kế theo di chúc. Khi di chúc có phần để lại cho người đó nhưng người đó chết thì phần đó sẽ không phát sinh hiệu lực và được chia theo pháp luật, lúc này người cháu/chắt mới được hưởng thừa kế thế vị

    Cập nhật bởi tranglaw049 ngày 19/02/2017 11:15:08 CH sửa
     
    96895 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

14 Trang «<11121314>
Thảo luận
  • #477304   05/12/2017

    lawyerinthefuture
    lawyerinthefuture
    Top 150
    Male
    Lớp 3

    An Giang, Việt Nam
    Tham gia:29/10/2016
    Tổng số bài viết (544)
    Số điểm: 4436
    Cảm ơn: 14
    Được cảm ơn 207 lần
    Moderator

    đã xem và đã hiểu ạ!

    Trang facebook: " Hỗ Trợ Pháp Lý Miễn Phí " sẽ giúp các bạn giải đáp những vướng mắc pháp lý xoay quanh cuộc sống.

    Hãy ghé thăm trang khi bạn gặp phải một vấn đề vướng mặc nào đó .Đừng tiếc gì 1 like và 1 share trang facebook:

    " Hỗ Trợ Pháp Lý Miễn Phí ".

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lawyerinthefuture vì bài viết hữu ích
    nguoinhaque009 (07/12/2017)
  • #477585   07/12/2017

    onizuka4100
    onizuka4100

    Sơ sinh

    Long An, Việt Nam
    Tham gia:07/12/2017
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Bài tập về thừa kế tài sản

    Chào luật sư và các anh chị! XIn luật sư và các anh chị hướng dẫn giúp em bài tập về thừa kế tài sản này với ạ! Em xin cảm ơn!

    Ông Nguyễn Văn Tài và bà Nguyễn Thị Hoa kết hôn vào năm 1985, sinh được hai người con là Nguyễn Văn Tú (sinh năm 1986) và Nguyễn Thị Lan Anh (sinh năm 1988) đều đã có gia đình riêng. Vợ chồng anh Tú sinh được hai người con thì anh Tú chết. Ông Tài và bà Hoa có tài sản chung là hai căn nhà, một căn nhà trị giá 2 tỷ và căn kia là 3,5 tỷ. 

    Tháng 9 năm 2014, ông Tài bị tai nạn giao thông nên đã qua đời. Trước khi chết, ông Tài viết di chúc cho bà Hoa hưởng thừa kế căn nhà trị giá 2 tỷ đồng. Sau khi ông Tài chết, gia đình quyết định chia tài sản. 
    Theo quy định của pháp luật dân sự về thừa kế, đồng chí hãy cho biết: 
    a) Những ai được hưởng phần di sản của ông Tài? 
    b) Di sản của ông Tài được chia như thế nào?

     
    Báo quản trị |  
  • #477612   07/12/2017

    buigiathang
    buigiathang

    Mầm

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:23/10/2016
    Tổng số bài viết (31)
    Số điểm: 534
    Cảm ơn: 20
    Được cảm ơn 21 lần


    TÌNH HUỐNG THỪA KẾ TRONG LUẬT DÂN SỰ

    Chia thừa kế trong tình huống sau? 

    Ông A kết hôn với bà B năm 2005 và có 2 con là C (sinh năm 2006) và D (sinh năm 2009). Khi D được 2 tuổi A và B cho D đi làm con nuôi gia đình ông X. Quá trình chung sống bà B và ông A tạo dựng được tài sản chung trị giá 880 triệu. Năm 2016 bà B chết, ông A lo mai táng hết 20 triệu. Năm 2017, A kết hôn với bà M sinh được 1 người con là N (sinh năm 2017). Tài sản của ông A và bà M là 720 triệu.

                Năm 2016, A viết di chúc hợp pháp để lại 1/2 tài sản của ông cho N. Cuối năm 2017 A chết, sau đám tang, chị C yêu cầu bà M cho chị được hưởng thừa kế nhưng bà M không những không đồng ý mà còn tìm cách giết chị C. Rất may sự việc được phát hiện kịp thời nên C chỉ bị thương nhẹ. Bà M bị TA kết án 3 năm tù giam. Hãy chia thừa kế biết rằng cả cha mẹ A và cha mẹ B đều đã chết.

    BÙI GIA THẮNGEMAIL: BUIGIATHANG365@GMAIL.COM

     
    Báo quản trị |  
  • #477777   08/12/2017

    linhle3798
    linhle3798

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 40
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 0 lần


    Chia tài sản

    Ông Dân kết hôn với bà Chứ và sinh hai người con là Công (1985) và Bằng (1986); Công lấy Vân có con là Minh. Năm 2008, anh Công qua đời do mắc bệnh hiểm nghèo. Năm 2010, ông Dân sinh bệnh và qua đời. Trước đó, ông viết di chúc để lại toàn bộ tài sản cho Minh.

    Hãy chia di sản thừa kế theo quy định của Bộ luật dân sự 2015, biết rằng tài sản chung của vợ chông ông Dân là 800tr, tài sản chung của vợ chồng Công là 600tr, tiền mai táng của ông Dân hết 40tr, di chúc của ông là hợp pháp. Những người thuộc diện thừa kế của ông Dân và anh Công đều không từ chối và không bị mất quyền hưởng di sản thừa kế.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #478011   11/12/2017

    camvuong1989
    camvuong1989

    Sơ sinh

    An Giang, Việt Nam
    Tham gia:11/12/2017
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Các bạn giải dùm mình bài này nhe!

    Ông X và bà Y là 2 vợ chồng, có 2 con chung là N(2 tháng tuổi) và M (23 tuổi). Ngoài vợ mình là bà Y, ông X còn có 2 cô nhân tình bên ngoài là H( 22 tuổi - thư ký công ty) và K(20 tuổi). Mặc dù bà Y nhiều lần gặp K và H khuyên chấm dứt quan hệ với ông X nhưng H và K vẫn cố tình tiếp tục duy trì mối quan hệ với ông X. Trong một lần đi đám cưới cháu về ông X bị tai nạn giao thông và chết ngay tại chổ.Ông X chết có để lại khối tài sản 1,6 tỷ đồng. Trước đó 1 năm ông X có lập di chúc để định đoạt tài sản của mình như sau: để lại cho vợ mình là bà Y 200tr đồng, H 400tr, K 500tr. Riêng M được 200tr. xác định suất thừa kế của mỗi người trong trường hợp tất cả điều được nhận di sản thừa kế?.

     
    Báo quản trị |  
  • #478025   11/12/2017

    Do.thuhuyen
    Do.thuhuyen

    Sơ sinh

    Hà Tây, Việt Nam
    Tham gia:29/09/2017
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 37
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 3 lần


    Linhle3798, 

    Đối với trường hợp của bạn, tài sản của ông Dân và bà Chứ chia đôi, coi như tài sản thừa kế của ông Dân là 400tr, trừ mai táng đi còn 360tr. Nếu bà Chứ và anh Bằng không thuộc trường hợp tại Điều 644 Bộ luật dân sự 2015, di chúc hợp pháp thì phần thừa kế sẽ thuộc về cháu Minh là 360tr, bà Chứ còn 400tr, tài sản chung của hai vợ chồng anh Công và chị Vân không thay đổi.

    Theo ý kiến của mình là như vậy

    Ms Huyền: 01647744220 0965985982

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Do.thuhuyen vì bài viết hữu ích
    linhle3798 (11/12/2017)
  • #478045   11/12/2017

    linhle3798
    linhle3798

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 40
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 0 lần


    chia tài sản theo di chúc

    M.n giúp e làm bài này với ạ:

    "Ông Nam kết hôn với bà Linh sinh được 2 người con là Hạnh (1974), Huy(1977). Hạnh có chồng là Dũng và sinh được 2 người con là Đạt (15t) và Phúc (8t). Năm 2015, ông Nam và chị Hạnh tai nạn giao thông cùng chết. Ông Nam không có di chúc. Chị Hạnh để lại toàn bộ di chúc cho trại trẻ mồ côi Cô Tầm (hiện đang hoạt động theo đúng quy định của pháp luật) toàn bộ di sản của mình. Trong quá trình chung sống, ông Nam và bà Linh có tạo lập được căn nhà trị giá 1 tỷ đồng, tiền mai táng của ông Nam hết 40 triệu đồng. Tài sản chung của chị Hạnh và anh Dũng là 1 tỷ đồng, chị Hạnh có sổ tiết kiệm riêng 100tr đồng, tiền mai táng hết 40tr đồng.

    Hãy chia di dản thừa kế trong trường hợp trên."

    Em xin cảm ơn!

     
    Báo quản trị |  
  • #478047   11/12/2017

    linhle3798
    linhle3798

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 40
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 0 lần


    Chia di sản thừa kế

    Ông Lâm và bà Lan kết hôn và có hai người con là Linh và Sơn (đều đac trưởng thành và có công việc ổn định). Tháng 3/2003, do hai vợ chồng mâu thuẫn, ông Lâm ly hôn với bà Lan, kết hôn với bà Bình sinh ra bé Trung (tính đến năm 2013 là 7t). Tháng 1/2014, ông Lâm bị bệnh nặng và qua đời, trước khi chết ông viết di chúc để lại toàn bộ di sarncho bà Lan. Tháng 9/2014 bà Lan và Linh bị tai nạn qua đời không để lại di chúc. Biết rằng tái sản của ông Lâm gồm 1 sổ tiết kiệm của riêng ông trị giá 100tr đồng, ông Lâm à bà Lan có chung ngôi nhà trị giá 600tr đồng, tiền mau táng cho ông Lâm hết 40tr đồng, tiền mai táng cho bà Lan hết 35tr đồng.

    Hãy chia di sản thừa kế trong trường hợp trên, biết di chúc của ông Lâm là hợp pháp.

    Cập nhật bởi linhle3798 ngày 11/12/2017 06:41:57 CH sai năm sinh của Trung
     
    Báo quản trị |  
  • #479335   21/12/2017

    thanhgiang123nh
    thanhgiang123nh

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:31/10/2017
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Vấn đề đặt ra ở 2/3 1 suất tài sản chia theo pháp luật

    MINH muốn hỏi là ở đây việc chia thừa kế cho P có đươc quá 2/3 1 suất thừa kế theo pl ko? Cách giải trên việc cho P hưởng quá 2/3 1 suất thưa kế theo pl có được k ạ 

    Ông A kết hôn với bà B vào năm 1980 tai Hà Nôi và có 3 người con là C, D, E.
    C có vơ là M và có con là X và Y.
    D có vơ là N và có con là K và H.
    Năm 1999 ông A chung sống với bà Q và có con chung là P.
    Tháng 5 năm 2008 ông A và C cùng chết trong môt tai nan giao thông. Trước khi chết ông A lâp di chúc để lai toàn bô tài sản cho bà B và C, D, E.
    Hãy chia di sản của ông A, biết rằng tài sản chung của ông A và bà B là 400 triệu, trong thời gian chung sống ông A và bà Q có tài sản chung là 400 triệu.

     

    Phần di sản ông A được nhận trong khối tài sản chung với bà Q là 400:2=200tr 
    -Do quan hệ giữa ông A với bà Q là bất hợp phát nên phần tài sản giữa ông A với bà Q vẫn nằm trong khối tài sản chung với bà B. 
    -Tài sản c
    hung hợp nhất giữa ông A là bà B là 400+200=600tr
    -Di sản của ông A=600:2=300tr
    Chia kỉ phần trước 
    -Kỉ phần bắt buộc do P là con riêng của ông A chưa đủ tuổi thành niên theo Đ644 BLDS 2015 :=300tr:5×2/3=40tr
    Số di sản còn lại 300-40=260tr
    -Theo di chúc : A để lại di sản cho B,C,D,E mà ko phân chia thì theo khoản 1 Đ659BLDS 2015 ta chia đều cho B,C,D,E tức B=C=D=E =260:4=65tr
    -Mà C chết trước hoặc chết cùng thời điểm với ông A nên theo Đ619BLDS 2015 C ko được nhận di sản mà ông A để lại
    -Theo điểm c Khoản 1 Đ650 BLDS 2015 ta chia phần ông A cho C theo Pl .Theo điểm a Khoản 1Đ651 BLDS 2015 những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất là :B,C,D,E,P
    .Theo k2Đ651BLDS 2015 thì chia bằng nhau tức :B=C=D=E=P = 65tr:5=13tr 
    .Theo Đ652 C chết cùng thời điểm với A nhưng có thừa kế thế vị nên phần mà C được nhận theo Pl sẽ được chia cho kế vị .(Kế vị của C là X,Y)
    Theo k2651BLDS 2015: X=Y=13:2=6,5 triệu
    Vậy số di sản mà mỗi người được nhận được sẽ sau
    Bà B=65+13=78tr (và 300tr được chia trưng tài sản hợp nhất của vk ck)
    C=13tr (X=6,5tr Y=6,5tr )
    D=65+13=78tr
    E=65+13=78tr
    P=40+13=53

     
    Báo quản trị |  
  • #479638   24/12/2017

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1120 lần
    Moderator

    Bạn thanhgiang123nh đã chia sai thừa kế sai trong trường hợp này rồi ! Trình tự, cách thức chia 300 triệu di sản của ông A như sau : 

    1/- Chia di sản theo di chúc  : 300 triệu : 4 = 75 triệu (B = C = D = E = 75 triệu)

    2/- Chia di sản theo pháp luật : do C chết cùng thời điểm với A nên phần của C phải chia theo pháp luật (điểm c khoản 1 điều 650 BLDS) : 75 triệu : 5 (B = (X+Y) = D = E = P = 15 triệu)

    3/- Giả sử toàn bộ di sản của A được chia theo pháp luật thì mỗi suất thừa kế theo pháp luật là : 300 triệu : 5 = 60 triệu => 2/3 suất này = 40 triệu.

    4/- P thuộc diện được hưởng 40 triệu không phụ thuộc di chúc nhưng P đã được nhận 15 triệu theo pháp luật nên P phải được nhận tiếp 25 triệu cho đủ 40 triệu.

    5/- Để có 25 triệu bù cho P thì B, D và E mỗi người phải trích lại 7.896.000 đồng, còn (X+Y) phải trích lại 1.316.000 đồng

    Kết quả chia di sản của A  :

    + B = D = E =   75 triệu (di chúc) + 15 triệu (pháp luật) - 7.895.000 đồng = 82.105.000 đồng.

    + P = 40 triệu

    + (X+Y) = 15 triệu (pháp luật) - 1.316.000 đồng = 13.684.000 đồng. 

    Khoản 1 điều 644 BLDS 2015 qui định : " những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật...." như vậy Luật định phần của P trong trường hợp này chỉ được bằng chứ không được vượt quá 2/3 suất thừa kế theo pháp luật, tức chỉ bằng 40 triệu.

     

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
  • #479639   24/12/2017

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1120 lần
    Moderator

    Vậy có trường hợp nào người được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào di chúc được hưởng nhiều hơn số 2/3 suất thừa kế theo pháp luật hay không ?

    Có ! Trong trường hợp chia thừa kế mà họ đã được hưởng thừa kế theo pháp luật cao hơn số được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào di chúc thì họ vẫn được hưởng đủ số đó chứ không bị trừ lại.

    Ví dụ, trong vụ chia thừa kế nêu trên, đã xác định phần hưởng thừa kế không phụ thuộc vào di chúc của P là 40 triệu nhưng giả sử P đã được chia thừa kế theo pháp luật là 50 triệu thì P vẫn được hưởng đủ 50 triệu chứ không bị trừ lại 10 triệu.

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn TranTamDuc.1973 vì bài viết hữu ích
    nguoinhaque009 (21/01/2018)
  • #480307   29/12/2017

    benprovip
    benprovip

    Sơ sinh

    Thừa Thiên Huế, Việt Nam
    Tham gia:29/12/2017
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Thắc mắc về thế vị

    Cho em hỏi các anh chị 1 điều là nếu A cưới B sinh ra c mà C cưới D sinh ra F thì khi mà A chết, theo di chúc của A thì 1/2 tài sản cho C và 1/2 tài sản cho B. Nhưng A và C chết cùng thời điểm thì có thế vị không ạ. nếu có thì sẽ thế vị ra sao? Giả sử tài sản của A là 400 triệu. Em chân thành cảm ơn ạ

     
    Báo quản trị |  
  • #439944   28/10/2016

    doxuanly
    doxuanly

    Sơ sinh

    Đà Nẵng, Việt Nam
    Tham gia:05/03/2014
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 160
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Nhờ anh chị giúp em chia tài sản

    Ông A có số tài sản là 120.000.000đ

    Ông A có vọ là B , 1 đứa con tên là C 21 tuổi và đã đi làm, còn 1 người em trai tên là D

    Năm 2014 ông D viết di chúc để lại cho D toàn bộ tài sản

    2/03/2015 ông D mất.

    Câu hỏi là: Giờ phải chia tài sản của ông D như thế nào cho đúng pháp luật

    Bài giải của em mọi người xem giúp

    Vì bà B là vợ của ông A nên theo điều 669 BLDS thì bà B được chia tài sản bằng 2/3 suất chia tài sản của ông D

    Nên tài sản của ông A ta sẽ chia thành 5 Phần, mỗi phần là 24.000.000đ

    ông D được nhận 3 phần: 72.000.000

    còn bà B được nhận 2/3 của ông D là : 48.000.000

    còn C đã trưởng thành và đi làm , là có khả năng lao động nên không được chia tài sản

    Nhờ mọi người giúp em bài giải này đã chính xác chưa, và xin được góp ý

     
    Báo quản trị |  
  • #439989   28/10/2016

    secretmint
    secretmint

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:04/06/2015
    Tổng số bài viết (16)
    Số điểm: 80
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 4 lần


    Chào bạn, về bài tập chia thừa kế của bạn, mình xin phép có một số góp ý như sau:

    Theo dữ liệu đề bài thì ông D là người để lại di chúc, tuy nhiên theo phần bài làm của bạn thì có vẻ người để lại di chúc là ông A chứ không phải ông D. Ở đây, mình sẽ giả định người để lại di chúc là ông A. Mình cũng giả định rằng di chúc này hợp pháp và tại thời điểm mở thừa kế, tất cả những người còn lại bao gồm bà B, anh C và ông D đều còn sống.

    Vì giả định rằng di chúc của ông A hợp pháp nên khi ông A chết, di sản của ông A sẽ được chia theo di chúc. Tuy nhiên, theo quy định tại điều 669 Bộ luật dân sự, có những trường hợp vẫn được chia 2/3 của một suất thừa kế theo pháp luật nếu họ không được hưởng thừa kế theo di chúc, cụ thể:

    “Điều 669: Người thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc:

    […]

    1. Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

    2. Con đã thành niên mà không có khả năng lao động.”

    Như vậy, trong trường hợp này, bà B vẫn được hưởng 2/3 của một suất thừa kế theo pháp luật. Còn C mặc dù là con ruột của A nhưng do đã thành niên nên không được coi là người thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc.

    Để xác định phần di sản được hưởng của mỗi người, ta tính như sau:

    Nếu chia thừa kế theo pháp luật, chỉ có bà B và anh C là được hưởng thừa kế do là người ở hàng thừa kế thứ nhất. Ông D ở hàng thừa kế thứ hai nên chỉ được nhận thừa kế nếu hàng thừa kế thứ nhất không còn ai. è Chia di sản của ông A thành 2 phần = 120.000.000/2 = 60.000.000. Bà B được hưởng 2/3 của một suất theo pháp luật = (2/3)x60.000.000 = 40.000.000. Theo di chúc thì ông A để lại toàn bộ di sản thừa kế cho ông D è ông D nhận được số di sản trị giá = 120.000.000 – 40.000.000 = 80.000.000.

    Trên đây là ý kiến của mình về tình huống bạn đưa ra. Mọi vấn đề liên quan xin vui lòng liên hệ để trao đổi thêm.

    Chu Thị Hồng Vân | CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.vietkimlaw.com)

    M: (+84-4) 3.2899.888 - E: luatvietkim@gmail.com

    Ad: CS1- Tầng 5, Tòa nhà SHB, 34 Giang Văn Minh, Ba Đình, HN

    CS2 - Tầng 5, Nhà C, 236 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, HN

     
    Báo quản trị |  
  • #440001   28/10/2016

    doxuanly
    doxuanly

    Sơ sinh

    Đà Nẵng, Việt Nam
    Tham gia:05/03/2014
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 160
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Cảm ơn chị nhiều :D

     
    Báo quản trị |  
  • #482105   14/01/2018

    kimgam2708
    kimgam2708
    Top 500
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2017
    Tổng số bài viết (295)
    Số điểm: 4885
    Cảm ơn: 38
    Được cảm ơn 69 lần


    Chào bạn,

    Hình như ban có phần nhầm lẫn về tên của người để lại di chúc thì phải. Mình giả sử trường hợp người chết là A, và di chúc của A là hợp pháp. Thì khi A mất theo di chúc, toàn bộ tài sản là của D, tuy nhiên theo luật thì B là vợ của A vẫn được hưởng 2/3 suất của người được hưởng theo di chúc, theo điều 644 Bộ luật dân sự 2015. Còn C đã 21 tuổi và có khả năng lao động nên C không được hưởng gì cả.

     Điều 644. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc

    "1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

    a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

    b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.

    2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này."

    Vậy: 120.000.000/2=60.000.000 tr mà B được hưởng 2/3 của 60.000.000= 40.000.000 đồng

    => B hưởng được 40.000.000 di sản của A.

     
    Báo quản trị |  
  • #482528   17/01/2018

    Giaphat.lawF
    Giaphat.lawF
    Top 500


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/08/2016
    Tổng số bài viết (302)
    Số điểm: 1654
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 58 lần


    chào bạn, ông A có vợ B, con C đã thành niên, em trai là D. vậy sẽ có 2 người là người được hưởng di sản theo pháp luật là B và C.

    theo di chúc, toàn bộ tài sản ông A giao cho D. tuy nhiên, theo điều 644 bộ luật dân sự thì bà B được hưởng ít nhất 2/3 suất thừa kế tức là số di sản bà B nhận được là 2/3x(120tr/2)=40 triệu

    số tiền này được trích bởi phần di sản D được nhận.vì vậy, D chỉ được nhận 120tr-40tr= 80tr

    Cập nhật bởi Giaphat.lawF ngày 17/01/2018 03:39:45 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #486304   04/03/2018

    huongvu290899
    huongvu290899

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2018
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Hỏi bài tập về thừa kế

    Vinh Và Quyên là 2 vợ chồng . 2 người họ có 3 con là Bình sn 1992  , Hải & Ngọc sinh đôi năm 2006. Do bất hoà nên họ đã ly thân , Bình sống với mẹ . Hải và Ngọc sống với bố . 

    Bình là đứa con hư hỏng , dù đi làm có thu nhập cao nhưng thường xuyên ngược đãi, hành hạ mẹ để đòi tiền ăn chơi. Một lần mở trộm két lấy cắp 200tr của mẹ , anh đã bị Toà kết án về hành vi này

    Năm 2017 , bà Quyên bị tai nạn lao động chết , trc khi chết , bà có viết di chúc để lại cho em gái là Mai 2/3 số tài sản 

    Toà xác định số tài sản chung của bà và ông Vinh là 1,2 tỉ đồng 

     a) Chia thừa kế trong trường hợp này

     b) Nếu Mai từ chối nhận nhận di sản thì vc chia thừa kế có gì khác ? 

     
    Báo quản trị |  
  • #489883   18/04/2018

    Chia thừa kế theo BLDS 2015

    Ông Cố có vợ hợp pháp là bà Gắng.

    Và có các con là Tất, Sẽ, Thành, Công (là người thành niên, có khả năng lao động) và Đại (sinh năm 2007).

    Anh Tất có vợ hợp pháp là chị Niên và có các con là Vui Vẻ.

    Năm 2013 ông Cố lập di chúc hợp pháp cho TấtSẽ hưởng toàn bộ di sản thừa kế.

    Năm 2014, Thành lén sửa chữa di chúc, nhằm hưởng 1 phần di sản nhưng bị ông Cố phát hiện.

    Năm 2017, Tất bị tai nạn giao thông chết, được biết tài sản chung của Tất và Niên trị giá 200 triệu.

    Tháng 02/2018 ông Cố bệnh chết, bà Gắng lấy tài sản chung chi phí mai táng 5 triệu, ông cố bà gắng có ts chung 495 triệu.

    Chia thừa kế theo BLDS 2015.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #490783   02/05/2018

    thimau1995
    thimau1995

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/05/2018
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 65
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 0 lần


    Thắc mắc chia thừa kế

     

    Đề:

    Ông A và Bà B kết hôn với nhau và tạo lập được một khối tài sản chung trị giá 3 tỷ đồng. Ông có tài sản riêng là 1 tỷ đồng.

    Ông A và bà B có 3 con là anh C (30 tuổi), anh D (26 tuổi), chị E (24 tuổi). Ngoài ra, ông A còn chung sống như vợ chồng với bà F từ năm 2005 và có một người con riêng là bé G (11 tuổi).

    Chị E kết hôn với anh H và có con chung là S.

    Bố mẹ ông A chết trước ông A.

    Năm 2016, anh D chết do bệnh nặng không để lại di chúc và không có tài sản.

    Ngày 19/10/2017, ông A chết có để lại di chúc cho con gái là chị E và cháu ngoại là S được hưởng là toàn bộ di sản của ông trong phần tài sản chung với bà B.

    Ông Anợ ông Mèo số tiền 300 triệu.

    Hãy chia di sản thừa kế của ông A.

    Giúp em giải bài này với ạ. Em cảm ơn.

    Tiện thể cho em hỏi là phần nợ của ông Tèo có phải trừ trực tiếp vào phần di sản của ông A xong rồi mới thực hiện các bước chia theo di chúc và chia theo pháp luật phải không ạ?

    Cập nhật bởi thimau1995 ngày 02/05/2018 08:26:36 CH Cập nhật bởi thimau1995 ngày 02/05/2018 07:17:20 CH Cập nhật bởi thimau1995 ngày 02/05/2018 08:05:04 AM
     
    Báo quản trị |