Ngôn ngữ trong hợp đồng và một vài vấn đề cần biết

Chủ đề   RSS   
  • #505946 29/10/2018

    thuylinh2311
    Top 75
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2017
    Tổng số bài viết (920)
    Số điểm: 9451
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 142 lần


    Ngôn ngữ trong hợp đồng và một vài vấn đề cần biết

    Về việc ký hợp đồng bằng ngôn ngữ gì là vấn đề thỏa thuận của các bên, việc này không ảnh hưởng đến giá trị của hợp đồng, các văn bản pháp luật không quy định về điều này.
     
    Vấn đề đặt ra ở đây chỉ là giải quyết tranh chấp: Các bên lựa chọn giải quyết tranh chấp ở tòa án tại nước nào ? Nếu như lựa chọn giải quyết ở tòa án Việt Nam thì chắc chắn sẽ phải dịch bản hợp đồng này ra Tiếng Việt bởi lẽ tòa án Việt Nam chỉ chấp nhận tài liệu tiếng Việt (hoặc tài liệu tiếng nước ngoài nhưng phải đi kèm tiếng Việt).
     
    Tuy nhiên, doanh nghiệp có thể dịch văn bản này ra tiếng Việt khi muốn khởi kiện tại Việt Nam (dịch và công chứng bởi đơn vị công chứng), chứ không nhất thiết phải có chữ ký của bên nước ngoài trên bản dịch (không có quy định nào yêu cầu điều này).


     

     
    16186 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn thuylinh2311 vì bài viết hữu ích
    hoaminhtan (13/12/2018) TanThanhC1 (29/10/2018)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #505953   29/10/2018

    nguyenquachcongminh
    nguyenquachcongminh

    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/10/2018
    Tổng số bài viết (83)
    Số điểm: 550
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 18 lần


    Việc sử dụng ngôn ngữ trong hợp đồng còn tuỳ thuộc theo loại hợp đồng.
    Nhiều hợp đồng sẽ bị vô hiệu khi không được sử dụng bằng tiếng Việt.

    Vd: Đối với pháp luật về kế toán: Luật Kế toán 2013 quy định chữ viết sử dụng trong kế toán là tiếng Việt

    Nếu sử dụng ngôn ngữ khác có thể dẫn đến hợp đồng vô hiệu.

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenquachcongminh vì bài viết hữu ích
    TanThanhC1 (29/10/2018)
  • #511121   30/12/2018

    thuylinh2311
    thuylinh2311
    Top 75
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2017
    Tổng số bài viết (920)
    Số điểm: 9451
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 142 lần


     

    nguyenquachcongminh viết:

     

    Việc sử dụng ngôn ngữ trong hợp đồng còn tuỳ thuộc theo loại hợp đồng.
    Nhiều hợp đồng sẽ bị vô hiệu khi không được sử dụng bằng tiếng Việt.

    Vd: Đối với pháp luật về kế toán: Luật Kế toán 2013 quy định chữ viết sử dụng trong kế toán là tiếng Việt

    Nếu sử dụng ngôn ngữ khác có thể dẫn đến hợp đồng vô hiệu.

     

     




    Đúng rồi bạn. Tuy nhiên đây là nói riêng đối vơí các chứng từ kế toán, không phải quy định chung đối với hợp đồng. Chữ viết sử dụng trong kế toán phải là tiếng Việt bởi đây sẽ là các chứng từ, tài liệu nộp cho cơ quan Nhà nước Việt Nam. Không chỉ riêng gì chứng từ kế toán, mà các giấy tờ giao dịch sử dụng để nộp cho cơ quan Nhà nước thì thông thường sẽ bằng tiếng Việt, hoặc được dịch sang Tiếng Việt.

     

    Cập nhật bởi thuylinh2311 ngày 30/12/2018 09:52:25 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #505988   29/10/2018

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14969)
    Số điểm: 100040
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần
    SMod

    "chữ viết sử dụng trong kế toán là tiếng Việt" không có nghĩa là hợp đồng cũng phải lập bằng tiếng Việt.

     
    Báo quản trị |  
  • #505993   29/10/2018

    Trong trường hợp hợp đồng được giao kết bằng tiếng Việt (không có điều khoản ngôn ngữ áp dụng) nhưng do lỗi của người soạn thảo hợp đồng quên chỉnh sửa phần thông tin của một bên sang tiếng Việt mà vẫn để tiếng Anh thì hợp đồng này vẫn có giá trị đúng không? Này là hợp đồng mình tình cờ gặp trong thực tế. 

     
    Báo quản trị |  
  • #510002   13/12/2018

    TruongMinhToan
    TruongMinhToan
    Top 150
    Male
    Lớp 7

    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:05/01/2016
    Tổng số bài viết (565)
    Số điểm: 9874
    Cảm ơn: 170
    Được cảm ơn 190 lần


    nguyentrinh1996 viết:

    Trong trường hợp hợp đồng được giao kết bằng tiếng Việt (không có điều khoản ngôn ngữ áp dụng) nhưng do lỗi của người soạn thảo hợp đồng quên chỉnh sửa phần thông tin của một bên sang tiếng Việt mà vẫn để tiếng Anh thì hợp đồng này vẫn có giá trị đúng không? Này là hợp đồng mình tình cờ gặp trong thực tế. 

    Thực tế không có quy định nào quy định về ngôn ngữ của Hợp đồng cả, giống như chủ topic có đề cập.

    Do đó, không chỉ là 01 phần, thậm chí 01 nửa trên hợp đồng là tiếng Việt, một nửa dưới là tiếng Anh (không phải văn bản song ngữ nhé) thì vẫn hợp lệ bình thường miễn là có sự đồng thuận của các bên ký kết.

     
     
    Báo quản trị |  
  • #511122   30/12/2018

    thuylinh2311
    thuylinh2311
    Top 75
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2017
    Tổng số bài viết (920)
    Số điểm: 9451
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 142 lần


    nguyentrinh1996 viết:

    Trong trường hợp hợp đồng được giao kết bằng tiếng Việt (không có điều khoản ngôn ngữ áp dụng) nhưng do lỗi của người soạn thảo hợp đồng quên chỉnh sửa phần thông tin của một bên sang tiếng Việt mà vẫn để tiếng Anh thì hợp đồng này vẫn có giá trị đúng không? Này là hợp đồng mình tình cờ gặp trong thực tế. 




    Vấn đề này chủ yếu là các bên giao kết có đồng ý hợp đồng này hay không thôi; còn việc có 02 ngôn ngữ trong một hợp đồng không ảnh hưởng đến giá trị của hợp đồng. Nó cũng không thuộc các trường hợp hợp đồng vô hiệu theo Điều 407 Bộ luật dân sự 2015

     
    Báo quản trị |  
  • #506046   30/10/2018

    tientaetae
    tientaetae
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/10/2018
    Tổng số bài viết (312)
    Số điểm: 2768
    Cảm ơn: 22
    Được cảm ơn 53 lần


    Theo mình bản dịch không nhất thiết phải có chữ ký của cả hai bên bởi pháp luật cho hai bên được quyền lựa chọn hệ thống pháp luật trong các hợp đồng ( trừ một số trường hợp ngoại lệ theo Tư pháp quốc tế)/ Như vậy trước khi đem bản hợp đồng, các tài liệu cần thiết đi dịch và công chứng thì đã có sự đồng ý của bên kia về việc lựa chọn Tòa án nào có thẩm quyền xét xử, không nhất thiết phải có chữ ký vào bản dịch.

     
    Báo quản trị |  
  • #510031   13/12/2018

    thuytrangak
    thuytrangak
    Top 75
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2017
    Tổng số bài viết (940)
    Số điểm: 7910
    Cảm ơn: 86
    Được cảm ơn 175 lần


    Ngôn ngữ trong hợp đồng rất quan trọng nên phải đảm bảo sự chính xác cụ thể, rõ ràng, đầy đủ ý nghĩa. Hiện tại pháp luật không có quy định cụ thể về việc sử dụng ngôn ngữ gì trong hợp đồng, tức là không cấm việc sử dụng các ngôn ngữ khác trong soạn thảo hơp đồng.

     
    Báo quản trị |  
  • #510034   13/12/2018

    Lunakhung123
    Lunakhung123
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2016
    Tổng số bài viết (297)
    Số điểm: 2489
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 68 lần


    Theo pháp luật về thuế, hay pháp luật về kế toán thì yêu cầu hồ sơ phải được lập bằng tiếng việt, trường hợp cần ghi them chữ nước ngoài thì chữ nước ngoài được đặt bên phải trong ngoặc đơn... tuy nhiên, đối với các lĩnh vực khác thì vẫn có chấp nhận hồ sơ, hợp đồng bằng tiếng nước ngoài. Trong thực tiễn xét xử thì thường hồ sơ, hợp đồng bằng tiếng nước ngoài sẽ được yêu cầu dịch công chứng. Tóm lại, HĐ bằng tiếng gì cũng không sao cả, miễn là các bên đã đồng ý ký kết với nhau.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #510039   13/12/2018

    nguyenphuong2804
    nguyenphuong2804
    Top 150
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2018
    Tổng số bài viết (635)
    Số điểm: 4110
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 37 lần


    Theo mình nghĩ nếu giao kết với đối tác nước ngoài thì nên làm hợp đồng song ngữ để sau này có xảy ra tranh chấp cũng dễ giải quyết. Lúc đưa ra tòa án hoặc trọng tài nước nào thì cũng có thể hiểu được các điều khoản của hợp đồng mà không cần phải dịch rồi đi công chứng các kiểu. Như vậy đỡ rườm rà hơn.

     
    Báo quản trị |  
  • #510052   13/12/2018

    Theo quy định của pháp luật hiện thì chỉ có một vài hợp đồng chuyên ngành thì khi giao kết của các thương nhân Việt Nam thì mới bắt buộc phải sử dụng tiếng Việt. Còn những hợp đồng thương mại khác pháp luật trao quyền tự thỏa thuận ngôn ngữ trong hợp đồng cho các bên tham gia giao kết hợp đồng. Theo đó, việc sử dụng ngôn ngữ nào là do các bên tự thỏa thuận.
     
    Báo quản trị |  
  • #510119   14/12/2018

    DT_DA
    DT_DA
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (903)
    Số điểm: 17463
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 346 lần


    Việc quy định ngôn ngữ trong hợp đồng chủ yếu là để các bên có thể nhìn vào bản hợp đồng được soạn thảo và xem, đọc hiểu được nó, còn nọi dung bên trong sẽ do các bên tự thỏa thuân với nhau và điều khoản bên trong sẽ cần dùng ngôn ngữ nào, nhưng thực tế thì việc quy định ngôn ngữ hâu như cac bên không có nói vì vấn đề này không  quan trọng và đáng để ảnh hưởng đến nội dung của hợp đồng.

     
    Báo quản trị |