Người đại diện của Doanh nghiệp

Chủ đề   RSS   
  • #30410 20/10/2008

    hmduc195

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/10/2008
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 880
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Người đại diện của Doanh nghiệp

    Cty tôi là Cty cổ phần.
    Trên hợp đồng kinh tế với một đối tác khác, cũng là Cty cổ phần, thì chủ tịch HĐQT Cty kia đứng ra ký kết hợp đồng, như vậy có hiệu lực không ?
    Cập nhật bởi navelvu ngày 10/03/2010 10:50:58 AM Cập nhật bởi navelvu ngày 04/03/2010 10:07:01 AM
     
    27535 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

3 Trang <123
Thảo luận
  • #32518   04/12/2009

    conyeucuabame
    conyeucuabame

    Sơ sinh

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:04/12/2009
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Trả lời

    Bạn có thể kiểm tra Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Công ty để xác định người đại diện theo pháp luật của Công ty.

     
    Báo quản trị |  
  • #32519   04/12/2009

    navelvu
    navelvu

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/10/2008
    Tổng số bài viết (25)
    Số điểm: 140
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 3 lần


    Nếu điều lệ công ty không quy định ai là người chịu trách nhiệm trước pháp luật của công ty thì người đại diện theo pháp luật sẽ là Giám đốc của công ty.
     
    Báo quản trị |  
  • #32520   04/12/2009

    voboithuong
    voboithuong

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/10/2009
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Điều 25 khoản 2 luật doanh nghiệp 2005 quy định về nội dung giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh, có nộ dung về :
    " Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhận hợp pháp khác của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. "
    Nên bạn có thể xem giấy chúng nhận đăng kí kinh doanh để xác định người đại diện theo pháp luật bạn nhé !

     
    Báo quản trị |  
  • #32521   05/12/2009

    muasinhnhat
    muasinhnhat

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:29/11/2009
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 15
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    hỏi

    thế nếu cả hai đều có giấy phép DKKD hợp pháp thỉ thế nào ạ?
    cơ sở đâu để khẳng định giám đốc sẽ làm người đại diện trước pháp luật trong trường hợp này ạ?
     
    Báo quản trị |  
  • #32522   05/12/2009

    navelvu
    navelvu

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/10/2008
    Tổng số bài viết (25)
    Số điểm: 140
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 3 lần


    Điều 46 luật doanh nghiệp 2005 quy định chủ tịch HĐTV hoặc giám đốc ( Tổng giám đốc) là người đại diện theo pháp luật của công ty theo quy định tại điều lệ công ty. Trường hợp Điều lệ công ty không quy định ai là người đại diện theo pháp luật của công ty thì mặc nhiên người đại diện sẽ là Giám đốc (TGĐ) vì tại khoản 4 Điều 49 luật doanh nghiệp 2005 cho thấy rằng chủ tịch HĐTV chỉ đại diện khi điều lệ có quy định và trong các giấy tờ giao dịch phải ghi rõ tư cách đại diện đó. Bạn có thể xem bất kỳ hợp đồng nào của công ty với đối tác thì sẽ thấy. Chủ tịch công ty chỉ đại diện cho công ty nếu trong hợp đồng có quy định. Nếu giám đốc là người nhân danh công ty ký kết hợp đồng ( không phải ủy quyền) thì chắc chắn GĐ là người đai diện theo pháp luật của công ty.
     
    Báo quản trị |  
  • #32523   08/12/2009

    kienlawyer
    kienlawyer
    Top 500
    Lớp 3

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:24/03/2009
    Tổng số bài viết (284)
    Số điểm: 4455
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 71 lần


    Thua ban muasinhnhat: Không thể có trường hợp cả hai đều có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hợp pháp cả bạn ah. Một pháp nhân chỉ có một người đại diện theo pháp luật duy nhất mà thôi. Nếu hai người đều có dkkd như bạn nói thì có thể đó là hai pháp nhân khác nhau nhưng có cùng thành viên giống nhau hoặc tên gọi gần giống nhau nên bạn nhầm.

    Trân Trọng.

    Luật sư Đặng gia Kiên

    Công ty tư vấn Luật LINCON & Brothers

    Mobile: 0986 99 8668

    Email: kien.danggia@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #10139   29/09/2008

    vietdhl
    vietdhl

    Sơ sinh

    Gia Lai, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 30
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Đại diện của tổ hợp tác

    căn cứ vào chế định đại diện trong luật dân sự, đại diện tổ hợp tác là tổ trưởng tổ hợp tác, người đó có quyền thực hiện các giao dịch dân sự vì lợi ích của tổ hợp tác mà không cần sự đồng ý của các thành viên tổ hợp tác, như vậy điều này liệu có mâu thuẫn với nguyên tắc đa số trong tổ hợp tác hay không?

    đại diện tổ hợp tác có quyền thực hiện các giao dịch dân sự vì lợi ích của tổ mà không cần sự đồng ý của các thành viên hay không? như vậy có trái với nguyên tắc đa số trong THT

     
    Báo quản trị |  
  • #10140   06/06/2008

    hacom2579
    hacom2579

    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/05/2008
    Tổng số bài viết (100)
    Số điểm: 9776
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 4 lần


    Theo BLDS thì tổ hợp tác được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác. Trong hợp đồng này thỏa thuận rất rõ vai trò của người đại diện và các tổ viên.
    Theo tôi nghĩ, nếu người đại diện không có thẩm quyền để quyết định các giao dịch dân sự thì sẽ mất chức năng của người đại diện và quá trình hoạt động cũng không mang tính hiệu quả. Việc biểu quyết theo đa số không nên áp dụng cho việc quyết định khi thực hiện một giao dịch dân sự. Tôi nghĩ, các thành viên của tổ hợp tác sẽ có một thỏa thuận "linh động" để có những cơ hội trong giao dịch, đặc biệt là trong kinh doanh.
     
    Báo quản trị |  
  • #10141   09/06/2008

    ducbao
    ducbao
    Top 500
    Male
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/04/2008
    Tổng số bài viết (169)
    Số điểm: 5855
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 9 lần


    Không mâu thuẫn !

    Tôi thì lại thấy không có gì mâu thuẫn. Còn trong câu: “...đại diện tổ hợp tác là tổ trưởng tổ hợp tác, người đó có quyền thực hiện các giao dịch dân sự vì lợi ích của tổ hợp tác mà không cần sự đồng ý của các thành viên tổ hợp tác” mà bạn vietdhl nêu, thì tôi không tìm thấy cụm từ “không cần sự đồng ý của các thành viên tổ hợp tác” ở đâu cả. Có lẽ bạn suy luận từ khoản 1 Điều 144 Bộ luật Dân sự năm 2005: “Người đại diện theo pháp luật có quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”. Nếu đúng là như vậy thì bạn cần chú ý ở đây không dùng cụm từ “có quyền tự xác lập, thực hiện mọi giao dịch…” và khi xác lập, thực hiện giao dịch phải “vì lợi ích của người được đại diện”, tức lợi ích của mọi thành viên trong tổ. Đồng thời, cũng phải xem quy định tại khoản 3 Điều 144 “Người đại diện chỉ được thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện”. Phạm vi này được thể hiện ở mục quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của tổ trưởng tổ hợp tác mà trong hợp đồng hợp tác phải có (và trong Điều lệ hay Quy tắc hoạt động mà tổ hợp tác có thể tự xây dựng).
     
    Báo quản trị |  
  • #10142   29/09/2008

    TRITHONGMINHNHANTAO
    TRITHONGMINHNHANTAO
    Top 500


    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (184)
    Số điểm: 1730
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 11 lần


    Theo khoản 2 – Điều 113  - BLDS quy định giao dịch dân sự do người đại diện của tổ hợp tác xác lập, thực hiện vì mục đích hoạt động cảu tổ hợp tác theo quyết định của đa số tổ viên làm phát sinh quyền, nghĩa vụ cảu tổ hợp tác.

    Khoản 3 – Điều 114 – BLDS quy định việc định đoạt tài sản là tư liệu sản xuất của tổ hợp tác phải được toàn thể tổ viên đồng ý, đối với các loại tài sản khác phải được đa số tổ viên đồng ý.

    Như vậy, rõ ràng là theo nguyên tắc đa số trong tổ hợp tác.Vậy trường hợp nào là tổ trưởng tổ hợp tác tự thực hiện các GDDS vì lợi ích tổ hợp tác mà không cần sự đồng ý của các thành viên trong tổ hợp tác?Nên nhớ rằng tổ hợp tác chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản của tổ nên các thành viên phải có quyền đối với tài sản của tổ hợp tác.
     
    Báo quản trị |  
  • #38461   11/08/2008

    hoadracohp
    hoadracohp

    Sơ sinh

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:11/08/2008
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    người được quyền khai báo, ký trên tờ khai XNK của doanh nghiệp và các văn bản liên quan

    Xin quý luật sư cho biết ngoài giám đốc (Tổng giám đốc) thì những người nào được phép khai báo và ký trên tờ khai XNK?? Những văn bản quy phạm pháp luật có liên quan??
     
    Báo quản trị |  
  • #38462   13/08/2008

    nguyenvanquynh
    nguyenvanquynh

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/08/2008
    Tổng số bài viết (14)
    Số điểm: 50
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 3 lần


    Vấn đề của bạn tôi xin được trả lời như sau:
    Theo quy định của pháp luật. Bộ Luật dân sự, Luật doanh nghiệp, Luật Hải quan.. Và các văn bản pháp luật có liên quan thì.
    Người đại diện theo pháp luật của Doanh nghiệp là người thực hiện các công việc đại diện pháp lý cho doanh nghiệp hoặc uỷ quyền cho người khác thực hiện các công việc của Doanh nghiệp.
    Nếu nhân viên,...trưởng phòng, ban.. thay mặt doanh nghiệp phải có giấy uỷ quyền, hoặc quyết định của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp cử , để thực hiện các công việc nhất định theo phạm vi của giấy uỷ quyền, quyết định.. mới có giá trị pháp lý.
    Bạn có thể tham khảo các văn bản sau đây để thực hiện các công việc của mình cho đúng quy định pháp luật. Nếu có gì ko rõ bạn có thể liên hệ trực tiếp cho tôi theo số điện thoại:0989596743.
    Chúc bạn thực hiện tốt công việc của mình.
    Trân trọng kính chào.
    Luật sư Nguyễn Văn Quynh


    Một số văn bản.

    BỘ TÀI CHÍNH

     

     Số:  30/2008/QĐ-BTC

     

        CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

                         Hà Nội, ngày 21 tháng 05 năm 2008

    QUYẾT ĐỊNH
    Về việc ban hành tờ khai trị giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu
    và hướng dẫn khai báo

     BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH

    Căn cứ Luật Hải quan số 29/2001/QH10 ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan số 42/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005;
    Căn cứ Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005;
    Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 01/07/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
    Căn cứ Nghị định số 40/2007/NĐ-CP ngày 16 tháng 03 năm 2007 của Chính phủ về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
    Căn cứ Thông tư số 40/2008/TT-BTC ngày 21 tháng 05 năm 2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định số 40/2007/NĐ-CP ngày 16 tháng 03 năm 2007 của Chính phủ;

    Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan,

     QUYẾT ĐỊNH:

    Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này tờ khai trị giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu và hướng dẫn khai báo trị giá tính thuế trên tờ khai trị giá.
    Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo, áp dụng cho các tờ khai hàng hóa nhập khẩu đăng ký với cơ quan hải quan./.

    Nơi nhận:

    - Thủ tướng và các Phó Thủ tướng;
    - Văn phòng Chính phủ;
    - Văn phòng TW Đảng;
    - VP Quốc hội, VP Chủ tịch nước;
    - Viện Kiểm sát NDTC, Tòa án NDTC;
    - Kiểm toán Nhà  nước;
    - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
    - UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
    - Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp), Công báo;
    - Website Chính phủ, Bộ Tài chính;
    - Cục Hải quan các tỉnh, liên tỉnh, thành phố;
    - Các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính;

    - Lưu VT, TCHQ (3b).

     KT. BỘ TRƯỞNG
    THỨ TRƯỞNG 

     

      Đỗ Hoàng Anh Tuấn

          

     

     

    BỘ TÀI CHÍNH                       CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

     

     

     

     

    HƯỚNG DẪN
    KHAI BÁO TRỊ GIÁ TÍNH THUẾ TRÊN TỜ KHAI TRỊ GIÁ
    (Ban hành kèm theo Quyết định số 30/2008/QĐ-BTC
    ngày 21 tháng 05 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
    I. QUY ĐỊNH CHUNG.

    1. Đối tượng áp dụng.
    Hàng hoá nhập khẩu thuộc đối tượng xác định trị giá tính thuế theo quy định tại Thông tư hướng dẫn Nghị định số 40/2007/NĐ-CP ngày 16 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ quy định về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải khai báo trị giá tính thuế trên tờ khai trị giá tính thuế hoặc mẫu khai báo trị giá tính thuế (sau đây gọi chung là tờ khai trị giá tính thuế).
    Tờ khai trị giá tính thuế bao gồm các loại sau đây:
    a) Tờ khai trị giá tính thuế hàng hoá nhập khẩu ký hiệu HQ/2008-TGTT và phụ lục tờ khai trị giá tính thuế hàng hoá nhập khẩu ký hiệu HQ/2008-PLTG, áp dụng cho phương pháp trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu.
    b) Các mẫu khai báo trị giá tính thuế.
    - Mẫu PP2 áp dụng cho phương pháp xác định trị giá tính thuế theo trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu giống hệt.
    - Mẫu PP3 áp dụng cho phương pháp xác định trị giá tính thuế theo trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu tương tự.
    - Mẫu PP4 áp dụng cho phương pháp xác định trị giá tính thuế theo trị giá khấu trừ.
    - Mẫu PP5 áp dụng cho phương pháp xác định trị giá tính thuế theo trị giá tính toán.
    - Mẫu PP6 áp dụng cho phương pháp xác định trị giá tính thuế theo phương pháp suy luận.

    2. Quy định về khai báo.
    a) Trị giá tính thuế khai báo trên tờ khai trị giá tính thuế là trị giá tính thuế của  một đơn vị hàng hoá nhập khẩu.
    b) Người khai hải quan có nghĩa vụ kê khai đầy đủ, chính xác các nội dung trong tờ khai trị giá tính thuế hàng hoá nhập khẩu và chịu trách nhiệm pháp lý về các nội dung đã kê khai.
    c) Trường hợp xác định trị giá tính thuế theo phương pháp trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu, người khai hải quan phải khai báo trên Tờ khai trị giá tính thuế hàng hoá nhập khẩu HQ/2008-TGTT và Phụ lục tờ khai trị giá HQ/2008-PLTG.
    d) Trường hợp xác định trị giá tính thuế theo phương pháp khác, người khai hải quan sử dụng mẫu khai báo trị giá tính thuế phù hợp theo từng phương pháp để khai báo. Người khai hải quan có thể tự thiết kế mẫu khai báo trị giá tính thuế cho phù hợp với hồ sơ nhập khẩu nhưng phải đảm bảo đầy đủ các nội dung được quy định trong mẫu khai báo trị giá tính thuế đó.
    đ) Để đảm bảo tính thống nhất giữa tờ khai trị giá với tờ khai hàng hoá nhập khẩu (HQ/2002-NK), các mặt hàng khai báo trên tờ khai HQ/2002-NK phải được đánh số liên tục.
    Ví dụ: Phụ lục 1 tờ khai HQ/2002-NK: số thứ tự các mặt hàng: 1 - 9; Phụ lục 2 tờ khai HQ/2002-NK: số thứ tự phải đánh tiếp theo là 10.

    3. Tính pháp lý của tờ khai trị giá
    a) Tờ khai trị giá là bộ phận không tách rời của tờ khai hàng hoá nhập khẩu (HQ/2002-NK) và được nộp kèm theo tờ khai HQ/2002-NK khi làm thủ tục hải quan.
    b) Tờ khai trị giá phải lập thành 02 bản, một bản lưu cơ quan hải quan, một bản lưu chủ hàng.
    c) Tờ khai trị giá được lưu trữ cùng với tờ khai hàng hoá nhập khẩu theo quy định của pháp luật.
    II. HƯỚNG DẪN KHAI BÁO TRÊN TỜ KHAI TRỊ GIÁ TÍNH THUẾ HÀNG HÓA NHẬP KHẨU HQ/2008-TGTT VÀ PHỤ LỤC TỜ KHAI TRỊ GIÁ HQ/2008-PLTG.
    1. Hình thức, kích thước tờ khai trị giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu
    a) Tờ khai trị giá được in trên 2 mặt giấy khổ A4, chữ đen, nền màu vàng có biểu tượng hải quan in chìm.
    b) Ngôn ngữ sử dụng: tiếng Việt.
    2. Kết cấu tờ khai trị giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu
    a) Mặt trước của tờ khai:
    Phần tiêu đề của tờ khai trị giá (Kèm theo tờ khai hàng hoá nhập khẩu HQ/2002-NK số……/NK/…../…..ngày…../…./200..), dành riêng cho công chức hải quan ghi chép.
    Tiêu thức 1 đến tiêu thức 24 là phần khai báo của người khai hải quan.
    b) Mặt sau của tờ khai:
    - Từ tiêu thức 6 đến tiêu thức 25 là phần khai báo của người khai hải quan.
    - Tiêu thức 26, tiêu thức 27 dành riêng cho công chức hải quan ghi chép.
    3. Hướng dẫn khai báo tờ khai trị giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu.
    - Tờ khai trị giá được sử dụng để khai báo cho tối đa 08 mặt hàng. Các mặt hàng có các tiêu thức từ tiêu thức 1 đến tiêu thức 5 giống nhau được khai báo trên cùng một tờ khai trị giá. Nếu trong lô hàng nhập khẩu có nhiều mặt hàng có các tiêu thức từ tiêu thức 1 đến tiêu thức 5 không giống nhau thì phải khai báo trên nhiều tờ khai trị giá.
    - Trường hợp hàng hoá nhập khẩu có trên 08 mặt hàng:
    + Người khai hải quan tự lập phụ lục tờ khai trị giá, đảm bảo đầy đủ các nội dung quy định tại mẫu HQ/2008-PLTG.
    + Trên tờ khai trị giá HQ/2008-TGTT: người khai hải quan không khai báo các tiêu thức từ tiêu thức 6 đến tiêu thức 24, các tiêu thức còn lại khai báo như hướng dẫn.
    - Nguyên tắc phân bổ để kê khai:
    Trường hợp có các chi phí liên quan đến nhiều mặt hàng khác nhau nhưng các chứng từ liên quan không quy định cụ thể chi phí cho từng mặt hàng thì người khai hải quan phân bổ các chi phí đó theo tỷ lệ trị giá của từng mặt hàng trên tổng trị giá của lô hàng, trừ các khoản chi phí vận tải, bảo hiểm đã được quy định cách phân bổ tại Thông tư hướng dẫn Nghị định số 40/2007/NĐ-CP ngày 16 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ quy định về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
    - Phần khai báo trên tờ khai:
    PHẦN KHAI BÁO CỦA NGƯỜI KHAI HẢI QUAN

    Tờ số ... /...tờ

    (Phụ lục số../..tờ)

    Ghi số thứ tự từng tờ khai trị giá (phụ lục tờ khai trị giá)/ tổng số tờ khai trị giá (phụ lục tờ khai trị giá).

    Ví dụ: Lô hàng nhập khẩu có 13 mặt hàng và khai báo trên 03 tờ khai trị giá: Tờ số ..1../..3..tờ; Tờ số ..2../..3..tờ; Tờ số ..3../..3..tờ.

    Số lượng phụ lục tờ khai trị giá

    Ghi số lượng phụ lục tờ khai trị giá đi kèm mỗi tờ khai trị giá.

     

    Tiêu thức 1

    Ghi ngày phát hành vận đơn.

     ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG TRỊ GIÁ GIAO DỊCH

    Tiêu thức 2

    Khai báo CÓ nếu người mua có đầy đủ quyền định đoạt, quyền sử dụng hàng hoá sau khi nhập khẩu.

    Khai báo KHÔNG nếu người mua không có đầy đủ quyền định đoạt, quyền sử dụng hàng hoá sau khi nhập khẩu.

    Tiêu thức 3

    Khai báo CÓ nếu việc bán hàng hay giá cả hàng hoá có phụ thuộc vào một số điều kiện dẫn đến việc không xác định được trị giá của hàng hoá cần xác định trị giá tính thuế.

    Ví dụ: Vở và bút được đóng gói chung để bán lẻ. Người mua và người bán thoả thuận đơn giá cho từng gói hàng để bán lẻ, vì vậy không thể xác định được đơn giá của từng mặt hàng bút, vở.

    Khai báo KHÔNG nếu việc bán hàng hay giá cả của hàng hoá không phụ thuộc vào bất kỳ điều kiện nào.

    Tiêu thức 4

    Khai báo CÓ nếu sau khi bán lại, chuyển nhượng hoặc sử dụng hàng hoá người mua phải trả thêm khoản tiền từ số tiền thu được do việc định đoạt hàng hoá nhập khẩu mang lại.

    Nếu trên đây đã khai báo CÓ thì khai báo tiếp khoản tiền đó có phải là khoản tiền nêu tại tiêu thức 15 hay không:

    Khai báo KHÔNG, người khai hải quan sử dụng phương pháp khác để xác định trị giá tính thuế.

    Khai báo CÓ, người khai hải quan tiếp tục khai báo trên tờ khai này.

    Tiêu thức 5

    Khai báo CÓ nếu mối quan hệ đặc biệt giữa người mua và người bán thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 12 Điều 2 Nghị định 40/2007/NĐ-CP.

    Khai báo mối quan hệ đó có ảnh hưởng đến trị giá giao dịch hay không.

    Khai báo KHÔNG nếu mối quan hệ giữa người mua và người bán không thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 12 Điều 2 Nghị định 40/2007/NĐ-CP.

    Trường hợp mối quan hệ đặc biệt ảnh hưởng đến giá cả, người khai hải quan sử dụng phương pháp tiếp theo để xác định trị giá tính thuế.

     PHẦN XÁC ĐỊNH TRỊ GIÁ TÍNH THUẾ 

    Tiêu thức 6

    Không khai báo chi tiết tên hàng mà chỉ ghi số thứ tự của từng mặt hàng theo số thứ tự đã khai báo tại tiêu thức 17 tờ khai hàng hoá nhập khẩu (HQ/2002-NK) hoặc phụ lục tờ khai hàng hoá nhập khẩu.

       I. TRỊ GIÁ GIAO DỊCH

    Tiêu thức 7

    Khai báo đơn giá nguyên tệ.

    Ví dụ 1: Hoá đơn thương mại thể hiện:

    - Giá hoá đơn: 1000 USD/bộ CIF Hà nội, khai báo tại tiêu thức 7.

    - Phí giấy phép: 20 USD/bộ, khai báo tại tiêu thức 14.

    Ví dụ 2: Hoá đơn thương mại thể hiện

    -  Giá hoá đơn: 1000 USD/ bộ FOB Hà nội, khai báo tại tiêu thức 7

    -  Chi phí vận chuyển (F) 100 USD/ bộ, khai báo tại tiêu thức 16.

    -  Chi phí bảo hiểm (I) 7 USD/bộ, khai báo tại tiêu thức 17.

    * Trong ví dụ 1 giá ghi trên hoá đơn thương mại bao gồm cả phí vận chuyển, phí bảo hiểm thì không cần tách riêng các chi phí này ra để khai báo vào các tiêu thức 16 và tiêu thức 17.

    Tiêu thức 8

    - Khai báo các khoản thanh toán gián tiếp quy định tại điểm c khoản 2 Mục I Phần II Thông tư hướng dẫn Nghị định số 40/2007/NĐ-CP ngày 16 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ quy định về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu nếu như chúng chưa bao gồm trong giá mua ghi trên hoá đơn thương mại (tiêu thức 7).

    - Trường hợp việc mua bán hàng hoá hay giá cả của hàng hoá phụ thuộc vào một hay một số điều kiện đã khai báo tại tiêu thức 3, nhưng người mua có tài liệu khách quan, hợp lệ để xác định mức ảnh hưởng bằng tiền của sự phụ thuộc đó, thì người khai hải quan khai báo khoản tiền được giảm do sự ảnh hưởng đó tại tiêu thức này.

     

    Ví dụ: Người xuất khẩu thoả thuận bán cho người nhập khẩu hàng hoá A với mức giá giảm 1.000 USD/tổng trị giá lô hàng nếu người nhập khẩu chấp nhận mua kèm hàng hoá B, 1000 USD sẽ phải khai báo tại tiêu thức 8 tương ứng với hàng hoá A, sau khi đã phân bổ đều cho lượng hàng hoá nhập khẩu A.

    Tiêu thức 9

    Khai báo các khoản trả trước, ứng trước, đặt cọc liên quan đến việc mua hàng hoá nhập khẩu, nếu chúng chưa bao gồm trong giá mua ghi trên hoá đơn thương mại (tiêu thức 7).

    II.  CÁC KHOẢN PHẢI CỘNG

    Tiêu thức 10 đến tiêu thức 17

    Người khai hải quan đối chiếu với quy định tại khoản 1, khoản 2 Mục VII Phần II Thông tư hướng dẫn Nghị định số 40/2007/NĐ-CP ngày 16 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ quy định về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để kê khai.

    Chỉ khai báo các khoản điều chỉnh cộng do người mua phải trả, liên quan đến hàng hoá nhập khẩu và chúng chưa bao gồm trong giá mua ghi trên hoá đơn (tiêu thức 7).

    Tiêu thức 14

    Trường hợp tại thời điểm kê khai hải quan không xác định được tiền bản quyền, phí giấy phép để kê khai thì ghi vào ô tương ứng "Khai báo sau".

    III.  CÁC KHOẢN ĐƯỢC TRỪ

    Tiêu thức 18 đến tiêu thức 22

    Người khai hải quan đối chiếu với quy định tại khoản 1, khoản 3 Mục VII Phần II Thông tư hướng dẫn Nghị định số 40/2007/NĐ-CP ngày 16 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ quy định về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để kê khai.

    Chỉ khai báo các khoản điều chỉnh trừ nếu chúng đã bao gồm trong trị giá giao dịch (tiêu thức 7, tiêu thức 8, tiêu thức 9).

    Tiêu thức 22

    Khoản giảm giá được phép khấu trừ phải được thực hiện trước khi xếp hàng lên phương tiện vận chuyển ở nước xuất khẩu hàng hoá và được lập thành văn bản nộp cùng với tờ khai hải quan hàng hoá nhập khẩu.

    Người khai hải quan có trách nhiệm khai báo khoản giảm giá trên tờ khai trị giá.

    Tiêu thức 23

    Được xác định bằng tổng các tiêu thức từ 7 đến 17 và trừ đi các tiêu thức từ 18 đến 22.

    Tiêu thức 24

    Trị giá tính thuế của một đơn vị hàng hoá bằng đơn vị tiền Việt Nam được xác định bằng phép nhân giữa tiêu thức 23 trên tờ khai trị giá và tỷ giá tính thuế tại tiêu thức 15 tờ khai  HQ/2002-NK.

    Tiêu thức 25

    Người khai hải quan ghi rõ ngày, tháng, năm khai báo; ký và ghi rõ họ tên, chức danh, đóng dấu đơn vị.

    PHẦN DÀNH CHO CÔNG CHỨC HẢI QUAN  

    Tiêu đề của tờ khai trị giá

    Công chức hải quan tiếp nhận, đăng ký tờ khai trị giá ghi số, ngày đăng ký tờ khai hàng hoá nhập khẩu (HQ/2002-NK) của lô hàng đang được khai báo trị giá.

    Tiêu thức 26

    Công chức hải quan tiếp nhận tờ khai trị giá ghi chép các thông tin liên quan đến việc xác định trị giá vào bản lưu tại cơ quan hải quan để chuyển đến các khâu nghiệp vụ sau và ký, ghi rõ họ tên.

    Bản trả cho người khai hải quan, công chức hải quan tiếp nhận tờ khai trị giá chỉ ký và ghi rõ họ tên.

    * Trường hợp người khai hải quan khai báo trên phụ lục tờ khai trị giá, công chức hải quan tiếp nhận tờ khai trị giá vẫn ghi chép đầy đủ vào tiêu thức này.

    Tiêu thức 27

    Công chức hải quan kiểm tra, xác định trị giá tính thuế ghi chép ý kiến về nội dung xác định trị giá tính thuế của người khai hải quan và ký, ghi rõ họ tên vào bản lưu tại cơ quan Hải quan, không ghi vào bản trả cho người khai hải quan.

    - Chấp nhận kết quả xác định trị giá tính thuế.

    - Không chấp nhận trị giá khai báo, xác định lại trị giá tính thuế, ghi rõ phương pháp được sử dụng.

    - Yêu cầu tham vấn.

    - Yêu cầu kiểm tra sau thông quan, lý do.

    - Các nội dung phải tiếp tục kiểm tra.

    -  Ghi chép nghiệp vụ khác.

    * Trường hợp người khai hải quan khai báo trên phụ lục tờ khai trị giá, công chức hải quan kiểm tra, xác định trị giá tính thuế vẫn ghi chép đầy đủ vào tiêu thức này.

     

     

     

    III. HƯỚNG DẪN KHAI BÁO TRÊN CÁC MẪU PP2, PP3, PP4, PP5, PP6
    a) Phần dành cho công chức hải quan
    - Gồm các tiêu thức:
    + Tiêu đề của tờ khai trị giá: Kèm theo tờ khai hàng hoá nhập khẩu số.....ngày....tháng... năm...
    + Ghi chép của công chức hải quan tiếp nhận tờ khai trị giá ký, ghi rõ họ tên.
    + Ghi chép của công chức hải quan kiểm tra, xác định trị giá tính thuế.
    - Công chức hải quan căn cứ hướng dẫn khai báo tại điểm a hướng dẫn này (Phần dành cho công chức hải quan) để ghi chép.
    b) Phần dành cho người khai hải quan
    b.1) Khai báo trên mẫu PP2 (phương pháp trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu giống hệt), mẫu PP3 (phương pháp trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu tương tự):
    - Tờ số.../...tờ: Người khai hải quan ghi số thứ tự của từng tờ khai trị giá/tổng số tờ khai trị giá.
    - Tên hàng hoá cần xác định trị giá tính thuế: Người khai hải quan ghi rõ tên hàng, quy cách, phẩm chất của hàng hoá theo hợp đồng thương mại.
    - Tên hàng hoá nhập khẩu giống hệt/Tên hàng hoá nhập khẩu tương tự: người khai hải quan khai báo theo kết quả kiểm hoá của hàng hoá nhập khẩu giống hệt/hàng hoá nhập khẩu tương tự.
    - Ngày xuất khẩu: Ghi ngày phát hành vận đơn của lô hàng đó.
    - Xác định trị giá tính thuế và giải trình: Người khai hải quan căn cứ mục II, mục III Phần II Thông tư hướng dẫn Nghị định số 40/2007/NĐ-CP ngày 16 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ quy định về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để khai báo và xác định trị giá tính thuế nguyên tệ của mặt hàng đang cần xác định trị giá.
    - Các khoản điều chỉnh:
    Trong trường hợp hàng hoá nhập khẩu giống hệt/hàng hoá nhập khẩu tương tự không có cùng điều kiện mua bán với lô hàng đang xác định trị giá tính thuế thì người khai hải quan phải xác định từng khoản điều chỉnh tương ứng, nếu là điều chỉnh tăng thì đánh dấu cộng (+), nếu là điều chỉnh giảm thì đánh dấu trừ (-) trước khoản điều chỉnh đó và ghi vào cột “nguyên tệ”.
    - Giải trình các khoản điều chỉnh: Người khai hải quan giải trình cụ thể cách xác định từng khoản điều chỉnh.
    - Chứng từ kèm theo: 
    + Liệt kê các chứng từ quy định tại Thông tư hướng dẫn Nghị định số 40/2007/NĐ-CP ngày 16 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ quy định về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
    + Ghi các số liệu, chứng từ đã sử dụng để xác định các khoản điều chỉnh.
    - Phần cam đoan của người khai hải quan: Người khai hải quan ghi ngày, tháng, năm khai báo và ký xác nhận, ghi rõ họ tên, chức danh, đóng dấu đơn vị trên tờ khai trị giá.
    b.2) Khai báo trên mẫu PP4 (phương pháp trị giá khấu trừ)
    - Tờ số.../...tờ: Người khai hải quan ghi số thứ tự của từng tờ khai trị giá/ tổng số tờ khai trị giá.
    - Tên hàng hoá cần xác định trị giá tính thuế: Người khai hải quan ghi rõ tên hàng, quy cách, phẩm chất của hàng hoá theo hợp đồng thương mại.
    - Tên hàng hoá nhập khẩu đã bán lại trong nước được lựa chọn để khấu trừ: người khai hải quan khai báo theo kết quả kiểm hoá.
    - Xác định trị giá tính thuế và giải trình:
    + Đơn giá bán trên thị trường Việt Nam:
    Trường hợp đơn giá bán được lựa chọn để khấu trừ được tính trên đơn vị hàng hoá khác với đơn vị hàng hoá của lô hàng nhập khẩu đang xác định trị giá tính thuế thì phải điều chỉnh đơn giá phù hợp với đơn vị hàng hoá của lô hàng đang xác định trị giá tính thuế trước khi tiến hành khấu trừ.
    +  Các khoản được khấu trừ tính trên một đơn vị hàng hoá: Người khai hải quan đối chiếu với quy định tại khoản 3 Mục IV Phần II Thông tư hướng dẫn Nghị định số 40/2007/NĐ-CP ngày 16 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ quy định về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để khai báo.
    Riêng đối với “Khoản lợi nhuận và chi phí quản lý chung” người khai hải quan phải tính toán tỷ lệ phần trăm so với đơn giá bán và khai báo vào cột “tỷ lệ phần trăm so với giá bán”.
    - Giải trình các khoản được khấu trừ: Người khai hải quan ghi rõ:
    + Căn cứ tính toán (nguồn số liệu,…).
    + Phương pháp tính toán số học.
    - Chứng từ kèm theo:
    Người khai hải quan kê khai tên các loại chứng từ đã sử dụng để xác định trị giá tính thuế và được nộp cùng tờ khai trị giá tính thuế.
    - Phần cam đoan của người khai hải quan: Người khai hải quan ghi ngày/tháng/năm khai báo và ký xác nhận, ghi rõ họ tên, chức danh, đóng dấu đơn vị trên tờ khai trị giá.
    b.3) Khai báo trên mẫu PP5 (phương pháp trị giá tính toán)
    - Tờ số.../...tờ: Người khai hải quan ghi số thứ tự của từng tờ khai trị giá/ tổng số tờ khai trị giá.
    - Tên hàng hoá cần xác định trị giá tính thuế: Người khai hải quan ghi rõ tên hàng, quy cách, phẩm chất của hàng hoá theo hợp đồng thương mại.
    - Tên, địa chỉ đơn vị cung cấp số liệu về chi phí sản xuất: Người khai hải quan khai báo rõ tên, địa chỉ của người sản xuất hay đại diện của người sản xuất, đã cung cấp  thông tin để xác định trị giá tính toán
    - Xác định trị giá tính thuế và giải trình:
    Người khai hải quan căn cứ các quy định tại Mục V Phần II Thông tư hướng dẫn Nghị định số 40/2007/NĐ-CP ngày 16 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ quy định về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để khai báo.
    - Phương pháp kế toán đã áp dụng và chứng từ đã sử dụng: Người khai hải quan khai báo rõ phương pháp kế toán, chứng từ, tài liệu đã sử dụng để xác định trị giá tính toán. 
    - Phần cam đoan của người khai hải quan: Người khai hải quan ghi ngày/tháng/năm khai báo và ký xác nhận, ghi rõ họ tên, chức danh, đóng dấu đơn vị trên tờ khai trị giá.
    b.4) Khai báo trên mẫu PP6 (phương pháp suy luận)
    - Tờ số.../...tờ: Người khai hải quan ghi số thứ tự của từng tờ khai trị giá/ tổng số tờ khai trị giá.
    - Tên hàng hoá cần xác định trị giá tính thuế: Người khai hải quan ghi rõ tên hàng, quy cách, phẩm chất của hàng hoá theo hợp đồng thương mại.
    - Các thông tin được sử dụng để xác định trị giá tính thuế: Khai báo chi tiết nguồn thông tin được khai thác để xác định trị giá tính thuế (số ngày đăng ký tờ khai hàng hoá nhập khẩu giống hệt/tương tự;  số, ngày hoá đơn bán lại hàng hoá nhập khẩu trên thị trường Việt Nam; thông tin thu được từ người sản xuất;…).
    -  Xác định trị giá tính thuế: Người khai hải quan căn cứ quy định tại Mục VI Phần II Thông tư hướng dẫn Nghị định số 40/2007/NĐ-CP ngày 16 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ quy định về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để khai báo cách xác định trị giá tính thuế.
    - Giải trình: Người khai hải quan giải trình cụ thể về cách thức xác định trị giá tính thuế.

    TỔNG CỤC HẢI QUAN
    ******

    CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    ********

    Số: 928/2006/QĐ-TCHQ

    Hà Nội, ngày 25 tháng 05 năm 2006 

     

    QUYẾT ĐỊNH

    VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU TẠI CHỖ

    TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC HẢI QUAN

    Căn cứ Luật Hải quan số 29/2001/QH10 ngày 29/6/2001; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan số 42/2005/QH11 ngày 14/6/2005;
    Căn cứ Nghị định số 96/2002/NĐ-CP ngày 19/11/2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan;
    Căn cứ Nghị định số 154/2005/NĐ-QP ngày 15/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan;
    Căn cứ Thông tư số 112/2005/TT-BTC ngày 15/12/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan;
    Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giám sát quản lý về Hải quan,

    QUYẾT ĐỊNH

    Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ và các biểu mẫu kèm theo gồm:

    - Sơ đồ tổng quát thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ;

    - Hướng dẫn khai trên mẫu tờ khai hàng há xuất khẩu - nhập khẩu tại chỗ, ký hiệu HQ/2002-TC;

    - Thông báo về việc hoàn thành thủ tục nhập khẩu tại chỗ (Mẫu MB/2006).

    Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/6/2006.

    Điều 3. Cục trưởng Cục Hải quan các tỉnh, thành phố; Thủ trưởng các đơn vị thuộc cơ quan Tổng cục Hâi quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

     


    Nơi nhận:
    - Như Điều 3;
    - Bộ Tài chính (để b/c);
    - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Cục Thuế các tỉnh, thành phố (để phối hợp);
    - Lưu VT, GSQL (10).

    KT.TỔNG CỤC TRƯỞNG
    PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG




    Đặng Thị Bình An

     

    QUY TRÌNH

    THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU TẠI CHỖ
    ( Ban hành kèm theo Quyết định số 928 /QĐ-TCHQ ngày 25/05 /2006 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan)

    I. QUY ĐỊNH CHUNG

    1- Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ áp dụng trong Quy trình này là hàng hoá do thương nhân Việt Nam (bao gồm cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; doanh nghiệp chế xuất) xuất khẩu cho thương nhân nước ngoài nhưng theo chỉ định của thương nhân nước ngoài hàng hoá đó được giao tại Việt Nam cho thương nhân Việt Nam khác.

    Người xuất khẩu tại chỗ (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp xuất khẩu): Là người được thương nhân nước ngoài chỉ định giao hàng tại Việt Nam.

    Người nhập khẩu tại chỗ (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp nhập khẩu): là người mua hàng của thương nhân nước ngoài nhưng được thương nhân nước ngoài chỉ định nhận hàng tại Việt Nam từ người xuất khẩu tại chỗ.

    2- Hàng hoá được làm thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ theo quy trình này gồm:

    a- Hàng hoá do doanh nghiệp xuất khẩu sản xuất bán cho thương nhân nước ngoài nhưng giao hàng cho doanh nghiệp khác tại Việt Nam (theo chỉ định của thương nhân nước ngoài) để làm nguyên liệu sản xuất hàng hoá xuất khẩu (kể cả làm nguyên liệu để gia công cho thương nhân nước ngoài);

    b- Hàng hoá được làm thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Thương mại;

    c- Sản phẩm gia công được nhập khẩu tại chỗ để làm nguyên liệu sản xuất;

    d- Các trường hợp khác được Bộ Thương mại có văn bản cho phép thực hiện theo hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ.

    3- Quy trình này chỉ quy định trình tự các bước thực hiện khi tiến hành làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất, nhập khẩu tại chỗ. Hồ sơ hải quan và các quy định khác về xuất, nhập khẩu tại chỗ được quy định tại Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ, Thông tư số 112/2005/TT-BTC ngày 15/12/2005 của Bộ Tài chính và các văn bản khác có liên quan. Vì vậy, khi làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ phải kết hợp Quy trình này với các văn bản nêu trên. Việc kiểm tra thực tế hàng hoá không áp dụng theo Lệnh hình thức, mức độ kiểm tra hải quan; những trường hợp phải kiểm tra thực tế hàng hoá được quy định tại bước 2, mục II Quy trình này, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan làm thủ tục nhập khẩu tại chỗ quyết định cụ thể lô hàng nào phải kiểm tra.

    4- Tờ khai hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ sử dụng mẫu HQ/2002- TC.

    5- Thủ tục hải quan xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ được thực hiện tại một Chi cục Hải quan thuận tiện nhất do doanh nghiệp lựa chọn, trừ các trường hợp sau:

    a- Sản phẩm gia công nhập khẩu tại chỗ để làm nguyên liệu sản xuất sản phẩm tiêu thụ nội địa thì thủ tục hải quan xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ thực hiện tại Chi cục Hải quan quản lý hợp đồng gia công có sản phẩm xuất khẩu tại chỗ;

    b- Sản phẩm (trừ sản phẩm gia công) nhập khẩu tại chỗ để làm nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu thì thủ tục hải quan xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ thực hiện tại Chi cục Hải quan quản lý hợp đồng nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu.

    c- Sản phẩm gia công nhập khẩu tại chỗ để làm nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu, nếu hợp đồng gia công và hợp đồng nhập khẩu nguyên liệu để sản hàng xuất khẩu do cùng một Chi cục Hải quan quản lý thì thủ tục hải quan xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ thực hiện tại Chi cục Hải quan này; trường hợp 02 hợp đồng do 02 Chi cục Hải quan quản lý thì thủ tục xuất khẩu tại chỗ thực hiện tại Chi cục Hải quan quản lý hợp đồng gia công, thủ tục nhập khẩu tại chỗ thực hiện tại Chi cục Hải quan quản lý hợp đồng nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu.

    II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ

    Bước 1 : Doanh nghiệp xuất khẩu khai hải quan:

    - Trên cơ sở hợp đồng ký với thương nhân nước ngoài có chỉ định giao hàng tại Việt Nam, kê khai đầy đủ các tiêu chí giành cho doanh nghiệp xuất khẩu trên cả 04 tờ khai. Giám đốc doanh nghiệp hoặc người được giám đốc doanh nghiệp uỷ quyền ký tên, đóng dấu;

    - Giao 04 tờ khai hải quan và hoá đơn giá trị gia tăng (liên giao khách hàng) cho doanh nghiệp nhập khẩu.

    Bước 2 : Làm thủ tục nhập khẩu tại chỗ:

    a- Doanh nghiệp nhập khẩu:

    - Sau khi đã nhận đủ 04 tờ khai hải quan (đã được doanh nghiệp xuất khẩu kê khai, xác nhận, ký, đóng dấu) và hoá đơn giá trị gia tăng (liên giao khách hàng) trên hoá đơn này ghi rõ tên thương nhân nước ngoài, tên doanh nghiệp nhập khẩu, địa điểm giao hàng tại Việt Nam, doanh nghiệp nhập khẩu khai đầy đủ các tiêu chí giành cho doanh nghiệp này trên cả 04 tờ khai hải quan;

    - Nộp hồ sơ hải quan và mẫu hàng hoá nhập khẩu tại chỗ (đối với hàng nhập khẩu tại chỗ làm nguyên liệu để gia công, sản xuất xuất khẩu) cho Chi cục Hải quan nơi doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu để đăng ký làm thủ tục nhập khẩu tại chỗ theo quy định, phù hợp với từng loại hình (ví dụ: nếu hàng nhập khẩu tại chỗ để làm nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu thì làm thủ tục nhập khẩu theo loại hình sản xuất xuất khẩu; nếu hàng nhập khẩu tại chỗ để làm nguyên liệu gia công thì làm thủ tục theo loại hình gia công);

    - Sau khi làm xong thủ tục nhập khẩu tại chỗ, doanh nghiệp nhập khẩu lưu 01 tờ khai; 02 tờ khai còn lại chuyển cho doanh nghiệp xuất khẩu.

    b- Hải quan làm thủ tục nhập khẩu tại chỗ:

    - Tiếp nhận 04 tờ khai xuất khẩu - nhập khẩu tại chỗ và các chứng từ khác của hồ sơ hải quan nhập khẩu tại chỗ; tiến hành các bước đăng ký tờ khai theo quy định phù hợp với từng loại hình, kiểm tra tính thuế (đối với hàng có thuế) theo quy định hiện hành đối với hàng nhập khẩu. Trị giá tính thuế hàng nhập khẩu tại chỗ là giá bán thực tế ghi trên hoá đơn thương mại của thương nhân nước ngoài phát hành cho doanh nghiệp nhập khẩu tại chỗ ở Việt nam. Niêm phong mẫu (nếu có) giao doanh nghiệp tự bảo quản để xuất trình cho cơ quan Hải quan khi có yêu cầu.

    - Tiến hành kiểm tra hàng hoá hoặc chứng từ nhập kho hàng hoá của doanh nghiệp nhập khẩu khi có nghi vấn việc giao nhận hàng hoá không đúng khai báo, giao nhận khống. Lập biên bản kiểm tra; tiến hành xử lý theo quy định pháp luật nếu phát hiện doanh nghiệp vi phạm.

    - Xác nhận đã làm thủ tục hải quan, ký tên và đóng dấu công chức vào cả 04 tờ khai.

    - Lưu 01 tờ khai và chứng từ doanh nghiệp phải nộp, trả lại cho doanh nghiệp nhập khẩu 03 tờ khai và các chứng từ doanh nghiệp xuất trình.

    - Có văn bản thông báo cho Cục thuế địa phương nơi theo dõi thuế của doanh nghiệp nhập khẩu tại chỗ biết để theo dõi (mẫu TB/2006 kèm theo) hoặc thông báo gửi qua mạng máy tính nếu giữa Chi cục Hải quan làm thủ tục nhập khẩu và Cục Thuế địa phương đã nối mạng.

    Bước 3: Làm thủ tục xuất khẩu tại chỗ:

    a- Doanh nghiệp xuất khẩu:

    Sau khi nhận được 02 tờ khai xuất khẩu - nhập khẩu tại chỗ đã có đủ khai báo, chữ ký, đóng dấu của doanh nghiệp nhập khẩu và Hải quan làm thủ tục nhập khẩu, doanh nghiệp xuất khẩu nộp hồ sơ hải quan cho Chi cục Hải quan làm thủ tục xuất khẩu cho doanh nghiệp để làm thủ tục xuất khẩu tại chỗ.

    b- Hải quan làm thủ tục xuất khẩu tại chỗ:

    - Tiếp nhận 02 tờ khai hải quan (đã có đầy đủ khai báo, xác nhận, ký tên, đóng dấu của doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp nhập khẩu và Hải quan làm thủ tục nhập khẩu tại chỗ) và các chứng từ khác của hồ sơ hải quan xuất khẩu tại chỗ.

