Người dự thi lấy chứng chỉ kiểm toán viên phải thi bao nhiêu môn theo quy định hiện nay?

Chủ đề   RSS   
  • #607510 15/12/2023

    Bao116

    Mầm

    Vietnam
    Tham gia:13/04/2023
    Tổng số bài viết (99)
    Số điểm: 555
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Người dự thi lấy chứng chỉ kiểm toán viên phải thi bao nhiêu môn theo quy định hiện nay?

    Người dự thi lấy chứng chỉ kiểm toán viên thi bao nhiêu môn và phải đáp những điều kiện gì? Chuẩn mực kiểm toán và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kiểm toán như thế nào?

    Người dự thi lấy chứng chỉ kiểm toán viên phải thi bao nhiêu môn?

    Theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 91/2017/TT-BTC, người dự thi lấy chứng chỉ kiểm toán viên thi 7 môn thi sau:

    - Pháp luật về kinh tế và Luật doanh nghiệp;

    - Tài chính và quản lý tài chính nâng cao;

    - Thuế và quản lý thuế nâng cao;

    - Kế toán tài chính, kế toán quản trị nâng cao;

    - Kiểm toán và dịch vụ bảo đảm nâng cao;

    - Phân tích hoạt động tài chính nâng cao;

    - Ngoại ngữ trình độ C của 01 trong 05 ngoại ngữ thông dụng: Anh, Nga, Pháp, Trung Quốc, Đức

    kiem-toan-vien

    Người dự thi lấy chứng chỉ kiểm toán viên phải đáp ứng đầy đủ những điều kiện nào?

    Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 91/2017/TT-BTC, người dự thi lấy chứng chỉ kiểm toán viên phải có đủ các điều kiện sau đây:

    - Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật;

    - Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên về chuyên ngành Tài chính, Ngân hàng, Kế toán, Kiểm toán; hoặc có bằng tốt nghiệp đại học các chuyên ngành khác với tổng số đơn vị học trình (hoặc tiết học) các môn học: Tài chính, Kế toán, Kiểm toán, Phân tích hoạt động tài chính, Thuế từ 7% trở lên trên tổng số học trình (hoặc tiết học) cả khóa học; hoặc có bằng tốt nghiệp đại học các chuyên ngành khác và có văn bằng, chứng chỉ hoàn thành các khoá học do Tổ chức nghề nghiệp quốc tế về kiểm toán cấp bảo đảm các quy định tại Điều 9 Thông tư này;

    - Có thời gian công tác thực tế về tài chính, kiểm toán tối thiểu 36 tháng, được tính trong khoảng thời gian từ tháng tốt nghiệp ghi trên bằng tốt nghiệp đại học (hoặc sau đại học) đến thời điểm đăng ký dự thi. Thời gian công tác thực tế về kiểm toán bao gồm thời gian làm trợ lý kiểm toán tại doanh nghiệp kiểm toán, thời gian làm kiểm toán nội bộ tại bộ phận kiểm toán nội bộ của đơn vị, thời gian làm kiểm toán tại cơ quan Kiểm toán Nhà nước;

    - Nộp đầy đủ, đúng mẫu hồ sơ dự thi và chi phí dự thi theo quy định.

    Chuẩn mực kiểm toán và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kiểm toán được quy định như thế nào?

    Theo Điều 6 Luật kiểm toán độc lập 2011, chuẩn mực kiểm toán và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kiểm toán được quy định như sau:

    - Chuẩn mực kiểm toán là những quy định và hướng dẫn về yêu cầu, nguyên tắc, thủ tục kiểm toán và xử lý các mối quan hệ phát sinh trong hoạt động kiểm toán mà thành viên tham gia cuộc kiểm toán và doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam phải tuân thủ.

    - Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kiểm toán là những quy định và hướng dẫn về nguyên tắc, nội dung áp dụng các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp đối với thành viên tham gia cuộc kiểm toán và doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam.

    - Chuẩn mực kiểm toán và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kiểm toán là cơ sở để kiểm tra, đánh giá chất lượng kiểm toán và đạo đức nghề nghiệp của thành viên tham gia cuộc kiểm toán và doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam.

    - Bộ Tài chính quy định chuẩn mực kiểm toán và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kiểm toán trên cơ sở chuẩn mực quốc tế.

    Tóm lại, người dự thi lấy chứng chỉ kiểm toán viên thi 7 môn thi sau:

    - Pháp luật về kinh tế và Luật doanh nghiệp;

    - Tài chính và quản lý tài chính nâng cao;

    - Thuế và quản lý thuế nâng cao;

    - Kế toán tài chính, kế toán quản trị nâng cao;

    - Kiểm toán và dịch vụ bảo đảm nâng cao;

    - Phân tích hoạt động tài chính nâng cao;

    - Ngoại ngữ trình độ C của 01 trong 05 ngoại ngữ thông dụng: Anh, Nga, Pháp, Trung Quốc, Đức

     

     
    252 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận