Người ngoài ngành quân đội, công an được tham gia gìn giữ hòa bình (đề xuất)

Chủ đề   RSS   
  • #617427 12/10/2024

    phucpham2205
    Top 50
    Trung cấp

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:31/01/2024
    Tổng số bài viết (1346)
    Số điểm: 27772
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 578 lần
    SMod

    Người ngoài ngành quân đội, công an được tham gia gìn giữ hòa bình (đề xuất)

    Bộ Tư pháp mới đây đã công bố hồ sơ thẩm định Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc (Liên Hiệp Quốc) do Bộ Quốc phòng chủ trì xây dựng.

    https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/10/12/dt-luat-gin-giu-hoa-binh.pdf Dự thảo Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc (Liên Hiệp Quốc) (ngày 07/10/2024).

    (1) Người ngoài ngành quân đội, công an được tham gia gìn giữ hòa bình 

    Cụ thể, tại Điều 10 Dự thảo Luật có đề xuất về lực lượng Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc bao gồm:

    - Lực lượng vũ trang, bao gồm: Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng, hạ sĩ quan, binh sĩ và đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng; Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, chuyên môn kỹ thuật, công nhân công an, chiến sĩ và đơn vị thuộc Bộ Công an;

    - Lực lượng dân sự, bao gồm: Cán bộ, chuyên gia, công chức, viên chức Nhà nước.

    - Vũ khí trang bị kỹ thuật, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ.

    Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quy định về tổ chức, biên chế, vũ khí trang bị kỹ thuật, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc.

    Các Ban, Bộ, ngành, địa phương chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ quy định về tổ chức, biên chế; phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ đối với lực lượng dân sự tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc.

    Có thể thấy, tại Dự thảo Luật đã đề xuất bổ sung cán bộ, công chức, viên chức tham gia gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc để nâng cao trình độ, kỹ năng phục vụ cho nhiệm vụ.

    Lý giải cho đề xuất nêu trên, tại báo cáo đánh giá tác động của Dự thảo Luật có nêu rõ, cán bộ tham gia gìn giữ hòa bình hiện nay được lấy từ các đơn vị trong Bộ Quốc phòng, Bộ Công an. Việc này dẫn đến lực lượng còn hạn chế, không thu hút, nâng cao trình độ nhân sự.

    Trên thực tế, Liên Hợp Quốc khuyến khích cả sự tham gia của cả lực lượng dân sự đến từ các quốc gia cử quân đáp ứng nhu cầu tuyển chọn của LHQ, cụ thể Đại hội đồng LHQ khuyến khích: 

    “Chính phủ các nước, Liên hợp quốc và các tổ chức khu vực, tiểu khu vực khai thác tối đa trình độ chuyên môn của các chuyên gia 3 dân sự để xây dựng hòa bình ngay lập tức sau xung đột, bao gồm các quốc gia có kinh nghiệm trong xây dựng hòa bình hậu xung đột hoặc chuyển đổi dân chủ, đặc biệt chú ý đến việc huy động năng lực từ các nước đang phát triển và nguồn lực phụ nữ như là yếu tố then chốt đối với thành công của các nỗ lực xây dựng hòa bình của Liên hợp quốc”

    Tuy nhiên, hiện nay, Nghị quyết 130/2020/QH14 chưa có quy định về việc cử nhân lực ngoài cơ quan của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an.

    Theo đó, nêu đề xuất nêu trên được thông qua, Bộ Quốc phòng cho rằng Nhà nước sẽ huy động được nguồn nhân lực phong phú, xây dựng lực lượng đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nhiệm vụ gìn giữ hòa bình.

    Bên cạnh đó, tại Báo cáo tác động cũng có nêu rõ, việc bổ sung quy định về đối tượng tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình nêu trên đã được thể hiện tại Đề án tổng thể về việc Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ ngày 23/11/2012 của Bộ Chính trị. Trong đó có nêu đối tượng dân sự cũng tham gia hoạt động này

    Mặc dù việc thể chế hoá nội dung này trong Luật cũng sẽ có ảnh hưởng đến các quy định của pháp luật có liên quan về công chức, viên chức như: Luật Cán bộ, công chức; Luật Viên chức; Luật Tổ chức Chính phủ; Luật Tổ chức chính quyền địa phương. Tuy nhiên, đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức từ các cơ quan, tổ chức thuộc Chính phủ được cử đi làm nhiệm vụ, sau khi hoàn thành nhiệm vụ sẽ được điều động về cơ quan, đơn vị cũ công tác. 

    Thế nên, cơ bản sẽ không tác động quá nhiều đến tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật, không làm phát sinh tổ chức trung gian, không làm tăng biên chế vì thực tế hiện nay, theo quy định của Luật Cán bộ, công chức; Luật Viên chức vẫn có cơ chế về việc điều động, luân chuyển công tác hoặc cử đi học, đi đào tạo trong thời gian công tác.

    Ngoài ra, về huấn luyện, đào tạo, Bộ Quốc phòng cho biết Liên Hợp Quốc có cơ chế, chính sách đối với viên chức dân sự của Chính phủ được cử làm nhiệm vụ. Theo đó, các nhân sự này vẫn phải trải qua quá trình tuyển chọn, đào tạo và đáp ứng được các điều kiện, yêu cầu của Liên Hợp Quốc tương tự như lực lượng vũ trang.

    (2) 05 hành vi bị nghiêm cấm trong tham gia lực lượng gìn giữ hoà bình của Liên hợp quốc

    Căn cứ Điều 9 Dự thảo Luật có đề xuất các hành vi bị nghiêm cấm trong tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc như sau:

    - Lợi dụng, lạm dụng việc tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc để vi phạm pháp luật, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân. 

    - Mua chuộc, hối lộ, dụ dỗ, lôi kéo hoặc ép buộc người tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc làm trái quy định của pháp luật. 

    - Phân biệt đối xử về giới, chia rẽ, kỳ thị dân tộc, chủng tộc, quốc tịch, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa trong thực thi nhiệm vụ gìn giữ hoà bình của Liên hợp quốc. 

    - Phát tán hình ảnh sai lệch, lộ lọt thông tin bí mật Nhà nước. 

    - Các hành vi khác theo quy định của Liên hợp quốc trong quá trình tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc.

    Theo đó, tại Dự thảo Luật đề xuất có tất cả 05 hành vi bị nghiêm cấm trong tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc như đã nêu trên.

     
    120 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận