Ngoài CSGT thì còn ai có quyền xử phạt vi phạm giao thông?

Chủ đề   RSS   
  • #614770 02/08/2024

    btrannguyen
    Top 75
    Lớp 11

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:13/03/2024
    Tổng số bài viết (950)
    Số điểm: 16159
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 317 lần
    SMod

    Ngoài CSGT thì còn ai có quyền xử phạt vi phạm giao thông?

    Hiện nay, ngoài CSGT thì còn lực lượng, cơ quan nào có thẩm quyền xử phạt vi phạm giao thông nữa không? Bài viết sau đây sẽ có câu trả lời cho thắc mắc trên.

    Ngoài CSGT thì còn ai có quyền xử phạt vi phạm giao thông?

    Theo Điều 74 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP đã phân định thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt, theo đó sẽ có các lực lượng, cơ quan sau đây sẽ có quyền xử phạt vi phạm giao thông:

    (1) Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp

    (2) Cảnh sát giao thông

    (3) Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội 

    (4) Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

    (5) Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trưởng trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất

    (6) Thanh tra giao thông vận tải, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đường bộ 

    (7) Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ hàng không, Cảng vụ đường thủy nội địa, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đường sắt, hàng không, hàng hải, đường thủy nội địa

    (8) Thanh tra giao thông vận tải, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đường sắt 

    (9) Thanh tra chuyên ngành bảo vệ môi trường, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành bảo vệ môi trường

    Như vậy, ngoài CSGT thì sẽ còn 8 lực lượng, cơ quan theo quy định trên có quyền xử phạt vi phạm giao thông. Tuy nhiên, về phạm vi được quyền xử phạt thì đối với mỗi lực lượng, cơ quan sẽ được giới hạn, người đọc có thể xem chi tiết tại Điều 74 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

    Việc xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm giao thông được thực hiện theo nguyên tắc nào?

    Theo Điều 78 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả như sau:

    - Nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt thực hiện theo quy định tại Điều 52 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.

    - Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của những chức danh được quy định tại các Điều 75, 76 và 77 Nghị định 100/2019/NĐ-CP là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt cá nhân tương ứng với từng lĩnh vực.

    - Đối với những hành vi vi phạm có quy định áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn thì trong các chức danh quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 75; khoản 4, khoản 5, khoản 6 Điều 76; khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 6 Điều 77 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, chức danh nào có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi đó cũng có quyền xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề đối với người vi phạm.

    Như vậy, việc xử phạt vi phạm giao thông đường bộ cũng được thực hiện theo nguyên tắc chung đối với xử lý vi phạm hành chính tại Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.

    Lực lượng, cơ quan nào có thẩm quyền lập biên bản vi phạm giao thông đường bộ?

    Theo khoản 1 Điều 79 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ bao gồm:

    (1) Các chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ được quy định tại các Điều 75, 76 và 77 Nghị định 100/2019/NĐ-CP;

    (2) Công chức, viên chức được giao nhiệm vụ tuần kiểm có quyền lập biên bản đối với các hành vi xâm phạm kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; lấn chiếm, sử dụng trái phép đất của đường bộ và hành lang an toàn giao thông đường bộ;

    (3) Công an viên có thẩm quyền lập biên bản đối với các hành vi vi phạm xảy ra trong phạm vi quản lý của địa phương;

    (4) Công chức thuộc Thanh tra Sở Giao thông vận tải đang thi hành công vụ, nhiệm vụ có thẩm quyền lập biên bản đối với các hành vi vi phạm xảy ra trong phạm vi địa bàn quản lý của Thanh tra Sở Giao thông vận tải;

    (5) Công chức, viên chức thuộc Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ hàng không, Cảng vụ đường thủy nội địa đang thi hành công vụ, nhiệm vụ có thẩm quyền lập biên bản đối với các hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1, điểm a khoản 3, khoản 5 Điều 28 Nghị định 100/2019/NĐ-CP khi xảy ra trong phạm vi địa bàn quản lý của cảng vụ.

    Như vậy, không chỉ CSGT mà các chức vụ theo quy định trên cũng có quyền lập biên bản vi phạm giao thông trong phạm vi thẩm quyền đã phân công.

     
    54 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận