Nghĩa vụ thanh toán nợ khi công ty con của thương nhân nước ngoài phá sản

Chủ đề   RSS   
  • #564113 30/11/2020

    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (2007)
    Số điểm: 13688
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 256 lần


    Nghĩa vụ thanh toán nợ khi công ty con của thương nhân nước ngoài phá sản

    Hiện tại mình có một người chị đang nhờ hỗ trợ vấn đề là: công ty chị ấy có 1 khách hàng là công ty con. Công ty mẹ ở nước ngoài, công ty con ở Việt Nam phá sản mà chưa trả hết công nợ cho bên chị ấy thì bên chị được trả như thế nào? Có đòi được không?
     
    Mình có tìm kiếm thì được cập nhật một số thông tin sau:
     
    Việc công ty con được thành lập tại Việt Nam theo quy định hiện hành khiến nó là một pháp nhân độc lập, có quyền tài sản độc lập của mình và độc lập với công ty mẹ tại nước ngoài về mặt pháp luật. Đối với vấn đề trên, trước tiên cần xác định công ty kia đã thực hiện thủ tục phá sản hay chưa? Nếu làm rồi thì hiện đang bước nào?
     
    Trường hợp công ty kia chưa làm thủ tục phá sản, đơn vị chị mình có thể liên hệ trao đổi với công ty con đang nợ để yêu cầu thanh toán khoản nợ. Nếu công ty con kia vi phạm hợp đồng và không chịu thanh toán thì đơn vị có thể khởi kiện công ty con ra Tòa án để yêu cầu thực hiện nghĩa vụ thanh toán theo thủ tục tố tụng dân sự hoặc thỏa thuận khác nếu có.
     
    Trường hợp công ty kia đang thực hiện thủ tục phá sản tại Tòa rồi, thì đơn vị chủ nợ cần xác định khoản nợ của công ty kia có bảo đảm hay không? Nếu có bảo đảm thì việc xử lý áp dụng theo Điều 53 Luật Phá sản. Nếu khoản nợ không có bảo đảm hay phần bảo đảm không đủ thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì tài sản của doanh nghiệp được phân chia theo thứ tự tại Điều 54 Luật Phá sản 2014:
     
    "Điều 54. Thứ tự phân chia tài sản
     
    1. Trường hợp Thẩm phán ra quyết định tuyên bố phá sản thì tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã được phân chia theo thứ tự sau:
     
    a) Chi phí phá sản;
     
    b) Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đã ký kết;
     
    c) Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã;
     
    d) Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ.
    ...
    3. Nếu giá trị tài sản không đủ để thanh toán theo quy định tại khoản 1 Điều này thì từng đối tượng cùng một thứ tự ưu tiên được thanh toán theo tỷ lệ phần trăm tương ứng với số nợ."
     
    Theo đó, đơn vị chủ nợ sẽ dựa vào thứ tự phân chia tài sản của công ty con nêu trên cũng như tỉ lệ phần trăm số nợ để được thanh toán số tiền nợ. Trường hợp khi đã phân chia tài sản cho các đối tượng đầu mà hết thì công ty con không còn nguồn tài sản để được thanh toán nợ. Tức là đơn vị chị mình không có cơ sở để đòi được tiền. Tài sản dùng để thanh toán nợ ở đây là tài sản của công ty con chứ không phải tài sản của công ty mẹ ở nước ngoài. Đây là các pháp nhân độc lập và công ty mẹ chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi phần vốn góp của mình chứ không phải chịu liên đới vô hạn.
     
    Mọi người có quan điểm nào hay và chính xác hơn không thì cùng chia sẻ nhé!
     
     
    911 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn MewBumm vì bài viết hữu ích
    kuri_yt_294112@yahoo.com.vn (30/11/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận