Người lao động cần biết gì khi làm việc tại Doanh nghiệp để đảm bảo lợi ích

Chủ đề   RSS   
  • #521670 26/06/2019

    shinichi45

    Female
    Mầm

    Bến Tre, Việt Nam
    Tham gia:05/11/2015
    Tổng số bài viết (62)
    Số điểm: 805
    Cảm ơn: 52
    Được cảm ơn 89 lần


    Người lao động cần biết gì khi làm việc tại Doanh nghiệp để đảm bảo lợi ích

     
     
     
    Lao động là hoạt động cần thiết và quan trọng của con người để đảm bảo cuộc sống của mình. Như vậy, khi đi làm tại các doanh nghiệp người lao động cần biết những vấn đề quan trọng sau để đảm bảo lợi ích của mình:
     
    1. Có mức tối đa về thời gian thử việc và chỉ thử việc 01 lần đối với một công việc
     
    Căn cứ vào Điều 27 Bộ Luật Lao động 2012 thì thời gian thử việc từng loại công việc được quy định như sau:
     
    - Công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên: Không quá 60 ngày;
     
    - Công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ: Không quá 30 ngày;
     
    - Công việc khác: Không quá 6 ngày làm việc.
     
    Như vậy, người lao động khi thử việc tại doanh nghiệp thì thời gian thử việc sẽ không vượt quá các mức đã nêu trên và chỉ thử việc một lần đối với công việc đó. Nếu Doanh nghiệp yêu cầu người lao động thử việc trên 01 lần đối với cùng một công việc hoặc quá thời gian nêu trên mà vẫn để người lao động tiếp tục thử việc là sai quy định. 
     
    2. Sẽ không tự động chuyển sang hợp đồng chính thức khi hết thời gian thử việc
     
    Căn cứ Điều 29 Bộ luật Lao động 2012, Điều 7 Nghị định 05/2015/NĐ-CP thì người sử dụng lao động phải:
     
    + Thông báo về kết quả thử việc cho người lao động;
     
    + và nếu công việc làm thử đạt yêu cầu thì khi kết thúc thời gian thử việc phải giao kết ngay hợp đồng lao động với người lao động.
     
    Như vậy, nếu khi bạn kết thúc thời gian thử việc mà doanh nghiệp không ký kết hợp đồng lao động, không thông báo kết quả thử việc thì bạn nên liên hệ với người có thẩm quyền giải quyết hoặc bộ phận nhân sự của doanh nghiệp đó để hỏi và quyết định mình có làm tiếp ở Doanh nghiệp đó hay không.
     
    3. Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm sẽ cao hơn ngày thường
     
    Căn cứ Điều 97, Điều 105 Bộ luật Lao động 2012 thì:
     
    Tiền lương làm thêm giờ tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm:
     
    - Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
     
    - Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
     
    - Vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
     
    Tiền lương người lao động làm việc vào ban đêm: được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc của ngày làm việc bình thường.
     
     + Giờ làm việc ban đêm được tính từ 22 giờ đến 6 giờ sáng ngày hôm sau.
     
    Tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm: được trả lương theo quy định trên về làm thêm giờ và làm việc vào ban đêm, và được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày.
     
    Như vậy, nếu bạn tự nguyện hay được công ty yêu cầu làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm thì hãy nhớ hỏi rõ mức lương như thế nào, có đúng với quy định của pháp luật để đảm bảo quyền lợi của mình.
     
    4. Thời gian làm thêm giờ có giới hạn
     
    Căn cứ Điểm b, Điều 106 Bộ luật Lao động thì số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, trường hợp áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 30 giờ trong 01 tháng và tổng số không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì được làm thêm giờ không quá 300 giờ trong 01 năm.
     
    Do đó, nếu người lao động có thời gian làm thêm giờ đạt tối đa như trên thì khi doanh nghiệp có yêu cầu tiếp tục làm thêm giờ (trừ trường hợp đặc biệt Điều 107 Bộ luật Lao động) thì bạn có quyền không đồng ý.
     
    5. Cách tính thời gian đi đường khi nghỉ hằng năm
     
    Căn cứ Khoản 4 Điều 111 Bộ luật Lao động 2012 thì:
     
    - Khi nghỉ hàng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện là đường sắt, đường bộ, đường thủy, mà số ngày đi đường cả đi và về:
     
     + Dưới 02 ngày thì số ngày đi đường này vẫn tính trong số ngày nghỉ phép theo quy định.
     
     + Trên 02 ngày thì từ ngày thứ ba trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ phép nămchỉ được tính cho một lần nghỉ trong năm.
     
    6. Được nghỉ mỗi ngày 30 phút trong thời gian hành kinh đối với lao động nữ
     
    Căn cứ khoản 5 Điều 155 Bộ luật Lao động và Khoản 3 Điều 7 Nghị định 85/2015/NĐ-CP thì lao động nữ trong thời gian hành được nghỉ 30 phút kinh ít nhất 03 ngày trong một tháng mà vẫn được hưởng đủ tiền lương.
     
    7. Được người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trích từ tiền lương của người lao động
     
    Căn cứ Điều 186 Bộ luật Lao động 2012 và Khoản 2 Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì Doanh nghiệp có trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 86 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và hằng tháng trích từ tiền lương của người lao động để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm xã hội.
     
    Như vậy, nếu bạn đang làm việc hoặc có ý định làm việc cho Doanh nghiệp thì nhớ lưu ý những vấn đề này để đảm bảo quyền lợi của mình tốt hơn.
    Cập nhật bởi shinichi45 ngày 26/06/2019 10:37:49 SA
     
    2814 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn shinichi45 vì bài viết hữu ích
    caohan94 (16/07/2021) ThanhLongLS (26/06/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận