Người yêu cầu khởi kiện rút cầu khởi kiện trong vụ án dân sự

Chủ đề   RSS   
  • #602817 25/05/2023

    nitrum01
    Top 500
    Lớp 1

    Vietnam
    Tham gia:25/12/2022
    Tổng số bài viết (319)
    Số điểm: 2570
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 45 lần


    Người yêu cầu khởi kiện rút cầu khởi kiện trong vụ án dân sự

    Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 quy định người khởi kiện được rút yêu cầu khởi kiện, tuy nhiên ở mỗi giai đoạn khác nhau sẽ có cách thức thực hiện khác nhau.

    Thứ nhất, Giai đoạn trước khi thụ lý

    Theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 192 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì Thẩm phán thực hiện trả lại đơn khởi kiện khi người khởi kiện rút đơn khởi kiện. Như vậy, trước khi thụ lý vụ kiện mà người khởi kiện rút đơn thì được trả lại đơn và trong trường hợp này do Thẩm phán được phân công xem xét đơn khởi kiện thực hiện. Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 3 Điều 192 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì đương sự có quyền nộp lại đơn khởi kiện trong các trường hợp:

    - Người khởi kiện đã có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự;

    - Yêu cầu ly hôn, yêu cầu thay đổi nuôi con, thay đổi mức cấp dưỡng, mức bồi thường thiệt hại, yêu cầu thay đổi người quản lý tài sản, thay đổi người quản lý di sản, thay đổi người giám hộ hoặc vụ án đòi tài sản, đòi tài sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà, đòi quyền sử dụng đất cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ mà trước đó Tòa án chưa chấp nhận yêu cầu mà theo quy định của pháp luật được quyền khởi kiện lại;

    - Đã có đủ điều kiện khởi kiện;

    - Người khởi kiện có quyền khởi kiện lại vụ án đó khi cung cấp được đầy đủ và đúng địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

    Thứ hai, Giai đoạn sau khi Tòa án đã thụ lý vụ án

    Sau khi Tòa án đã thụ lý vụ án mà người khởi người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện hoặc nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt, trừ trường hợp họ đề nghị xét xử vắng mặt hoặc vì sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan sẽ được Tòa ra quyết định đình chỉ. Đồng thời, theo quy định tại Điều 218 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì khi có quyết định đình chỉ giải quyết dân sự, đương sự không có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết lại vụ án dân sự đó, nếu việc khởi kiện vụ án sau không có gì khác với vụ án trước về nguyên đơn, bị đơn và quan hệ pháp luật có tranh chấp. 

    Thứ ba, Giai đoạn tại phiên Tòa sơ thẩm

    Theo quy định tại khỏan 2 Điều 244 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì trường hợp có đương sự rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của mình và việc rút yêu cầu của họ là tự nguyện thì Hội đồng xét xử chấp nhận và đình chỉ xét xử đối phần yêu cầu hoặc toàn bộ yêu cầu đương sự đã rút.

    Có thể thấy người khởi kiện rút yêu cầu khởi kiện có thể vì nhiều lý do khác nhau, trong đó có lý do là do người bị kiện (bị đơn) đã thực hiện xong nghĩa vụ đối với người khởi kiện (nguyên đơn). Vậy trong trường hợp này, Tòa án có bắt buộc phải ghi hậu quả pháp lý của việc đình chỉ giải quyết vụ án là người khởi kiện có quyền khởi kiện lại vụ án theo quy định tại khoản 1 Điều 218 không. mặc dù tại khoản 1 Điều 218 của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 có quy định về hậu quả pháp lý của việc đình chỉ giải quyết vụ án là nếu người khởi kiện rút toàn bộ đơn khởi kiện thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 217 của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì người khởi kiện có quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết lại vụ án.

    Tuy nhiên, cần phải hiểu rằng đây là quy định pháp luật chung. Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án cần linh hoạt vận dụng quy định của pháp luật vào từng trường hợp cụ thể trong thực tiễn. Trong quá trình giải quyết vụ án, nếu nhận được đơn xin rút yêu cầu khởi kiện, trường hợp trong đơn người khởi kiện không nêu rõ lý do rút đơn khởi kiện thì Tòa án cần làm rõ lý do của việc họ rút đơn khởi kiện và họ có tự nguyện hay không.

    Nếu họ trình bày hoặc cung cấp cho Tòa án chứng cứ thể hiện rõ người khởi kiện rút lại đơn khởi kiện là do người bị kiện đã thực hiện xong nghĩa vụ đối với họ thì trong trường hợp này, Thẩm phán khi ra Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án ghi rõ hậu quả của việc đình chỉ giải quyết vụ án là người khởi kiện không được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết lại vụ án. Bởi vì trong trường hợp này người bị kiện đã hoàn thành xong nghĩa vụ đối với người khởi kiện. Tránh trường hợp người khởi kiện lại có đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết lại vụ án gây bức xúc đối với người bị kiện.

     
    2816 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận