Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có phải xin GPLĐ không?

Chủ đề   RSS   
  • #609904 26/03/2024

    phucpham2205
    Top 50
    Trung cấp

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:31/01/2024
    Tổng số bài viết (1346)
    Số điểm: 26758
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 553 lần
    SMod

    Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có phải xin GPLĐ không?

    Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp được quy định thế nào? Người này có phải xin GPLĐ không? Hồ sơ đề nghị cấp GPLĐ cho người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp gồm những gì? Bài viết sau sẽ giải đáp những thắc mắc nêu trên.

    (1) Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

    Về mặt định nghĩa, tại Khoản 1 Điều 12 Luật Doanh nghiệp 2020 giải thích về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp như sau:

    “Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.”

    Về điều kiện, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là người đáp ứng được những điều kiện như sau:

    - Từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; 

    - Không thuộc đối tượng bị cấm quản lý và thành lập công ty;

    - Người đại diện không nhất thiết phải là người góp vốn trong công ty;

    Tùy vào loại hình của doanh nghiệp mà người đại diện theo pháp luật cũng sẽ có sự khác nhau, cụ thể:

    - Doanh nghiệp tư nhân:Trường hợp nếu thuê người khác làm Giám đốc quản lý doanh nghiệp thì chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về các hoạt động kinh doanh từ doanh nghiệp của mình theo quy định tại Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020. Qua đó, có thể thấy trong mọi trường hợp thì chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn được xem là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Trong trường hợp thuê Giám đốc quản lý doanh nghiệp thì Giám đốc cũng không được xem là người đại diện theo pháp luật mà phải hoạt động dưới sự ủy quyền của chủ doanh nghiệp tư nhân.

    - Doanh nghiệp hợp danh: Theo Khoản 1 Điều 184 Luật doanh nghiệp 2020 có quy định như sau: Những thành viên hợp danh có quyền đại diện theo pháp luật. Như vậy, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hợp danh hợp pháp chính là tất cả những thành viên hợp danh trong doanh nghiệp. 

    - Công ty TNHH một thành viên: có 02 trường hợp như sau:

    + Trường hợp cá nhân làm chủ sở hữu: Chủ tịch công ty có thể lựa chọn kiêm nhiệm hay thuê người khác làm Tổng giám đốc hoặc Giám đốc cho công ty của mình. Quyền, nghĩa vụ của Tổng giám đốc hay Giám đốc đều được quy định trong Điều lệ công ty, HĐLĐ. Như vậy, người đại diện theo pháp luật trong công ty TNHH một thành viên sẽ do Điều lệ của công ty quy định.

    + Trường hợp tổ chức làm chủ sở hữu: Theo Khoản 3 Điều 79 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về cơ cấu tổ chức quản lý của công ty TNHH một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu thì mỗi công ty phải có ít nhất một người đại diện theo pháp luật là người giữ một trong các chức danh là Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

    - Công ty TNHH hai thành viên trở lên: Những người phải giữ chức danh người đại diện theo pháp luật của công ty TNHH hai thành viên trở lên, bao gồm: Chủ tịch Hội đồng thành viên; Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc. Trường hợp trong điều lệ công ty không có quy định thì Chủ tịch Hội đồng thành viên sẽ là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, công ty TNHH sở hữu hai thành viên trở lên.

    - Công ty cổ phần: Chủ tịch HĐQT hoặc Tổng giám đốc hay Giám đốc sẽ là người đại diện theo pháp luật của công ty Cổ phần. Trường hợp Điều lệ chưa quy định thì Chủ tịch Hội đồng quản trị sẽ là người đại diện theo pháp luật của công ty.

    (2) Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có phải xin GPLĐ không?

    Theo Điều 7 Nghị định 152/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 70/2023/NĐ-CP quy định về những trường hợp  người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không thuộc diện cấp giấy phép lao động, bao gồm:

    - Những trường hợp được quy định tại khoản 3, 4, 5, 6, 7 và 8 Điều 154 Bộ Luật Lao động 2019.

    - Là chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn của công ty TNHH có giá trị góp vốn từ 3 tỷ đồng trở lên.

    - Là Chủ tịch HĐQT hoặc thành viên HĐQT của công ty cổ phần có giá trị góp vốn từ 3 tỷ đồng trở lên.

    - Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc phạm vi 11 ngành dịch vụ trong biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam với Tổ chức Thương mại thế giới, gồm: kinh doanh, thông tin, xây dựng, phân phối, giáo dục, môi trường, tài chính, y tế, du lịch, văn hóa giải trí và vận tải.

    - Vào Việt Nam để cung cấp dịch vụ tư vấn về chuyên môn và kỹ thuật hoặc thực hiện các nhiệm vụ khác phục vụ cho công tác nghiên cứu, xây dựng, thẩm định, theo dõi đánh giá, quản lý và thực hiện chương trình, dự án sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) theo quy định hay thỏa thuận trong các điều ước quốc tế về ODA đã ký kết giữa cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và nước ngoài.

    - Được Bộ Ngoại giao cấp giấy phép hoạt động thông tin, báo chí tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.

    - Được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cử sang Việt Nam giảng dạy hoặc làm nhà quản lý, giám đốc điều hành tại cơ sở giáo dục do cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài, tổ chức liên chính phủ đề nghị thành lập tại Việt Nam; các cơ sở, tổ chức được thành lập theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết, tham gia.

    - Là tình nguyện viên theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định 152/2020/NĐ-CP.

    - Vào Việt Nam làm việc tại vị trí nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật có thời gian làm việc dưới 30 ngày (không quá 03 lần/năm).

    - Vào Việt Nam thực hiện thỏa thuận quốc tế mà cơ quan, tổ chức ở Trung ương, cấp tỉnh ký kết theo quy định của pháp luật.

    - Học sinh, sinh viên đang học tập tại các trường, cơ sở đào tạo ở nước ngoài có thỏa thuận thực tập trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam; học viên thực tập, tập sự trên tàu biển Việt Nam.

    - Thân nhân thành viên cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam quy định tại Điểm l khoản 1 Điều 2 Nghị định 152/2020/NĐ-CP.

    - Có hộ chiếu công vụ vào làm việc cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội. 

    - Người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại.

    - Được Bộ GDĐT xác nhận người lao động nước ngoài vào Việt Nam để thực hiện các công việc:

    + Giảng dạy, nghiên cứu

    + Làm nhà quản lý, giám đốc điều hành, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng cơ sở giáo dục do cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài hoặc tổ chức liên chính phủ đề nghị thành lập tại Việt Nam.

    Đối chiếu quy định nêu trên, có thể thấy, chỉ loại trừ trường hợp người lao động nước ngoài đồng thời là nhà đầu tư với số vốn trên 3 tỷ đồng, hoặc là người từ công ty mẹ thuộc phạm vi 11 ngành dịch vụ trong biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam với WTO di chuyển sang làm việc. Những trường hợp được thuê làm việc theo hợp đồng, hoặc là nhà đầu tư dưới 3 tỷ đồng thì đều phải làm Giấy phép lao động.

    (3) Hồ sơ đề nghị cấp GPLĐ cho người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp gồm những gì?

    Theo Điều 9 Nghị định 152/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 70/2023/NĐ-CP quy định về thành phần hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động như sau:

    - Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động của người sử dụng lao động theo Mẫu số 11/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 70/2023/NĐ-CP. Trường hợp người lao động nước ngoài làm việc cho một người sử dụng lao động tại nhiều địa điểm thì trong văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động phải liệt kê đầy đủ các địa điểm làm việc.

    https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/03/26/Mau-so-11PLI.doc Mẫu số 11/PLI

    - Giấy chứng nhận sức khỏe hoặc giấy khám sức khỏe do cơ quan, tổ chức y tế có thẩm quyền của nước ngoài hoặc của Việt Nam cấp có giá trị trong thời hạn 12 tháng (từ ngày ký kết luận sức khỏe đến ngày nộp hồ sơ) hoặc giấy chứng nhận có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế. 

    - Phiếu lý lịch tư pháp hoặc văn bản xác nhận không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự của nước ngoài hoặc của Việt Nam cấp. Những giấy tờ nêu trên phải được cấp không quá 06 tháng, kể từ ngày cấp đến ngày nộp hồ sơ.

    - Văn bản, giấy tờ chứng minh là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật và một số nghề, công việc.

    - 02 ảnh màu 4cmx6cm: phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu (ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ).

    - Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài trừ những trường hợp không phải xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài.

    - Bản sao có chứng thực hộ chiếu hoặc bản sao hộ chiếu có xác nhận của người sử dụng lao động còn giá trị theo quy định.

    - Các giấy tờ liên quan đến người lao động nước ngoài trừ trường hợp người lao động nước ngoài quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 2 Nghị định 70/2023/NĐ-CP. Trường hợp di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp: Quyết định bổ nhiệm của công ty mẹ ở nước ngoài.

     
    481 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn phucpham2205 vì bài viết hữu ích
    admin (18/04/2024)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận