Người làm chứng không có mặt theo giấy triệu tập có bị dẫn giải lên tòa như tội phạm không?

Chủ đề   RSS   
  • #593911 16/11/2022

    minhtai99
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:14/06/2022
    Tổng số bài viết (412)
    Số điểm: 3785
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 123 lần


    Người làm chứng không có mặt theo giấy triệu tập có bị dẫn giải lên tòa như tội phạm không?

    Tại Điều 127 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định áp giải, dẫn giải, theo đó:

    1. Áp giải có thể áp dụng đối với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị buộc tội.

    2. Dẫn giải có thể áp dụng đối với:

    a) Người làm chứng trong trường hợp họ không có mặt theo giấy triệu tập mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan;

    b) Người bị hại trong trường hợp họ từ chối việc giám định theo quyết định trưng cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan;

    c) Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố mà qua kiểm tra, xác minh có đủ căn cứ xác định người đó liên quan đến hành vi phạm tội được khởi tố vụ án, đã được triệu tập mà vẫn vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan.

    3. Điều tra viên, cấp trưởng của cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Kiểm sát viên, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, Hội đồng xét xử có quyền ra quyết định áp giải, dẫn giải.

    4. Quyết định áp giải, quyết định dẫn giải phải ghi rõ họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người bị áp giải, dẫn giải; thời gian, địa điểm người bị áp giải, dẫn giải phải có mặt và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật này.

    5. Người thi hành quyết định áp giải, dẫn giải phải đọc, giải thích quyết định và lập biên bản về việc áp giải, dẫn giải theo quy định tại Điều 133 của Bộ luật này.

    Cơ quan Công an nhân dân, Quân đội nhân dân có thẩm quyền có trách nhiệm tổ chức thi hành quyết định áp giải, dẫn giải.

    6. Không được bắt đầu việc áp giải, dẫn giải người vào ban đêm; không được áp giải, dẫn giải người già yếu, người bị bệnh nặng có xác nhận của cơ quan y tế.

    Như vậy, nếu người làm chứng không muốn có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án nhưng không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì sẽ được Tòa án cử người dẫn giải lên Tòa để làm người làm chứng cho vụ án.

     
    542 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn minhtai99 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (17/11/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #594885   30/11/2022

    concobebee
    concobebee
    Top 500
    Mầm

    Vietnam
    Tham gia:26/09/2022
    Tổng số bài viết (173)
    Số điểm: 980
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 28 lần


    Người làm chứng không có mặt theo giấy triệu tập có bị dẫn giải lên tòa như tội phạm không?

    Cảm ơn bài viết của bạn rất hay và bổ ích, qua đó tôi có thể biết thêm được những trường hợp áp dụng dẫn giải đối với người làm chứng trong trường hợp họ không có mặt theo giấy triệu tập mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan. Bên cạnh đó, tôi còn biết thêm trường hợp người bị hại từ chối việc giám định theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền thì cũng có thể bị dẫn giải nếu người đó không có lý do bất khả kháng hoặc không bị cản trở bởi trở ngại khách quan nào.

     
     
    Báo quản trị |  
  • #594926   30/11/2022

    vuthienan134
    vuthienan134
    Top 500
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:14/06/2022
    Tổng số bài viết (352)
    Số điểm: 3840
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 30 lần


    Người làm chứng không có mặt theo giấy triệu tập có bị dẫn giải lên tòa như tội phạm không?

    Cảm ơn bài viết của tác giả. Như vậy, người làm chứng không có mặt theo giấy triệu tập nếu như không có lý do chính đáng, sự kiện bất khả kháng thì sẽ được Toà cử người dẫn giải đến toà để làm chứng. Người làm chứng khá quan trọng trong một phiên toà vì người làm chứng có thể cung cấp được những thông tin đôi khi không có trong hồ sơ vụ án, từ đó mà hội đồng xét xử và chủ toạ dễ đưa ra được quyết định xử án thích đáng nhất.

     
    Báo quản trị |  
  • #594942   30/11/2022

    haohao2912
    haohao2912
    Top 500
    Female
    Lớp 2

    Khánh Hoà, Việt Nam
    Tham gia:11/07/2018
    Tổng số bài viết (329)
    Số điểm: 3103
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 36 lần


    Người làm chứng không có mặt theo giấy triệu tập có bị dẫn giải lên tòa như tội phạm không?

    Cảm ơn các thông tin hữu ích từ bạn! Việc quy định dẫn giải người làm chứng lên tòa khi không có lý do bất khả kháng hoặc các lý do được pháp luật cho phép nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của những đương sự khác trong vụ án, hỗ trợ cho công việc xét xử của Tòa án, ra các quyết định đúng pháp luật, tôn trọng sự thật, công bằng công minh cho những người có mặt trong vụ án.

     
    Báo quản trị |  
  • #595057   30/11/2022

    anhhong58
    anhhong58
    Top 150
    Lớp 4

    Vietnam
    Tham gia:16/03/2022
    Tổng số bài viết (497)
    Số điểm: 5101
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 51 lần


    Người làm chứng không có mặt theo giấy triệu tập có bị dẫn giải lên tòa như tội phạm không?

    Cảm ơn bạn vì đã chia sẻ thông tin hữu ích và thú vị này.

    Theo mình, người làm chứng có thể vì nhiều lý do mà từ chối việc làm chứng tại Tòa theo giấy triệu tập, đặc biệt thường gặp nhất là sợ bị trả thù nếu đưa ra lời khai bất lợi cho một trong các bên trong phiên tòa xét xử. Vì vậy, cơ quan nhà nước cần có các biện pháp hữu hiệu và tăng cường việc bảo vệ các nhân chứng để họ có thể đưa ra lời khai khách quan nhất.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn anhhong58 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (01/12/2022)
  • #595211   05/12/2022

    Người làm chứng không có mặt theo giấy triệu tập có bị dẫn giải lên tòa như tội phạm không?

    BLTTHS năm 2015 đã có sự mở rộng cả về đối tượng áp dụng, thẩm quyền áp dụng và làm rõ hơn về thủ tục áp dụng so với BLTTHS năm 2003. Tuy nhiên, thủ tục thực hiện biện pháp áp giải, dẫn giải vẫn tuân theo quy trình bắt, áp giải bị can, bị cáo, người có quyết định thi hành án phạt tù, dẫn giải người làm chứng tại Quyết định số 1502/2008/QĐ-BCA ngày 10/9/2008 của Bộ Công an ban hành quy trình bắt, áp giải bị can, bị cáo, người có quyết định thi hành án phạt tù, dẫn giải người làm chứng của lực lượng cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp thuộc công an nhân dân theo yêu cầu của các cơ quan tiến hành TTHS. Hiện nay vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể về việc dẫn giải các đối tượng còn lại như người làm chứng, người bị hại, người bị tố giác, người bị kiến nghị.... Bên cạnh đó, quy trình thực hiện việc dẫn giải cũng chưa thật sự rõ ràng, triệt để, đặc biệt trong trường hợp người bị dẫn giải (người làm chứng, người bị hại) từ chối hợp tác, không chấp hành quyết định dẫn giải hoặc cố tình chống đối gây khó khăn cho chủ thể thực hiện việc áp giải, dẫn giải. Việc quy định tại khoản 2 Điều 127 BLTTHS năm 2015 về dẫn giải áp dụng khi các chủ thể không có mặt theo giấy triệu tập mà “không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan” chưa hợp lý. Bởi lẽ khi cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng muốn áp dụng biện pháp dẫn giải có thể phải chứng minh lý do vắng mặt không phải là bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan thì các đối tượng bị dẫn giải mới chấp hành quyết định dẫn giải. Việc áp dụng khi chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể gây khó khăn cho cơ quan tiến hành tố tụng.

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn quangtuyenn98 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (05/12/2022)
  • #595259   06/12/2022

    nguyenthikimdung2000
    nguyenthikimdung2000
    Top 500
    Lớp 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/08/2022
    Tổng số bài viết (241)
    Số điểm: 2480
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 67 lần


    Người làm chứng không có mặt theo giấy triệu tập có bị dẫn giải lên tòa như tội phạm không?

    Cảm ơn những thông tin bạn đã chia sẻ, mình xin bổ sung như sau: Giấy triệu tập là loại văn bản áp dụng cho những người có liên quan đến những vụ án đang được giải quyết tại các cơ quan tố tụng như Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án nhân dân.

     

     
    Báo quản trị |