Người dưới 18 tuổi có được từ chối tham gia đối chất không?

Chủ đề   RSS   
  • #542040 27/03/2020

    huynhthu95
    Top 50
    Female
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/06/2017
    Tổng số bài viết (1262)
    Số điểm: 12550
    Cảm ơn: 61
    Được cảm ơn 203 lần


    Người dưới 18 tuổi có được từ chối tham gia đối chất không?

    Vấn đề này được quy định tại Điều 421 Bộ Luật Tố tụng hình sự 2015:

    "Điều 421. Lấy lời khai người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị hại, người làm chứng; hỏi cung bị can; đối chất

    ...

    6. Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ tiến hành đối chất giữa bị hại là người dưới 18 tuổi với bị can, bị cáo để làm sáng tỏ tình tiết của vụ án trong trường hợp nếu không đối chất thì không thể giải quyết được vụ án."

    Theo đó, người dưới 18 tuổi có quyền từ chối tham gia đối chất, tuy nhiên, nếu bên cơ quan tiến hành tố tụng nhận định rằng nếu không đối chất thì không thể giải quyết được vụ án thì lúc đó bắt buộc người dưới 18 tuổi phải tham gia.

     

     
    2271 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #542257   29/03/2020

    buiquangbinh071214
    buiquangbinh071214
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/07/2019
    Tổng số bài viết (399)
    Số điểm: 4689
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 77 lần


    Cảm ơn về những thông tin hữu ích của bạn, tuy nhiên không phải trường hợp nào cơ quan tiến hành tố tụng nhận định nếu không đối chất thì không thể giải quyết được vụ án thì cũng bắt buộc bị hại dưới 18 tuổi tham gia.
     
    Cụ thể theo Nghị Quyết 06/2019/NQ-HĐTP thì khi xét xử vụ án xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi, Tòa án không được:
     
    - Yêu cầu bị hại là người dưới 18 tuổi tường thuật lại chi tiết quá trình phạm tội;
     
    - Sử dụng câu hỏi có tính chất công kích, đe dọa, gây xấu hổ, xúc phạm bị hại;
     
    - Đối chất giữa bị hại với người phạm tội tại phiên tòa;
     
    - ...
     
    => Như vậy, đối với vụ án xâm hại tình dục mà bị hại là người dưới 18 tuổi thì trong bất cứ trường hợp nào tòa án cũng không được cho đối chất giữa bị hại và bị cáo, và nếu tòa án có yêu cầu thì bị hại vẫn có quyền từ chối. Mục đích: Người dưới 18 tuổi chưa nhận thức đủ về mọi thứ nên việc tiến hành đối chất giữa bị hại dưới 18 tuổi và người phạm tội sẽ gây ám ảnh, gợi nhớ lại hình ảnh phạm tội, và ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của bị hại. 
     
    Báo quản trị |  
  • #542730   31/03/2020

    ChanhLe96
    ChanhLe96
    Top 150
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/07/2019
    Tổng số bài viết (560)
    Số điểm: 4470
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 110 lần


    Theo mình thì bị hại dưới 18 tuổi vẫn có quyền được từ chối vì thứ nhất về mặt tâm ký các bạn nhỏ này sẽ bị ảnh hưởng, thứ hai nếu không cần thiết thì hẳn vẫn được từ chối, thứ ba là do chưa nhận thức được về lời khai của mình.

     
    Báo quản trị |  
  • #542816   31/03/2020

    HNP1997
    HNP1997
    Top 150
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/05/2019
    Tổng số bài viết (565)
    Số điểm: 4635
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 194 lần


    Cảm ơn thông tin hữu ích bạn đã chia sẻ. Thực sư đây là một quy định mang tính chất mở. Nhằm hạn chế những tổn thương về mặt tinh thần có thể gây ra cho người dưới 18 tuổi. Tuy nhiên việc có thêm quy định bắt buộc cũng là nhằm đảm bảo cho việc pháp luật được bảo đảm thực thi trong xã hội.

     
    Báo quản trị |