    - Tiến hành các bước đăng ký tờ khai theo quy định, phù hợp từng loại hình xuất khẩu, nhập khẩu, kiểm tra tính thuế (nếu có). Xác nhận hoàn thành thủ tục hải quan, ký, đóng dấu công chức vào tờ khai hải quan .

    - Lưu 01 tờ khai cùng các chứng từ doanh nghiệp nộp, trả doanh nghiệp 01 tờ khai và các chứng từ do doanh nghiệp xuất trình./.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenvanquynh vì bài viết hữu ích
    phucgia (17/01/2013)
  • #16046   18/11/2008

    ngoikhoc_trencat
    ngoikhoc_trencat

    Sơ sinh

    Sơn La, Việt Nam
    Tham gia:15/11/2008
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    điều lệ công ty quy định có trái luật?

    em có 1 câu hỏi như thế này ạ.
    công ty TNHH D có 3 thành viên. trong điều lệ công ty quy định" tất cả các thành viên là người đại diện theo pháp luật của công ty và có quyền nhân danh công ty tham gia ký kết các hợp đồng". 
    điều lệ công ty quy định như vậy có trái luật không và hậu quả pháp lý?
     
    Báo quản trị |  
  • #16047   18/11/2008

    nguyenthiloi
    nguyenthiloi

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/12/2007
    Tổng số bài viết (42)
    Số điểm: 175
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Điều lệ công ty quy định trái luật thì không được áp dụng

    Theo Luật doanh nghiệp 2005 cty TNHH 2 thành viên trở lên thì Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty theo quy định tại Điều lệ công ty, giám đốc hoặc tổng giám đốc có quyền ký kết các hợp đồng nhân danh công ty trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của chủ tịch HĐTV vì vậy đại diện theo pháp luật cho cty D như bạn nói là chỉ có 1 người duy nhất trừ trường hợp được ủy quyền.Nếu điệu lệ cty quy định sai thì phải áp dụng luật.

     
    Báo quản trị |  
  • #26230   20/03/2009

    htvmetal
    htvmetal

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/03/2009
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 75
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Cho thuê bằng Đại học

    Xin hỏi Quý Luật sư: Tôi có cho một Công ty kinh doanh bảo vệ, vệ sỹ thuê bằng Đại học và là người đại diện pháo luật của Công ty (ngành nghề kinh doanh có điều kiện). Vì lý do công việc, nên Phòng hành chính đã tự khắc dấu tên của Tôi để đóng trên hóa đơn GTGT, đóng trên hợp đồng lao động, hợp đồng dịch vụ . . . Xin hỏi: Phòng hành chính làm như vậy có hợp pháp không? và nếu có xảy ra tranh chấp thì bản thân Tôi có bị ảnh hưởng gì không? Xin cảm ơn Quý Luật sư!
     
    Báo quản trị |  
  • #26231   20/03/2009

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14965)
    Số điểm: 100044
    Cảm ơn: 3494
    Được cảm ơn 5361 lần
    SMod

    Theo Luật doanh nghiệp thì bạn là người đại diện theo pháp luật nghĩa là Chủ tịch hoặc Giám đốc công ty. Như vậy bạn là sếp và có toàn quyền cho phép hoặc không cho phép phòng hành chính làm con dấu.

    Nếu con dấu này đóng lên những giấy tờ khác nhau mà bạn không kiểm soát được thì khả năng bạn phải chịu trách nhiệm vì những việc bạn không làm là hoàn toàn có thể xảy ra. Vì vậy tôi khuyên bạn nên cân nhắc lại việc cho thuê bằng cấp của mình.


     
    Báo quản trị |  
  • #44722   03/02/2010

    baongoc_ngan06
    baongoc_ngan06

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:31/01/2010
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 55
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    người đại diện theo pháp luật bị khởi tố

    Kính nhờ các anh chị luật sư tư vấn giúp!
    Đối với Công ty TNHH có 03 thành viên, người đại diện theo pháp luật của Công ty bị khởi tố, đang trong quá trình điều tra nhưng vẫn được tại ngoại. Nay Công ty làm thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật. Việc người đó vấn được dự họp, biểu quyết và ký các văn bản giấy tờ liên quan đến thay đổi người đại diện có vi phạm gì không?

     
    Báo quản trị |  
  • #44723   03/02/2010

    lengalawyer
    lengalawyer
    Top 500
    Female
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (231)
    Số điểm: 1454
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 34 lần


    #ccc" align="justify">Về vấn đề bạn quan tâm, xin được tư vấn như sau:

    #ccc" align="justify">Điều 12 Nghị định 139/2007/NĐ-CP quy định:

    #ccc" align="justify">“1. Trường hợp cá nhân là thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn tù hoặc bị Tòa án tước quyền hành nghề vì phạm các tội buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép, trốn thuế, lừa dối khách hàng và các tội khác theo quy định của pháp luật, thì thành viên đó ủy quyền cho người khác tham gia Hội đồng thành viên quản lý công ty.

    #ccc" align="justify"> 2. Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên, nếu có thành viên là cá nhân làm người đại diện theo pháp luật của công ty bị tạm giữ, tạm giam, trốn khỏi nơi cư trú, bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị Tòa án tước quyền hành nghề vì phạm các tội buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép, trốn thuế, lừa dối khách hàng và các tội khác theo quy định của pháp luật thì thành viên còn lại đương nhiên làm người đại diện theo pháp luật của công ty cho đến khi có quyết định mới của Hội đồng thành viên”.

    #ccc" align="justify">Như vậy, một thành viên/đại diện theo pháp luật của công ty nếu không thuộc các trường hợp quy định trên thì vẫn đủ tư cách thành viên/đại diện theo pháp luật và tham gia vào các cuộc họp của Hội đồng thành viên bình thường.

    #ccc" align="justify">Nếu cần tư vấn rõ hơn, vui lòng liên hệ với Luật sư.

    #ccc" align="justify">Trân trọng.

    Luật sư LÊ NGA

    Mobile: 0915.939.333

    Email: lengalawyer@gmail.com

    ---------

    TƯ VẤN DOANH NGHIỆP 

    TƯ VẤN ĐẦU TƯ 

    TƯ VẤN/GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP 

    TƯ VẤN CÁC VẤN ĐỀ PHÁP LÝ KHÁC 

    ĐẠI DIỆN/TRANH TỤNG TẠI CÁC CƠ QUAN TỐ TỤNG

     
    Báo quản trị |