Người dân phải làm gì khi cơ quan công quyền sai?

Chủ đề   RSS   
  • #450042 21/03/2017

    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1900 lần


    Người dân phải làm gì khi cơ quan công quyền sai?

    “Có làm thì ắt có sai sót” – đó là điều không thể tránh khỏi, muốn không sai thì trừ khi đừng làm, vì không làm thì sẽ không sai. Đời người ai cũng sẽ có những sai sót, nhẹ thì có thể trả giá bằng tiền, nặng thì trả giá bằng tù tội…Đôi khi đến lúc bị trả giá họ mới phát hiện mình sau. Rất nhiều thứ, nhưng đó là đứng ở góc độ của người dân.

    Người dân phải làm gì khi cơ quan công quyền sai

    Vậy còn ở góc độ của người đại diện cho cơ quan công quyền thì sao?

    Nếu họ làm sai thì người dân cần phải có thái độ, hay cách xử lý như thế nào được cho là phù hợp để không bị xếp vào tội chống người thi hành công vụ?

    Lấy ví dụ một vài trường hợp thực tế:

    1. Nếu bạn đang tham gia giao thông, bạn biết chắc rằng bạn không vi phạm, nhưng vô tình bạn bị nhầm trong nhóm những người vi phạm khác.

    Phía CSGT cứ một mực nói rằng bạn và nhóm người đó là vi phạm, nhưng bạn thì cứ một mực là mình luôn chấp hành đúng luật giao thông, không có camera nên cũng khó có bằng chứng giải quyết. Và rồi  họ ép bạn phải ký vào biên bản nộp phạt. Lúc này, bạn không đồng ý với việc họ phạt bạn, thì phải làm thế nào?

    Không đồng ý với biên bản xử phạt có đồng nghĩa rằng bạn sẽ phải mất thời gian để giải quyết điều này, cùng với đó bạn sẽ đối diện với nguy cơ bị xử phạt nặng thêm là rất cao?

    2. Một gia đình có 5 người bị giết, hầu hết đều chết, còn sót lại mỗi cháu bé nhưng cũng thương tích đầy mình, nằm mê mản bất tỉnh, luôn gọi tên người chú nào đó của nó. Thế là cơ quan điều tra cho rằng ông chú đó chính là thủ phạm, càng điều tra thì dường như mọi chứng cứ đều đổ dồn về ông chú này, khiến cho ông dù nói rằng tôi không biết hoặc mình không liên quan đến vụ việc này cũng khó có thể thuyết phục được họ.

    Cuối cùng, án tử hình cũng đã được tuyên với ông chú này. Thế nhưng, sự thật là đâu, là ông ấy không vi phạm, là cơ quan điều tra sai, nhưng chứng cứ vẫn cứ nằm ở đó, vẫn cứ nghiêng về phía cơ quan điều tra.

    Sẽ ra sao nếu như khi ông đã chết (vì bị tử hình), mới có tình tiết mới phát hiện rằng, ông không hề giết gia đình đó, mà một tên X, tên Y nào đó, ông sẽ được bồi thường danh dự của mình khi đã chết sao?

    (Gì chứ mấy cái tin bồi thường, minh oan thì nó không được mấy ai quan tâm bằng tin liên quan đến truy nã, cảnh giác đâu mấy bạn, dùng facebook một thời gian chắc các bạn cũng hiểu rõ về cái này nhỉ)

    Vậy lúc này, ai sẽ chịu trách nhiệm về sai sót này, xử lý cá nhân từng tham gia điều tra, xét xử vụ án hay xử lý cả tập thể…rồi sau đó, không phải cá nhân từng tham gia vụ án mà đại diện cho cơ quan công quyền đứng ra xin lỗi, bồi thường…Tiền bồi thường đó lấy từ đâu?

    P/S: Các bạn có thể giúp mình giải đáp chuyện khó nghĩ này hông?  

     
    74780 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

8 Trang <123456>»
Thảo luận
  • #457105   12/06/2017

    Mình nghĩ khi cơ quan công quyền sai thì nếu như người dân biết thì có thể cãi lý nhưng luôn luôn là bên yếu thế hơn vì hiện tại cơ quan nhà nước đang có quyền =>Đa số là xin, nói cho qua, còn nếu người dân không biết thì cơ quan công quyền sai thì vẫn cứ sai và không bao giờ sửa được, khi bồi thường cho lỗi sai thì lấy tiền ngân sách từ việc thu thuế người dân, nghĩ xa ra một tí thì khi nhà nước là sai thì lấy tiền của dân và trả lại cho dân.

     
    Báo quản trị |  
  • #458938   27/06/2017

    Lunakhung123
    Lunakhung123
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2016
    Tổng số bài viết (297)
    Số điểm: 2489
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 68 lần


    Đúng rồi, tiền bồi thường được bảo đảm từ ngân sách nhà nước, là tiền thu từ thuế, phí, lệ phí của nhân dân nên mấy bác cứ yên tâm, làm sai thì rú kinh nghiệm, còn tiền bù đắp cho cái sai đó thì có nhân dân lo rồi nhé.

     
    Báo quản trị |  
  • #460371   09/07/2017

    thaonguyen27
    thaonguyen27
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/07/2017
    Tổng số bài viết (356)
    Số điểm: 2676
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 69 lần


    Làm gì khi cơ quan công quyền sai?

    Đồng ý với quan điểm của người viết ở chỗ không việc gì làm mà không có sai sót cả, tuy nhiên việc sai sót của cơ quan công quyền lại mang đến những hậu quả nặng nề hơn sai sót của những người khác, đó có thể là việc tước đi tính mạng của một người như bài viết nói . Do đó, người có quyền lực nhà nước cần phải có cái tâm và tầm nhìn tốt, nhìn thấu sự việc để có thể đưa ra những phán quyết công minh, đúng đắn.
     
    Báo quản trị |  
  • #460985   14/07/2017

    1. Tình huống này đúng là mình thấy hay gặp phải nè, việc bạn tranh cãi với cơ quan Công an hay im lặng chịu phạt cũng còn tùy thuộc vào việc bạn và chiến sĩ Cảnh sát giao thông ai “cứng” hơn ai. Có một số trường hợp người dân không sai hoặc có sai nhưng do không có camera ghi hình nên họ cứ cãi cố, cuối cùng để tránh mất thời gian (thời gian đó đi phạt người khác tốt hơn) thể là cho đi. Còn một số trường hơp gặp trúng mấy anh Cảnh sát “cứng” thì thôi xác định, cãi cũng vô ích.

    2. Trường hợp oan sai thực tế xảy ra cũng rất nhiều và do nhiều nguyên nhân: khách  quan hoặc chủ quan (chạy án). Mấu chốt vẫn nằm ở chỗ bạn có tiền và có mối quan hệ hay không, nếu thực sự bạn bi oan, nhà bạn có người trong ngành thì sẽ rất dễ. Còn nếu không tiền, không quan hệ thì xem như bạn xui thật rồi, chỉ còn biết cách kêu oan, kháng cáo, kháng nghị các kiểu để kéo dài thời gian thi hành án thôi.

     
    Báo quản trị |  
  • #461362   15/07/2017

    maithanhloivn
    maithanhloivn
    Top 500
    Male


    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2014
    Tổng số bài viết (267)
    Số điểm: 1833
    Cảm ơn: 35
    Được cảm ơn 43 lần


    Tùy từng trường hợp mà mình có thể sử dụng các cách giải quyết khác nhau. Có thể là khiếu nại về hành vi của cá nhận, cơ quan công quyền, hoặc khởi kiện yêu cầu hủy bỏ quyết định hành chính, khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi sai trái của cá nhân, cơ quan công quyền gây ra, hoặc khởi kiện yêu cầu hủy bỏ quyết định hành chính...

     
    Báo quản trị |  
  • #461643   18/07/2017

    Người dân hoàn toàn có quyền được ý kiến, phản bác đôi với hành vi không đúng của cơ quan công quyền. Thế nhưng phải phản bác nhưng thế nào mới là vấn đề quan trọng. Bắt nguồn từ khả năng nhận thức và hiể biết pháp luật còn hạn chế của người dân mà chính họ đã tự tiến cái vốn dĩ là quyền của họ thành hành vi vi phạm pháp luật.

    Rất nhiều trường hợp người dân phải chịu thêm là co hành vi chống người thi hành công vụ từ chính cách thức bảo về quyền không đúng của mình.Để nhận thức được tính chất đúng sai của hành vi của cơ quan công quyền đã là vấn đề khó, và việc bảo về quyền của mình như thế nào cho đúng luật lại khó gấp trăm lần. 

     
    Báo quản trị |  
  • #463311   31/07/2017

    Trantranglong
    Trantranglong
    Top 500
    Female


    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:18/05/2017
    Tổng số bài viết (292)
    Số điểm: 1970
    Cảm ơn: 30
    Được cảm ơn 52 lần


    Người dân có thể tố cáo khi biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân. Nhưng trên thực tế vấn đề này còn nhiều bất cập như, thẩm quyền giả quyết tố cáo thường kaf thủ trưởng đơn vị trực tiếp, nên không ngoại trừ các hành vi bao che cho cá nhân cấp dưới hoặc bảo vệ lợi ích chung của cơ quan đơn vị.

     
    Báo quản trị |  
  • #464400   14/08/2017

    Mình thấy toàn là người dân chịu thiệt thòi về các vấn đề này lắm, thấp cổ bé họ nên không biết kêu ai mà dù có kêu đi nữa thì cũng rất khó khăn và ít khi được xử lý một cách chính đang, còn khi được xử đúng thì mình vẫn thiệt hại, có thể là bản án tử đã thi hành và việc bồi thường thì chẳng còn là bao, chẳng có ý nghĩa gì nữa.

     
    Báo quản trị |  
  • #466123   30/08/2017

    huynhthu95
    huynhthu95
    Top 50
    Female
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/06/2017
    Tổng số bài viết (1262)
    Số điểm: 12550
    Cảm ơn: 61
    Được cảm ơn 203 lần


    Đa số người dân luôn là kẻ yếu thế, vì cơ quan nhà nước là người có quyền, luôn áp đặt những quy định lên người dân. 

    Bản thân mình cũng từng bị một Cảnh sát giao thông nói rằng "thời gian của cô làm sao quý bằng thời gian của tôi" bằng một thái dộ rất hống hách! :(

     

     
    Báo quản trị |  
  • #466130   30/08/2017

    tuyet38
    tuyet38
    Top 500
    Female
    Mầm

    Gia Lai, Việt Nam
    Tham gia:27/09/2016
    Tổng số bài viết (126)
    Số điểm: 735
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 20 lần


    huynhthu95 viết:

    Đa số người dân luôn là kẻ yếu thế, vì cơ quan nhà nước là người có quyền, luôn áp đặt những quy định lên người dân. 

    Bản thân mình cũng từng bị một Cảnh sát giao thông nói rằng "thời gian của cô làm sao quý bằng thời gian của tôi" bằng một thái dộ rất hống hách!

    Ở một đất nước mà tiếng nói của người dân không được tôn trọng thì khó mà phát triển được!

    Mình nghĩ lực lượng chức năng cũng rất khổ sở. Nhiều khi người dân vì vội vã mà vượt đèn đỏ hay chen lấn nhau từng chút một nhưng lại không nghĩ tới việc chấp hành cho đúng luật. Mình không nói bạn trong trường hợp đó đúng hay sai nhưng mỗi khi gọi một ai đó vào thì đồng nghĩa sẽ giới hạn lại thời gian để quan sát và quản lý an toàn giao thông của họ.

    Cố gắng lên nhé

     
    Báo quản trị |  
  • #466136   30/08/2017

    Nhiều lúc ngẫm nghĩ dù cơ quan nhà nước có làm việc sai thì hậu quả gây ra hay kể cả hậu quả phải gánh đều là người dân. Dân bầu ra mấy ông, rồi mấy ông làm sai thì xem xét trách nhiệm như thế nào?

     
    Báo quản trị |  
  • #466847   06/09/2017

    danghaa_
    danghaa_
    Top 200
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2017
    Tổng số bài viết (380)
    Số điểm: 5521
    Cảm ơn: 36
    Được cảm ơn 112 lần


    Cá nhân mình thấy thì đối với công việc gì cũng đều có sai sót, tuy nhiên đối với việc làm sai của các cơ quan công quyền thì công dân thay vì có những hành động vi phạm pháp luật nên sử dụng các quyền của mình trong đó có quyền khiếu nại và tố cáo. Đồng thời, khi xác định có thiệt hại thực tế do những hành vi đó gây ra bạn có thể yêu cầu bồi thường. Bản thân mình thấy việc cá nhân yêu cầu các cơ quan công quyền bồi thường thiệt hại hiện nay ngày càng phổ biến, phần nào cũng bảo vệ quyền lợi của công dân và cũng là một cách hạn chế những vi phạm của cơ quan công quyền.

     
    Báo quản trị |  
  • #467309   11/09/2017

    Dĩ nhiên chuyện sai sót là điều không thể tránh khỏi, nhưng với vai trò là người đại diện Nhà nước thực thi công quyền thì cần phải làm việc có tâm, phải hạn chế tối đa xảy ra sai sót để tránh những hậu quả không đáng có.

     
    Báo quản trị |  
  • #467341   11/09/2017

    danghaa_
    danghaa_
    Top 200
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2017
    Tổng số bài viết (380)
    Số điểm: 5521
    Cảm ơn: 36
    Được cảm ơn 112 lần


    Biết là ai cũng có lúc sai, nhưng trong trường hợp cơ quan công quyền sai thì họ vẫn luôn nghĩ là học đúng cho đến khi có chứng cứ xác thực họ đã sai. Trách nhiệm của cơ quan công quyền là chứng minh người dân sai, người dân không có nghĩa vụ chứng minh mình đúng. Tuy luật quy định vậy nhưng thực tế thì hoàn toàn ngược lại. Và khi lâm vào hoàn cảnh đó thì nguwoif dân không biết làm thế nào vì nếu phản kháng sẽ bị coi là chống người thi hành công vụ, mà tuân theo thì thật oan uổng. Mình nghĩ pháp luật nên chặt chẽ hơn về nhiệm vụ quyền hạn của cơ quan công quyền.

     
    Báo quản trị |  
  • #477547   07/12/2017

    thambui94
    thambui94
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/12/2017
    Tổng số bài viết (252)
    Số điểm: 3162
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 35 lần


    Trong cuộc sống không thể tránh được sự sai sót, muốn không sai trừ khi mình không làm mà có nhiều việc không làm cũng không được.

    Nghịch lý một lỗi nếu người dân làm sai thì người dân phải xin lỗi và chịu phạt, còn cơ quan nhà nước làm sai để họ phải chịu trách nhiệm thì những người dân thấp cổ bé họng phải rất vất vả, thậm chí là không thể làm gì được họ.

    Đơn cử ngay việc bạn đưa ra mình không vi phạm giao thông nhưng bị CSGT gọi vào thì cũng khó lòng chối cãi vì không có bằng chứng, cho nên đành im đi chấp nhận  nộp phạt cho xong chuyện, mất công tiền mất tật mang!!!

     
    Báo quản trị |  
  • #479385   22/12/2017

    Theo mình đây không phải là chuyện gì quá xa lạ vì nó xảy ra rất thường xuyên. Bởi vì sao? Rất đơn giản, chả ai muốn nhận cái sai về mình cả, ai cũng muốn lập được thành tích để cuối năm khen thưởng, tuyên dương, để được cất nhắc lên vị trí cao hơn nên không ai muốn nhận sai cả. Nhận sai về mình tức là nhận thiệt về mình, mà có ai nhận phần thiệt về mình bao giờ, với lại khi nhận sai, đâu phải cứ nhận sai là xong, nhẹ thì xin lỗi còn nặng thì mất chức chứ chẳng chơi, mà cấp dưới làm sai thì cấp trên lại bị khiển trách, vậy nên khi một ai làm sai thì cứ việc dấu nhẹm đi là xong, vạ may không thể dấu thì cứ đùn đẩy cho người cho vài người ra xin lỗi, kĩ luật, nặng hơn cùng lắm là khai trừ khỏi Đảng cho dư luận xem, cho báo có cái viết làm êm chuyện. Vậy nên cái nạn này chẳng bao giờ có thể đẩy lùi được, trừ khi những lãnh đạo thực sự có tâm huyết thì chúng ta mới hi vọng có sự thay đổi.

     
    Báo quản trị |  
  • #479482   22/12/2017

    thambui94
    thambui94
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/12/2017
    Tổng số bài viết (252)
    Số điểm: 3162
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 35 lần


    Ở tình huống thứ nhất thì mình đã từng gặp, cụ thể là buổi trưa ngày hôm đó mình có đi xe máy đón đứa em đi học về. Trên đoạn đường đó có 1 chốt CSGT phục bắn tốc độ, vì đây là con đường quen thuộc nên mình  nắm được, mình cố tình đi đúng chưa đến 40km/h (chuẩn là chỉ 37km/h) nhưng vẫn bị tít còi thông báo lỗi chạy quá tốc độ. 

    Vậy nếu là các bạn ở trong tình huống này thì sẽ giải quyết như thế nào?

     
    Báo quản trị |  
  • #480162   28/12/2017

    zing_zin_zz
    zing_zin_zz

    Female
    Sơ sinh

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:27/02/2014
    Tổng số bài viết (60)
    Số điểm: 390
    Cảm ơn: 21
    Được cảm ơn 13 lần


    thambui94 viết:

    Ở tình huống thứ nhất thì mình đã từng gặp, cụ thể là buổi trưa ngày hôm đó mình có đi xe máy đón đứa em đi học về. Trên đoạn đường đó có 1 chốt CSGT phục bắn tốc độ, vì đây là con đường quen thuộc nên mình  nắm được, mình cố tình đi đúng chưa đến 40km/h (chuẩn là chỉ 37km/h) nhưng vẫn bị tít còi thông báo lỗi chạy quá tốc độ. 

    Vậy nếu là các bạn ở trong tình huống này thì sẽ giải quyết như thế nào?

    nếu mình mình sẽ không làm gì cả. Mình chỉ yêu cầu công an cho xem kết quả, ảnh chụp bắn tốc độ chứng minh mình đã vi phạm... mình sẽ dùng điện thoại chụp lại, hoặc ghi âm, ghi hình lại nếu có thể... nhưng mình sẽ không chống cự làm gì quá đáng... cứ việc chấp hành trước... trong biên bản sẽ ký tên, mình sẽ ký và ghi thêm 1 dòng là chấp thuận hay không chấp thuận, đồng ý hay không đồng ý kết quả giải quyết. Đến khi có quyết định hẳn hoi, mình sẽ lấy quyết định trên khởi kiện vi phạm hành chính nếu xử phạt sai. chỉ vậy thôi.

     
    Báo quản trị |  
  • #480185   28/12/2017

    phamquan2017
    phamquan2017
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (261)
    Số điểm: 2308
    Cảm ơn: 52
    Được cảm ơn 47 lần


    Nếu người dân khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người dân có quyền đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

     
    Báo quản trị |  
  • #480201   28/12/2017

    phamquan2017 viết:

    Nếu người dân khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người dân có quyền đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

    Có những trường hợp văn bản đó không phải là quyết định hành chính, không thuộc đối tượng mà bộ luật tố tụng hành chính quy định mà gây thiệt hại tới lợi ích của mình thì mình không thể kiện ra tòa án được. Mà theo mình thấy đa số các vụ án hành chính xét xử cấp sơ thẩm đều xử cơ quan nhà nước thắng, tới cấp phúc thẩm thì may ra mình mới có cơ hội thắng được, do những quyết định toàn là của quan to thì tòa án địa phương cũng ngại xét xử mấy vụ này lắm.

     
    Báo quản trị |