Nhiều cử nhân Luật hiểu sai về lương thử việc

Chủ đề   RSS   
  • #432175 30/07/2016

    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3536)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4353 lần


    Nhiều cử nhân Luật hiểu sai về lương thử việc

    Đây là câu chuyện có thật được đăng tại tạp chí CỬ NHÂN LUẬT THỜI NAY, ngày 31/6/2016.

    lương thử việc

    Nhà tuyển dụng: Tại sao em đề xuất mức lương thử việc là 4.250.000 đồng, chính thức là 5.000.000 đồng?

    Cử nhân Luật: Em nghĩ, với sinh viên mới ra trường như bọn em thì lương chính thức chừng 5.000.000 đồng là được.

    Nhà tuyển dụng: Vậy sao em đề xuất lương thử việc nó lẻ thế, sao không để là 4.000.000 đồng?

    Cử nhân Luật: Em đề xuất như thế để đảm bảo lương thử việc bằng 85% lương chính thức, chứ 4.000.000 đồng là chưa được 85%.

    Nhà tuyển dụng: Nếu giờ Công ty trả lương thử việc cho em 5.000.000 đồng và chính thức là 7.000.000 đồng thì Công ty có vi phạm pháp luật hay không?

    Cử nhân Luật: Tất nhiên là Công ty vi phạm pháp luật, vì lương thử việc nhỏ hơn 85% lương chính thức, trái với Điều 28 của Bộ luật Lao động 2012.

    Nhà tuyển dụng: Vậy giờ em thích lương thử việc 4.250.000 đồng, chính thức 5.000.000 đồng (đúng luật) hay thử việc 5.000.000 đồng, chính thức 7.000.000 đồng (trái luật)?

    Cử nhân Luật: Dạ! Em thích trái luật.

    Nhà tuyển dụng: Ở đây không có gì là trái luật mà chỉ có em hiểu sai.

    ...em đọc rồi mà không hiểu Cử nhân Luật này hiểu sai chỗ nào nữa...

    Mong các anh/chị giúp đỡ em tìm ra điểm sai của Cử nhân Luật này để sau khi tốt nghiệp em không bị sai nữa, 30/2/2017 là em tốt nghiệp rồi đó anh/chị.

    Cảm ơn anh/chị nhiều!

     
    40763 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang <12
Thảo luận
  • #432973   09/08/2016

    Elviss.Khoi
    Elviss.Khoi
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/07/2016
    Tổng số bài viết (208)
    Số điểm: 3545
    Cảm ơn: 18
    Được cảm ơn 115 lần


    MÌnh thấy việc chia ra " tiền lương " + " mức lương " nó không thật sự thuyết phục

    Ví dụ giờ tôi mở công ty, tôi tuyển nhân viên thử việc tôi trả 5.000.000đ, đây là lương thử việc tôi ghi rõ không có trợ cấp, không phụ cấp, không thưởng

    Vào làm chính thức tôi ký hợp đồng chính thức tôi trả 8.000.000đ tôi ghi rõ không có trợ cấp, không phụ cấp, không thưởng vậy được không ? hoàn toàn không vấn đề gì

    Tôi nghĩ việc quy định 85% nhằm bảo vệ quyền lợi " TỔI THIỂU " cho người lao động, trong trường hợp ký hợp đồng lao động chính thức lương cao hơn là hoàn toàn không vi phạm

    NHƯNG : Trong hợp đồng thử việc không được cùng lúc thõa thuận về lương thử việc và chính thức, ví dụ như nếu có điều khoản 
    - Lương 2 tháng thử việc là : 5.000.000đ

    - Lương chính thức sau thử việc là : 8.000.000đ  thì tôi khẳng định hoàn toàn sai, bởi vì xuất hiện 2 mức lương thì phải tuân theo nguyên tắc thử việc 85% chính thức

    Bản thân tôi thử việc trong hợp đồng thử việc chỉ có lương thử việc, mức lương này căn cứ trên lương tôi đề nghị khi phỏng vấn, trong hợp đồng thử việc không hề xuất hiện điều khoản nào quy định về lương chính thức, mà mức lương thử việc này bằng 85% mức lương tôi đề nghị khi phỏng vấn vậy quyền lợi của tôi hoàn toàn được đảm bảo không hề vi phạm, còn khi chính thức họ tăng bao nhiêu thì tốt bấy nhiêu, điều này tạo sự linh động cho doanh nghiệp khi tăng lương chính thức đồng thời không trái luật không gây ra sự nhầm lẫn

    Tóm lại : nếu trong 1 hợp đồng thử việc không xuất hiện sự thõa thuận 2 mức lương vi phạm theo điều 28 LLĐ thì hoàn toàn không có vấn đề gì

     
    Báo quản trị |  
  • #432992   09/08/2016

    xuanlong_halong
    xuanlong_halong

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:10/10/2008
    Tổng số bài viết (25)
    Số điểm: 345
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 13 lần


    Elviss.Khoi viết:

    MÌnh thấy việc chia ra " tiền lương " + " mức lương " nó không thật sự thuyết phục

    Ví dụ giờ tôi mở công ty, tôi tuyển nhân viên thử việc tôi trả 5.000.000đ, đây là lương thử việc tôi ghi rõ không có trợ cấp, không phụ cấp, không thưởng

    Vào làm chính thức tôi ký hợp đồng chính thức tôi trả 8.000.000đ tôi ghi rõ không có trợ cấp, không phụ cấp, không thưởng vậy được không ? hoàn toàn không vấn đề gì

    Tôi nghĩ việc quy định 85% nhằm bảo vệ quyền lợi " TỔI THIỂU " cho người lao động, trong trường hợp ký hợp đồng lao động chính thức lương cao hơn là hoàn toàn không vi phạm

    NHƯNG : Trong hợp đồng thử việc không được cùng lúc thõa thuận về lương thử việc và chính thức, ví dụ như nếu có điều khoản 
    - Lương 2 tháng thử việc là : 5.000.000đ

    - Lương chính thức sau thử việc là : 8.000.000đ  thì tôi khẳng định hoàn toàn sai, bởi vì xuất hiện 2 mức lương thì phải tuân theo nguyên tắc thử việc 85% chính thức

    Bản thân tôi thử việc trong hợp đồng thử việc chỉ có lương thử việc, mức lương này căn cứ trên lương tôi đề nghị khi phỏng vấn, trong hợp đồng thử việc không hề xuất hiện điều khoản nào quy định về lương chính thức, mà mức lương thử việc này bằng 85% mức lương tôi đề nghị khi phỏng vấn vậy quyền lợi của tôi hoàn toàn được đảm bảo không hề vi phạm, còn khi chính thức họ tăng bao nhiêu thì tốt bấy nhiêu, điều này tạo sự linh động cho doanh nghiệp khi tăng lương chính thức đồng thời không trái luật không gây ra sự nhầm lẫn

    Tóm lại : nếu trong 1 hợp đồng thử việc không xuất hiện sự thõa thuận 2 mức lương vi phạm theo điều 28 LLĐ thì hoàn toàn không có vấn đề gì

    Đồng tình với bạn là việc thỏa thuận lương thử việc trên thực tế là do người sử dụng lao động với người lao động.

    Và cái công thức 85% kia cũng ít khi được nhắc đến vì đó chỉ là khung tối thiểu. Chẳng qua trong tính huống này muốn làm rõ cách nhận thức về lương thử việc những khiếm khuyết trong cách hiểu của bạn sinh viên trong ví dụ.

    Còn đối với Doanh nghiệp, tôi biết trong quá trình hoạt động bị thanh tra lao động, vấn đề so sánh giữa mức lương hợp đồng và mức lương trong thang bảng lương cũng hay bị xem xét. Nên  có thể phần tranh luận trên cũng có thể giúp ích cho doanh nghiệp trong việc hiển thị các hồ sơ lao động về tuyển dụng, thử việc sao cho hợp lý.

    LUẬT SƯ PHẠM XUÂN LONG

    Công ty Luật Ip & Partners.

    WEBSITE: WWW.LUATSUTRE.COM

     
    Báo quản trị |  
  • #434047   20/08/2016

    vunapa13
    vunapa13

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/08/2016
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Tony_duong, ở phần suy ngược lại bạn đang đánh đồng tiền lương TV với mức lương TV nên mới có sự mâu thuẫn trên. Có ai nói mức lương thử việc = 85% mức lương chính đâu ?

     
    Báo quản trị |  
  • #434184   22/08/2016

    Nếu chọn mức lương thử việc trước là 5 triệu/tháng bạn sẽ gặp rủi ro là khi tuyển chính thức người ta trả bạn 5 triệu/ tháng, lý luận rằng tôi trả lương thử việc bằng 100% lương chính.

     
    Báo quản trị |  
  • #501101   31/08/2018

    Luật quy định về Thời gian thử việc như sau:

    "Thời gian thử việc căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc và bảo đảm các điều kiện sau đây:

    1. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;

    2. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.

    3. Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác.

    Tiền lương trong thời gian thử việc

    Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thoả thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó."

    Tuy nhiên trên thực tế thì việc lương thử việc không nhất thiết phải tối thiểu 85% lương chính thức. Vì đa số sau thời gian thử việc thì mới deal lương chính thức, và căn cứ vào công việc thực hiện thì mới kí hợp đồng lương chính thức. Nên một số trường hợp lương thử việc không cao, nhưng lúc kí kết hợp đồng chính thức thì deal được lương cao.

     
    Báo quản trị |