Người lao động lưu ý khi ký cam kết không làm việc cho đối thủ cạnh tranh

Chủ đề   RSS   
  • #605464 15/09/2023

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2014 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Người lao động lưu ý khi ký cam kết không làm việc cho đối thủ cạnh tranh

    Bí mật kinh doanh luôn là mối quan tâm hàng đầu của những công ty đang nắm giữ nhiều bí quyết kinh doanh để tạo nên sự thành công do đó trong điều khoản ký kết hợp đồng lao động nhiều doanh nghiệp sẽ lòng ghép việc cam kết không làm việc cho đối thủ cạnh tranh. Do đó, NLĐ có thể lưu ý một số nội dung sau đây.
     
    luu-y-khi-ky-cam-ket-khong-lam-viec-cho-doi-thu-canh-tranh
     
    1. Ký cam kết không làm việc cho đối thủ có hạn chế việc làm?
     
    Theo khoản 1 Điều 35 Hiến pháp 2013 có quy định mọi công dân đề có quyền lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc. Đây một trong những quyền cơ bản của công dân được ghi nhận.
     
    Do đó, việc doanh nghiệp cấm NLĐ làm việc tại một doanh nghiệp khác theo điều khoản mà mình đặt ra là sai quy định trong điều kiện thông thường.
     
    Đồng thời, tại  khoản 1 Điều 10 Bộ luật Lao động 2019 cũng tiếp nối tinh thần của Hiến pháp cho rằng NLĐ có quyền tự do chọn việc làm, làm việc cho bất kỳ doanh nghiệp nào và ở bất kỳ nơi nào mà pháp luật không cấm.
     
    Đặc biệt, Luật Việc làm 2013 còn nghiêm cấm hành cản trở, gây khó khăn hoặc làm thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ, doanh nghiệp.
     
    2. Doanh nghiệp được quyền bảo vệ bí mật kinh doanh của mình
     
    Mặc dù pháp luật nghiêm cấm doanh nghiệp có hành vi ngăn chặn, cản trở NLĐ tìm việc làm nhưng không phải trường hợp nào NLĐ cũng được làm việc theo ý muốn của mình. 
     
    Để bảo vệ quyền lợi và bí mật kinh doanh của mình thì tại khoản 2 Điều 21 Bộ luật Lao động 2019 có nội dung sau:
     
    Khi NLĐ làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ theo quy định của pháp luật thì doanh nghiệp có quyền thỏa thuận bằng văn bản với NLĐ về nội dung, thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bảo vệ bí mật công nghệ, quyền lợi và việc bồi thường trong trường hợp vi phạm.
     
    Do đó, doanh nghiệp có quyền bảo vệ bí mật kinh doanh thỏa thuận không cho phép NLĐ của mình sau khi nghỉ việc được phép làm việc cho các công ty đối thủ để tiết lộ bí mật kinh doanh của mình trong một thời gian và không gian nhất định.
     
    Nhưng các nội dung trên phải được 2 bên đồng thuận, thông qua ký kết trên văn bản để đảm bảo chắc chắn hơn có thể công chứng cam kết.
     
    3. Nội dung thỏa thuận trong cam kết bảo vệ bí mật kinh doanh
     
    Theo khoản 2 Điều 4 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH Thỏa thuận về bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ có thể gồm những nội dung chủ yếu sau:
     
    tải  Mẫu đơn cam kết không làm việc cho đối thủ cạnh tranh
     
    - Danh mục bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ;
     
    - Phạm vi sử dụng bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ;
     
    - Thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ;
     
    - Phương thức bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ;
     
    - Quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động trong thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ;
     
    - Xử lý vi phạm thỏa thuận bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ.
     
    4. NLĐ vi phạm cam kết làm việc cho đối thủ cạnh tranh bị xử lý ra sao?
     
    Căn cứ khoản 3 Điều 4 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH quy định rõ khi phát hiện NLĐ vi phạm thỏa thuận bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ thì doanh nghiệp có quyền yêu cầu NLĐ bồi thường theo thỏa thuận của hai bên. Trình tự, thủ tục xử lý bồi thường được thực hiện như sau:
     
    - Trường hợp phát hiện NLĐ có hành vi vi phạm trong thời hạn thực hiện hợp đồng lao động thì xử lý theo trình tự, thủ tục xử lý việc bồi thường thiệt hại quy định tại khoản 2 Điều 130 Bộ luật Lao động 2019.
     
    - Trường hợp phát hiện NLĐ có hành vi vi phạm sau khi chấm dứt hợp đồng lao động thì xử lý theo quy định của pháp luật dân sự và pháp luật khác có liên quan.
     
    Như vậy, doanh nghiệp không có quyền ngăn cản, cấm đoán NLĐ tìm việc sau khi kết thúc hợp đồng lao động, tuy nhiên đối với những công ty nắm giữ bí mật kinh doanh thì có cam kết với NLĐ thì bắt buộc NLĐ phải thực hiện cho đến hết thời hạn cam kết, trường hợp vi phạm có thể bị kiện và bồi thường.
     
    2507 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenhoaibao12061999 vì bài viết hữu ích
    admin (07/10/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận