Trong xã hội ngày nay, đất đai được xem là một nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng, "tất đất tất vàng" là thể. Chính vì thế, chẳng có ai mà tự nguyện đem quyền sử dụng một mãnh đất của mình để trả lại cho nhà nước mà mình không có lợi ích gì cả. Nhưng không, trên thực tế lại có trường hợp người sử dụng đất tự nguyện làm đơn yêu cầu nhà nước thu hồi quyền sử dụng đất của mình trong một số trường hợp đặc biệt và đã được pháp luật đất đai quy định cụ thể như sau:
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 65 Nghị định 43/2014/ NĐ-CP Các trường hợp thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người bao gồm:
Một là, tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước bị giải thể, phá sản, chuyển đi nơi khác, giảm hoặc không còn nhu cầu sử dụng đất; người sử dụng đất thuê của Nhà nước trả tiền thuê đất hàng năm bị giải thể, phá sản, chuyển đi nơi khác, giảm hoặc không còn nhu cầu sử dụng đất.
Hai là, cá nhân sử dụng đất chết mà không có người thừa kế.
Ba là, người sử dụng đất tự nguyện trả lại đất.
Bốn là, đất được Nhà nước giao, cho thuê có thời hạn nhưng không được gia hạn.
Năm là, đất ở trong khu vực bị ô nhiễm môi trường có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.
Sáu là, đất ở có nguy cơ sạt lở, sụt lún, bị ảnh hưởng bởi hiện tượng thiên tai khác đe dọa tính mạng con người.
Người sử dụng đất, căn cứ vào nhu cầu và theo các trường hợp trên tiến hành làm đơn tự nguyện trả lại quyền sử dụng đất. Khi đó nhà nước sẽ tiến hành thủ tục thu hồi đất do người sử dụng dất tự nguyện trả lại đất theo quy định của Luật Đất đai.