Nhìn lại 15 đặc quyền của lao động nữ nhân ngày 20/10

Chủ đề   RSS   
  • #617676 19/10/2024

    motchutmoingay24
    Top 75
    Lớp 12

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/03/2024
    Tổng số bài viết (1129)
    Số điểm: 20288
    Cảm ơn: 22
    Được cảm ơn 482 lần


    Nhìn lại 15 đặc quyền của lao động nữ nhân ngày 20/10

    Nhân Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, cùng nhìn lại 15 đặc quyền giúp bảo vệ sức khỏe, đảm bảo công bằng cho lao động nữ trong môi trường làm việc nhé!

    1- Quyền ưu tiên hợp đồng lao động:

    Khi hợp đồng lao động của lao động nữ hết hạn trong thời gian mang thai hoặc nuôi con nhỏ, họ được ưu tiên ký hợp đồng mới.

    (khoản 3 Điều 137 Bộ Luật Lao động 2019).

    2- Quyền chuyển sang công việc nhẹ: 

    Lao động nữ có quyền yêu cầu chuyển sang công việc nhẹ hơn hoặc giảm 1 giờ làm mỗi ngày khi mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

    (khoản 2 Điều 137 Bộ Luật Lao động 2019).

    3- Quyền không làm đêm hoặc đi công tác xa:

    Người sử dụng lao động không được yêu cầu lao động nữ trong thời gian mang thai và nuôi con nhỏ làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ hoặc đi công tác xa.

    (khoản 1 Điều 137 Bộ Luật Lao động 2019)

    4- Quyền nghỉ 30 phút/ngày trong kỳ kinh:

    Trong thời gian hành kinh, lao động nữ có quyền nghỉ 30 phút mỗi ngày.

    (khoản 4 Điều 137 Bộ Luật Lao động 2019 và khoản 3 Điều 80 Nghị định 145/2020/NĐ-CP).

    5- Quyền nghỉ 60 phút/ngày nuôi con nhỏ:

    Lao động nữ được nghỉ 60 phút/ngày để cho con bú hoặc nghỉ ngơi trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

    (khoản 4 Điều 137 Bộ Luật Lao động 2019 và khoản 4 Điều 80 Nghị định 145/2020/NĐ-CP)

    6- Quyền không bị sa thải:

    Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc chấm dứt hợp đồng lao động với lao động nữ vì lý do kết hôn, mang thai hay nghỉ thai sản.

    (khoản 3 Điều 137 Bộ Luật Lao động 2019).

    7- Quyền không bị xử lý kỷ luật:

    Lao động nữ không bị áp dụng biện pháp kỷ luật trong thời gian mang thai và nghỉ thai sản

    (điểm d, khoản 4 Điều 122 Bộ Luật Lao động 2019).

    8- Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng khi mang thai:

    Lao động nữ có quyền chấm dứt hợp đồng nếu công việc ảnh hưởng đến thai nhi.

    (khoản 1 Điều 138 Bộ Luật Lao động 2019).

    9- Quyền tạm hoãn hợp đồng:

    Lao động nữ được tạm hoãn hợp đồng lao động khi có xác nhận từ cơ sở y tế rằng công việc có thể gây hại cho thai nhi.

    (Điều 138 Bộ Luật Lao động 2019)

    10- Quyền bình đẳng với lao động nam:

    Người sử dụng lao động có trách nhiệm thực hiện quyền bình đẳng của lao động nữ và lao động nam trong nhiều khía cạnh, bao gồm lương, thưởng, thăng tiến và các quyền khác.

     (khoản 1 Điều 78 Nghị định 145/2020/NĐ-CP)

    11- Quyền khám chuyên khoa phụ sản:

    Trong quá trình khám sức khỏe định kỳ, lao động nữ sẽ được khám chuyên khoa phụ sản. 

    (Điều 21 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 và khoản 1 Điều 80 Nghị định 145/2020/NĐ-CP)

    12- Quyền đảm bảo việc làm sau thai sản:

    Được giữ lại vị trí cũ hoặc bố trí công việc khác với mức lương không thấp hơn sau khi nghỉ thai sản. Trường hợp việc làm cũ không còn thì người sử dụng lao động phải bố trí việc làm khác với mức lương không thấp hơn mức lương trước khi nghỉ thai sản.

    (Điều 140 Bộ Luật Lao động 2019).

    13- Quyền lắp đặt phòng vắt, trữ sữa mẹ:

    Doanh nghiệp có từ 1.000 lao động nữ phải lắp đặt phòng vắt, trữ sữa mẹ tại nơi làm việc. Người sử dụng lao động dưới 1.000 lao động nữ được khuyến khích lắp đặt phòng vắt, trữ sữa mẹ phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc.

    (khoản 5 Điều 80 Nghị định 145/2020/NĐ-CP)

    14- Quyền hưởng chế độ thai sản:

    Trong thời gian mang thai, lao động nữ được hưởng chế độ thai sản từ BHXH, bao gồm nghỉ việc để khám thai 5 lần, mỗi lần được nghỉ 1 ngày. Trường hợp ở xa cơ sở khám, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 2 ngày cho mỗi lần khám thai.

    Khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì lao động nữ được nghỉ việc tối đa 10 ngày nếu thai dưới 5 tuần tuổi; 20 ngày nếu thai từ 5 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi; 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi; 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.

    Bên cạnh đó, lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 6 tháng. Trường hợp sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 1 tháng.

    Ngoài ra, sau thời gian nghỉ thai sản, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 5 ngày đến 10 ngày.

     (Điều 32, Điều 33, Điều 34, Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội 2014).

    15- Quyền nghỉ thai sản trước và sau sinh:

    Lao động nữ được nghỉ 6 tháng thai sản, trong đó tối đa 2 tháng trước sinh. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên, tính từ con thứ 2 trở đi, người mẹ được nghỉ thêm 1 tháng cho mỗi con.

    Trong suốt thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về BHXH. Điều này bao gồm tiền trợ cấp thai sản và các chế độ khác liên quan đến BHXH.

    Khi hết thời gian nghỉ thai sản, nếu có nhu cầu, lao động nữ có thể nghỉ thêm một khoảng thời gian không hưởng lương sau khi thỏa thuận với người sử dụng lao động. Và trước khi hết thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ có thể trở lại làm việc khi đã nghỉ ít nhất 4 tháng.

    (Điều 139, Bộ Luật Lao động 2019)

    Trên đây là 15 đặc quyền của lao động nữ trong môi trường làm việc.

    Nhân Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, xin chúc các bạn nữ luôn mạnh khỏe, xinh đẹp và tràn đầy năng lượng.

    Mong rằng mỗi ngày trôi qua, các bạn đều cảm nhận được sự yêu thương và tôn trọng từ mọi người xung quanh. Hãy tự hào về bản thân và những đóng góp của mình cho gia đình, xã hội.

     
    67 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận