Nghĩa vụ dân sự liên đới

Chủ đề   RSS   
  • #421785 17/04/2016

    trangfantasi

    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/03/2016
    Tổng số bài viết (70)
    Số điểm: 2674
    Cảm ơn: 20
    Được cảm ơn 31 lần


    Nghĩa vụ dân sự liên đới

     
    Khi một chủ thể có quyền được thụ hưởng việc thực hiện nghĩa vụ dân sự liên đới, họ sẽ có lợi thế hơn trong việc bảo vệ quyền của mình. 
     
    Điều 288 Bộ Luật Dân Sự 2015 quy định về việc nghĩa vụ dân sự liên đới như sau: 
     
    "1. Nghĩa vụ liên đới là nghĩa vụ do nhiều người cùng phải thực hiện và bên có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ
     
    Trường hợp một người đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ thì có quyền yêu cầu những người có nghĩa vụ liên đới khác phải thực hiện phần nghĩa vụ liên đới của họ đối với mình.
     
    Trường hợp bên có quyền đã chỉ định một trong số những người có nghĩa vụ liên đới thực hiện toàn bộ nghĩa vụ, nhưng sau đó lại miễn cho người đó thì những người còn lại cũng được miễn thực hiện nghĩa vụ.
     
    Trường hợp bên có quyền chỉ miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho một trong số những người có nghĩa vụ liên đới không phải thực hiện phần nghĩa vụ của mình thì những người còn lại vẫn phải liên đới thực hiện phần nghĩa vụ của họ."
     
    Theo đó, Luật ghi nhận 1 đặc quyền của bên có quyền. Họ được quyền yêu cầu bất cứ ai có nghĩa vụ liên đới với họ phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ đó. 
     
    Đây là một quyền lợi thật sự được mong muốn của người được thụ hưởng. Cũng là một quy định thật sự hợp lý của luật. Bởi, nếu như có nhiều người phải thực hiện nghĩa vụ với một người. 
     
    Việc thực hiện nghĩa vụ này được chia đều cho từng người mà người có quyền lại không có đặc quyền trên. Trường hợp này người có quyền sẽ gặp rất nhiều bất lợi khi chờ đợi việc hoàn thành tất cả các nghĩa vụ từ những người có nghĩa vụ. 
     
    Một minh họa cụ thể, nếu A, B và C do say xỉn nên lái xe đâm vào đầu ô tô của D làm xe bị hư hỏng và D bị thương. A, B, C có trách nhiệm liên đới bồi thường cho D 60 triệu. Nghĩa vụ được chia đều cho 3 người. D có quyền yêu cầu A thực hiện toàn bộ nghĩa vụ này. 
     
    Nhưng lưu ý, A có nghĩa vụ bồi thường cho D 60 triệu nhưng B, C phải có trách nhiệm trả lại cho A mỗi người 20 triệu.
     
                          
     
    Lưu ý, việc thực hiện nghĩa vụ dân sự liên đới có thể được miễn. Việc miễn cho ai và miễn như thế nào là tùy thuộc vào ý chí của người có quyền. 
     
    Theo quy định của pháp luật, nếu người có quyền đã chỉ định 1 trong số những người có nghĩa vụ thực hiện toàn bộ nghĩa vụ nhưng sau đó miễn cho người này. Thì những người khác cũng hiển nhiên được miễn trách nhiệm. 
     
    Trong ví dụ trên, nếu A được chỉ định bồi thường toàn bộ thiệt hại nhưng sau đó, D lại miễn trách nhiệm cho A. Thì A, B, C cũng được miễn trách nhiệm. 
     
    Trường hợp, người có quyền chỉ miễn trách nhiệm cho một trong số những người có nghĩa vụ thì những người còn lại vẫn phải thực hiện phần nghĩa vụ của mình. 
     
    Nghĩa vụ dân sự liên đới là một chế định hay của Bộ Luật Dân Sự. Việc quy định nghĩa vụ này giúp cho người có quyền thực hiện quyền của mình một cách thuận lợi hơn. 
     
    Minh Trang. 
     
    42273 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn trangfantasi vì bài viết hữu ích
    kyyung_ (15/04/2020) pka1999 (16/09/2018)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #465741   27/08/2017

    Ví dụ của bạn bi sai vì trong A,B,C chỉ có một người lái xe và gây tai nạn nên chỉ có 1 người chịu trách nhiêm bồi thường theo Điều 590 của Bộ luật dân sự 2015 còn người đi theo không phải chịu trách nhiêm bồi thường, trừ trường hợp người ở đi theo là chủ sở hữu phương tiện. 

    (Công Lý Mù)

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn KimKhana vì bài viết hữu ích
    kembo (22/11/2018)