Người bị cụt ngón tay được phép điều khiển xe máy không?

Chủ đề   RSS   
  • #614676 31/07/2024

    motchutmoingay24
    Top 75
    Lớp 12

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/03/2024
    Tổng số bài viết (1129)
    Số điểm: 20288
    Cảm ơn: 22
    Được cảm ơn 482 lần


    Người bị cụt ngón tay được phép điều khiển xe máy không?

    Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến an toàn giao thông là sức khỏe của người điều khiển phương tiện. Vậy, người bị cụt ngón tay có đủ điều kiện để tham gia giao thông hay không?

    (1) Quy định về sức khỏe của người điều khiển phương tiện giao thông

    Theo quy định tại khoản 2 Điều 59 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải bảo đảm điều kiện sức khỏe phù hợp với từng loại phương tiện được phép điều khiển.

    Theo đó, Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về tiêu chuẩn sức khỏe, việc khám sức khỏe đối với người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng; việc khám sức khỏe định kỳ đối với người hành nghề lái xe ô tô; xây dựng cơ sở dữ liệu về sức khỏe của người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng.

    Khi đăng ký thi sát hạch lái xe, người dự thi sẽ được yêu cầu khám sức khỏe đối với hạng xe mà mình đăng ký thi sát hạch. Theo đó, tùy vào hạng xe mà người dự thi sẽ phải đáp ứng các yêu cầu khác nhau về sức khỏe.

    Hiện nay, Bảng tiêu chuẩn về sức khỏe của người lái xe được quy định tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT nêu rõ các tiêu chuẩn không đủ điều kiện sức khỏe thuộc các chuyên khoa như: tâm thần, thần kinh, mắt, tai mũi họng, tim mạch, hô hấp, cơ xương khớp, nội tiết và các chất hướng thần.

    (2) Người bị cụt ngón tay được phép điều khiển xe máy không?

    Theo đó, việc cụt ngón tay sẽ thuộc vào điều kiện sức khỏe khoa cơ xương khớp.

    Cụ thể, người mắc các khuyết tật về cơ xương khớp trong bảng sau đây sẽ không đủ điều kiện được điều khiển phương tiện giao thông:

    TT

    CHUYÊN KHOA

    TIÊU CHUẨN SỨC KHỎE NGƯỜI LÁI XE

    Người có một trong các tình trạng bệnh, tật sau đây thì không đủ điều kiện để lái xe theo các hạng xe tương ứng

     

    NHÓM 1

    (DÀNH CHO NGƯỜI LÁI XE HẠNG A1)

     

    NHÓM 2

    (DÀNH CHO NGƯỜI LÁI XE HẠNG B1)

     

    NHÓM 3

    (DÀNH CHO NGƯỜI LÁI XE CÁC HẠNG: A2, A3, A4, B2, C, D, E, FB2, FC, FD, FE)

    VII

    CƠ - XƯƠNG - KHỚP

       

    Cứng/dính một khớp lớn.

       

    Khớp giả ở một vị các xương lớn.

       

    Gù, vẹo cột sống quá mức gây ưỡn cột sống; cứng/dính cột sống ảnh hưởng tới chức năng vận động.

       

    Chiều dài tuyệt đối giữa hai chi trên hoặc hai chi dưới có chênh lệch từ 5 cm trở lên mà không có dụng cụ hỗ trợ.

    Cụt hoặc mất chức năng 01 bàn tay hoặc 01 bàn chân và một trong các chân hoặc tay còn lại không toàn vẹn (cụt hoặc giảm chức năng).

    Cụt hoặc mất chức năng 01 bàn tay hoặc 01 bàn chân và một trong các chân hoặc tay còn lại không toàn vẹn (cụt hoặc giảm chức năng).

    Cụt hoặc mất chức năng 02 ngón tay của 01 bàn tay trở lên hoặc cụt hoặc mất chức năng 01 bàn chân trở lên.

    (trích từ Bảng tiêu chuẩn về sức khỏe của người lái xe)

    Theo quy định của bảng trên, người thi sát hạch bằng lái xe máy A1 bị cụt hoặc mất chức năng 01 bàn tay hoặc 01 bàn chân và một trong các chân hoặc tay còn lại không toàn vẹn (cụt hoặc giảm chức năng) thì sẽ không đủ điều kiện được lái xe.

    Như vậy, người bị cụt hoặc mất chức năng 1 bàn tay hoặc 1 bàn chân nhưng chân hoặc tay còn lại vẫn thực hiện được các chức năng và hoạt động bình thường, đồng thời đạt yêu cầu khi thi sát hạch lái xe thì sẽ được cấp bằng lái xe A1 và được phép điều khiển xe máy tham gia giao thông như người bình thường.

    Tuy nhiên, đối với bằng lái xe máy các hạng A2, A3, A4 thì yêu cầu về sức khỏe được quy định khắt khe hơn, cụ thể, người bị cụt hoặc mất chức năng 02 ngón tay của 01 bàn tay trở lên hoặc cụt hoặc mất chức năng 01 bàn chân trở lên thì sẽ không đủ điều kiện được lái xe các hạng xe A2, A3, A4.

    Như vậy, nếu chỉ bị cụt 01 ngón tay của 01 bàn tay và 02 chân vẫn hoạt động bình thường, đầy đủ chức năng thì vẫn đủ điều kiện được lái xe hạng A2, A3, và A4.

    Tổng kết lại, đối với bằng lái xe hạng A1, người bị cụt ngón tay nhưng tay và chân còn lại đều hoạt động bình thường thì vẫn được lái xe như bình thường sau khi được cấp GPLX.

    Đối với bằng lái xe các hạng A2, A3, A4 thì người bị 01 ngón tay của 01 bàn tay và 02 chân vẫn hoạt động bình thường, đầy đủ chức năng thì vẫn đủ điều kiện được lái xe.

     
    242 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận